Đứng quá nhiều tại nơi làm việc có thể tăng gấp đôi rủi ro mắc bệnh tim mạch

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:28(GMT +7)

Một vài nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng ngồi làm việc trong thời gian dài có thể làm giảm tuổi thọ đồng thời tăng rủi ro mắc bệnh ung thư, tuy nhiên các tác động của việc đứng quá lâu tại nơi làm việc lại không được chú ý nhiều, mặc dù các nghiên cứu trước đây đã tìm ra mối liên hệ của việc đứng quá lâu với chứng đau lưng mãn tính và các bệnh rối loạn cơ xương khớp (MusculoSkeletal Disorders –MSDs).

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng đứng quá lâu có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch. Theo các nhà nghiên cứu, đứng quá lâu có thể khiến máu dồn vào chân, làm tăng áp suất trong tĩnh mạch và tăng căng thẳng ôxy hóa, tất cả những điều này có thể làm tăng rủi ro xảy ra bệnh tim mạch.

Đề tài nghiên cứu :”Mối liên hệ giữa đứng và ngồi nghề nghiệp đối với tỉ lệ mắc bệnh tim mạch trong khoảng thời gian hơn 12 năm tại Ontario, Canađa” chỉ ra tác động xấu đến sức khỏe của việc ngồi quá lâu. Các nghiên cứu viên đã so sánh rủi ro mắc bệnh tim mạch của hơn 7.000 người lao động tại Ontario, theo dõi trong khoảng thời gian hơn 12 năm, và nhiều ngành nghề khác nhau.

Những người lao động được chia thành bốn nhóm: những người lao động thường xuyên ngồi; những người lao động thường xuyên đứng; những người lao động kết hợp ngồi, đứng và đi bộ; những người lao động có các tư thế lao động khác ví dụ như quỳ hoặc cúi người.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng những người lao động chủ yếu đứng khi làm việc có khả năng phát triển bệnh tim mạch cao gấp hai lần so với những người lao động chủ yếu ngồi khi làm việc. Điều này là kết quả của việc xem xét một loạt các yếu tố bao gồm các yếu tố cá nhân (độ tuổi, giới tính, trình độ học thức, dân tộc, tình trạng nhập cư và tình trạng hôn nhân), sức khỏe cũng như loại hình công việc mà họ tiến hành.

Để giảm bớt rủi ro, TS. Smith đã nói rằng giải pháp hiệu quả là giảm bớt thời gian đứng trong các nghề nghiệp nhất định ví dụ như các công việc bán hàng và dịch vụ, đầu bếp, phục vụ thực phẩm và đồ uống cũng như nhân viên ngân hàng.

Rủi ro với những người đứng khi làm việc vẫn còn khá cao sau khi so sánh với việc hút thuốc lá, thời gian giải trí, hoạt động thể chất, lượng cồn tiêu thụ và chỉ số khối cơ thể. TS. Peter Smith, một chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu Việc làm và Sức khỏe kiêm phó giáo sư tại Trường Dalla Lana về Sức khỏe Cộng đồng thuộc Đại học Toronto và Trường Sức khỏe Dân số và Y tế Dự phòng thuộc Đại học Monsash tại Úc, cùng với một trong số những nhà nghiên cứu đã viết trong một bài báo được công bố trên Tạp chí Đối thoại: “Thực tế, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch trong số những người phải đứng nhiều tại nơi làm việc (6,6%) là tương đương với tỉ lệ mắc bệnh tim mạch của những người lao động hút thuốc lá hàng ngày (5,8%) hoặc những người béo phì (6,9%). Điều này gợi ý rằng các chương trình chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc nên tập trung vào giảm bớt việc đứng làm việc quá lâu, cũng như tập trung vào việc hút thuốc là và các thói quen ăn kiêng không lành mạnh, để kiềm chế bệnh tim mạch”.

TS. Smith đã nói rằng bàn đứng hoặc bàn ngồi không có hại vì người lao động chỉ sử dụng các loại bàn ngồi/đứng để ngồi khi họ cảm thấy mệt mỏi. Ông nói mục tiêu của nghiên cứu là đứng quá lâu tại nơi làm việc.

Bàn đứng hoặc bàn ngồi không có hại vì người lao động chỉ sử dụng các loại bàn ngồi/đứng để ngồi khi họ cảm thấy mệt mỏi.

Ông nói rằng: “Câu hỏi ngược lại: Nếu chỉ đứng làm việc thêm một chút trong ngày làm việc có làm giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch? là câu hỏi rất khó để tìm ra câu trả lời cũng như chưa được xem xét cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi”.

“Các bằng chứng nghiên cứu hiện có cho thấy rằng trong khi việc ít vận động về cơ bản là xấu đối với người lao động, nhưng lại không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa khoảng thời gian mà chúng ta ngồi làm việc (khác với ngồi ở nhà, khi tham gia giao thông, v.v…) với việc giảm bớt rủi ro của các bệnh mãn tính ví dụ như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch.”

“Về cơ bản, để giảm các tác động tiềm ẩn đến sức khỏe của việc ngồi làm việc, bạn cần phải thay đổi tổng mức năng lượng tiêu hao. Và việc đứng làm việc thêm một chút trong cả ngày làm việc (không kết hợp đi bộ và đứng làm việc) có thể không đạt được mục tiêu này?”

Để giảm bớt rủi ro, TS. Smith nói rằng giải pháp hiệu quả là giảm thời gian đứng làm việc trong một số ngành nghề nhất định ví dụ như các công việc bán hàng và dịch vụ, đầu bếp, phục vụ thực phẩm và đồ uống cũng như nhân viên ngân hàng.

TS. Smith nói rằng: “Ngoại trừ các đầu bếp, không có những lý do cụ thể nào cho việc những người lao động trong rất nhiều ngành nghề khác cần phải đứng làm việc trong quãng thời gian quá dài. Do đó, hầu hết người lao động vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ của họ khi kết hợp giữa ngồi và đứng để làm việc.”

“Như một hệ quả, việc nhận thức tốt hơn về các tác động tiềm ẩn đến sức khỏe của việc đứng quá lâu có thể giúp thay đổi kỳ vọng xã hội này.

Ông nói rằng: “Và thật may mắn cho nơi làm việc, trong trường hợp phải đứng quá lâu, có những phát minh đã được kiểm chứng là hiệu quả và luôn có sẵn: Chúng được gọi là ghế”.

“Và thật may mắn cho nơi làm việc, trong trường hợp phải đứng quá lâu, có những phát minh đã được kiểm chứng là hiệu quả và luôn có sẵn: Chúng được gọi là ghế”. Ảnh: Stevepb, Pixabay

“Để phòng ngừa các bệnh mãn tính ví dụ như bệnh tim mạch, đòi hỏi cần có các biện pháp can thiệp đa dạng, tập trung vào các yếu tố bên trong và bên ngoài nơi làm việc. Giảm bớt việc đứng làm việc quá lâu – và về cơ bản cung cấp các môi trường làm việc linh hoạt hơn – nên là một trong những khía cạnh công việc cần được xem xét trong tương lai.”

TS. Smith nói: “… cung cấp các môi trường làm việc linh hoạt hơn – nên là một trong những khía cạnh công việc cần được xem xét trong tương lai.”

Với một vài bằng chứng chỉ ra rằng việc ngồi và đứng quá lâu đều có thể có hại cho sức khỏe, việc tham gia các hoạt động thể chất và giảm bớt thời gian ngồi hoặc đứng trong cả ngày làm việc có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe. Những người sử dụng lao động cần theo dõi thời gian ngồi và đứng làm việc của người lao động và đề xuất các hoạt động để động viên họ di chuyển trong suốt thời gian làm việc.

Biên dịch: Việt Thắng


(Nguồn tin: safetyculture.com)