Ecgônômi tại Trung Quốc: Ứng phó với Stress tại nơi làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:51(GMT +7)

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp cùng các tổ chức công đoàn và Chính phủ Trung Quốc giảm thiểu ảnh hưởng của stress và các vấn đề về ecgônômi ở người lao động.

Vào một buổi chiều ngày Thứ hai tại Thẩm Quyến, thủ phủ ngành sản xuất chế tạo của Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, kỹ sư Lingzhi Li đang làm công việc thường ngày là kiểm tra sàn nhà xưởng của một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử lớn, đánh giá điều kiện an toàn của người lao động.

Trong đợt kiểm tra trước đó, khi sử dụng Tài liệu hướng dẫn ILO Ergonomic Checkpoints, Li đã phát hiện một số vấn đề nguy hiểm cần được kiểm tra và điều chỉnh. Hôm nay, cô lại tiếp tục theo dõi, kiểm tra xem điểm nào cần đổi từ màu đỏ sang màu xanh (nghĩa là vấn đề đã được giải quyết) và từ đỏ chuyển sang vàng (nghĩa là cần nỗ lực hơn nữa để giải quyết vấn đề).

Ecgônômi và stress nghề nghiệp là những vấn đề khá mới mẻ tại Trung Quốc và chưa thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, nhưng hậu quả của chúng lại được biết đến rộng rãi như: chứng đau lưng, cổ và vai mãn tính; trạng thái mệt mỏi hay nhức mắt do đứng hay ngồi làm việc lâu, các thao tác làm việc lặp đi lặp lại hoặc bê vác vật nặng; các yếu tố tâm lý như căng thẳng hay lo âu do thời gian làm việc tập trung cao độ.

Ecgônômi là cái gì đó có vẻ như ít ghiêm trọng hơn là các vấn đề liên quan đến ATVSLĐ như tai nạn công nghiệp nghiêm trọng hoặc bệnh tật như ho do dị ứng – bệnh do hít phải bụi độc – chủ yếu ảnh hưởng đến thợ mỏ, được xem là bệnh nghề nghiệp thường xuyên được báo cáo tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, ở các nền kinh tế phát triển hơn tại Châu Âu, bệnh tật liên quan đến ecgônômi – đặc biệt là các chứng rối loạn cơ xương (MSDs) – là một trong những lý do gây ra tình trạng bệnh tật ở người lao động, chiếm ½ số trường hợp nghỉ làm và 60% số lao động mất khả năng làm việc vĩnh viễn.

Công nghiệp hóa nhanh chóng diễn ra tại Trung Quốc có nghĩa là quốc gia này sẽ đi theo con đường tương tự và cũng sẽ chứng kiến nhiều ca mắc các chứng MSDs, là những căn bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất.

Ông Tim De Meyer, giám đốc Văn phòng ILO quốc gia tại Trung Quốc và Mông Cổ cho biết: “Không một quốc gia nào, không một nơi làm việc nào là không có các nguy cơ liên quan đến ecgônômi. Nếu không chú ý, chúng có thể làm giảm sút trạng thái hưng phấn lao động nếu không nói là mất khả năng lao động thật sự, gây tổn hao lớn cho năng suất doanh nghiệp, dẫn đến chi phí an sinh xã hội cao. Chúng ta muốn có nơi làm việc an toàn hơn, lành mạnh hơn để trở thành một phần không thể thiểu của một chuẩn mực mới. Năng lực đổi mới của Trung Quốc sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe của một lực lượng lao động được chăm sóc chu đáo, có thể ít nhưng tay nghề cao.”

Tài liệu hướng dẫn Ecgonomics Checkpoints

Để giải quyết các rủi ro tại nơi làm việc liên quan đến ecgônômi, ILO đã phát triển tài liệu hướng dẫn Ergonomics Checkpoints và một loạt các công cụ liên quan đến vấn đề ATVSLĐ khác như Cải thiện điều kiện làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ (WISE), Phát triển tình làng nghĩa xóm để cải thiện điều kiện làm việc (WIND) và hướng dẫn khảo sát phòng ngừa stress tại nơi làm việc. Những tài liệu và công cụ trên đã chứng minh được sự phổ biến và thu được nhiều thành công trong việc quảng bá công tác ATVSLĐ tại nhiều quốc gia.

Với tổng số khoảng 42 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, Trung Quốc có ít nguồn lực và khả năng để giải quyết các rủi ro nội tại về ATVSLĐ. Để đáp ứng các nhu cầu này, tài liệu ILO’s Ergonomics Checkpoints được thiết kế với chi phí thấp, thiết thực và dễ triển khai áp dụng.

Tài liệu ILO’s Ergonomics Checkpoints được Tổng Liên đoàn Lao động Trung Quốc (ACFTU) và Viện Quốc gia về Sức khỏe nghề nghiệp và Kiểm soát nhiễm độc (NIOHP) giới thiệu vào năm 2013 thông qua dự án về ATVSLĐ, cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ ILO.

Công ty của Li đã bắt đầu tiến hành áp dụng tài liệu hướng dẫn này từ năm 2015 và đã đưa ra các báo cáo thống kê về kinh tế đáng lưu tâm. Chỉ tính riêng tại bộ phận của Li, đầu ra năng xuất của mỗi lao động/1 giờ đã tăng lên 8%, tiết kiệm được 1,52 triệu Nhân dân tệ (tương đương 0,23 triệu USD).

Li cho biết: “Cơ hội là 50/50. Một mặt điều này tốt cho người lao động, vì công việc được điều chỉnh để phù hợp với họ thay vì yêu cầu người lao động phải phù hợp với công việc. Mặt khác, công ty cũng được lợi từ việc tăng năng suất lao động.”

Đề tài thử nghiệm của ACFTU/NIOHP (2013-2015) tập trung chủ yếu vào 04 ngành ưu tiên là: than, hóa chất, điện tử và luyện kim, đây đều là những ngành thu hút hàng triệu lao động làm việc. Tiếp xúc với các Sở ATVSLĐ tại địa phương và các viện y học, đề tài đã tìm hiểu hàng nghìn doanh nghiệp trên khắp cả nước. Ví dụ tại tỉnh Liêu Ninh có hơn 1,000 doanh nghiệp áp dụng các biện pháp ecgônômi nhằm bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Các nhà cung cấp Tung Quốc cho một số công ty đa quốc gia đã bắt đầu chú ý đến các vấn đề về ecgônômi.

Theo GS. Min Zhang, chuyên gia chính của đề tài ATVSLĐ ACFTU/NIOHP thì: “Thông qua đề tài, chúng tôi hy vọng quảng bá được công tác dân sự hóa công nghiệp bằng việc nâng cao nhận thức về ecgônômi cho toàn xã hội, điều chỉnh lại các tiêu chuẩn sức khỏe nghề nghiệp quốc gia và bổ sung các bệnh về rối loại xương khớp vào danh mục các bệnh nghề nghiệp của Trung Quốc.”

Trích lời ông De meyer: “Hy vọng của ILO và các đối tác tại Trung Quốc là bằng cách quản lý được vấn về ATVSLĐ “ôn hòa hơn” như ecgônômi, sẽ nâng cao được nhận thức về lợi ích sức khỏe và thiết lập đường tiếp cận nhằm ứng phó với một trong những rủi ro về ATVSLĐ mang tính cấu trúc mà người lao động Trung Quốc phải đối mặt”.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: ilo.org)