Giảm sự tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ về rối loạn cơ xương vùng cổ và chi trên
Để giảm những yếu tố nguy cơ gây rối loạn cơ xương chi trên và cổ. Nên thực hiện:
1. Giảm các động tác lặp đi lặp lại
– Cơ giới hóa và tự động hóa. Dùng công cụ lao động hơn là dùng tay trực tiếp.
– Luân phiên lao động cho những người làm các công việc đòi hỏi các thao tác khác nhau.
– v.v…
2. Giảm các động tác mạnh
– Giảm khối lượng các dụng cụ cầm tay.
– Giảm thời gian lao động.
– Tăng hệ số ma sát ở dụng cụ cầm tay, giảm trơn trượt (thí dụ: tay cầm làm bằng chất dẻo tốt hơn bằng kim loại).
– v.v…
3. Giảm tư thế lao động xấu
– Thay đổi vị trí và phương pháp lao động.
– Thiết kế lại hay thay đổi các loại công cụ lao động.
– Thay đổi phương hướng lao động.
– Tránh các thao tác phải dạng vai hoặc gấp trên 10 – 450, gấp khuỷu trên 1100, gấp hoặc duỗi cổ tay trên 30 – 450 và gấp cổ trên 200 hoặc phải quay cổ thường xuyên.
– Khi cần có động tác ngón tay chính xác, phải cho cẳng tay điểm tì.
4. Giảm rung cục bộ
– Tay cầm các dụng cụ rung phải làm bằng vật liệu chống rung, giảm rung, tăng hệ số ma sát để tránh phải nắm chặt.
5. Giảm stress cơ học
– Dụng cụ cầm tay: tay cầm phải tròn, phẳng, không được sắc cạnh, phải dài vừa phải (không ngắn quá), phải to vừa phải (không bé quá), tránh mất sức khi nắm và phải có đệm lót.
– Dùng các công cụ kích thước khác nhau cho phù hợp với các kích thước bàn tay khác nhau.
6. Giảm lạnh
– Dụng cụ hơi nén cầm tay: phải cầm đúng cách, tránh hơi nén lạnh thoát ra, phả vào bàn tay hoặc cánh tay công nhân.
– Phải dùng găng tay, kích thước thích hợp. Găng tay có tác dụng bảo vệ bàn tay chống tiếp xúc với lạnh, nhưng lại phải làm giảm lực nắm (đòi hỏi động tác mạnh hơn), giảm cảm giác xúc giác, giảm khả năng thao tác…
– Dùng loại găng chỉ bảo vệ phần cần bảo vệ: thí dụ chỉ cần bảo vệ gan bàn tay: dùng loại găng không có ngón tay.
Tóm lại, cùng với rối loạn cơ xương nghề nghiệp vùng thắt lưng, rối loạn cơ xương chi trên và cổ, vai…là những vấn đề phổ biến nhất trong y học lao động.
Dù với những hiểu biết khoa học còn giới hạn về khả năng xác định vai trò của các yếu tố nghề nghiệp và không nghề nghiệp trong việc chẩn đoán các rối loạn kể trên, chúng ta vẫn có nhiều tiến bộ cơ bản trong việc làm giảm mức độ trầm trọng của rối loạn cơ xương, bằng cách ứng dụng những kiến thức hiện có về vai trò của những yếu tố thể lực phải lặp đi lặp lại, động tác tay mạnh hoặc phải thường xuyên mang vật nặng. Còn phải thiết kế lao động để làm giảm tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ thể lực đã biết.
Trong việc dự phòng tiếp theo là phải chẩn đoán sớm rối loạn cơ xương nghề nghiệp.
Cuối cùng phải tổ chức điều trị toàn diện, cả về mặt tâm lý – xã hội và thể lực cho những trường hợp rối loạn cơ xương, để có cơ may dự phòng sự mất khả năng lao động vĩnh viễn.
GS. Lê Trung
(Nguồn tin: Theo cuốn “Bệnh nghề nghiệp” tập III)