Giàn giáo và những điểm cần nhớ (Phần 2)

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:05(GMT +7)

Giàn giáo ở đây có thể hiểu là một loại cấu trúc để bổ trợ cho các sàn công tác. Nó có thể dùng làm chổ thi công, nơi chứa vật liệu hoặc cho bất cứ loại công việc nào trong xây dựng, kể cả việc tu tạo hay phá dỡ.

4. Giàn giáo tháp

Một giàn giáo tháp bao gồm một sàn công tác bắc trên các gióng ngang bắt chặt với bốn trụ chống. Các trụ chống này có các chân đế kê trên ván gỗ với loại giàn giáo cố định hoặc có bánh xe với loại di động. Giàn giáo tháp thường được thiết kế cho thợ sơn hoặc công nhân làm việc nhẹ trong khoảng   thời gian ngắn tại một vị trí nhất định.

4.1 Các nguyên nhân gây ra tai nạn

– Tai nạn có thể xãy ra vì lật giàn giáo trong các tình huống sau :

– Tỉ lệ giữa chiều cao giàn giáo so với chân đế quá lớn;

– Sàn công tác quá tải làm cho giàn giáo mất ổn định;

– đặt thang trên đỉnh giàn giáo để tăng chiều cao hoạt động;

– sử dụng các máy đập trong một số công việc gây ra giao động theo phương ngang hoặc ngoại lực tác động vào đỉnh giàn giáo;

– Giàn giáo di động bị xê dịch do công nhân hoặc vật liệu ở trên sàn công tác gây ra;

– Đặt giàn giáo trên nền không chắc hoặ bị nghiên;

– Không dằn chặt giàn giáo với công trình như yêu cầu kỹ thuật;

– Phương tiện lên xuống sàn công tác đặt tựa vào sườn giàn giáo.

4.2 Chiều cao giới hạn

Yêu cầu kỹ thuật trước nhất đối với giàn giáo tháp là độ ổn định. Với loại giàn giáo tháp cố định dùng thi công trong nhà, để đảm bảo ổn định thì tỹ lệ giữa chiều cao giàn giáo so với chiều rộng chân đế không được quá 4:1. Với giàn giáo tháp dùng thi công ngoài trời, tỷ lệ này dùng cho loại cố định là 3,5:1 và cho lọai di động tối đa là 3:1. Tải trọng trên sàn công tác của giàn giáo cũng là nguyên nhân làm lệch trọng tâm và gây mất ổn định.

Giàn giáo tháp cố định nếu đứng độc lập không nên để chiều cao tối đa vượt quá 12m. Nếu vượt quá thì giàn giáo phải được giằng thật chắc. Tương tự, giàn giáo di động không nên cao quá 9,6m nếu đứng độc lập, và 12m nếu được giằng với công trình.

4.3 Kết cấu

Giàn giáo phải thẳng đứng, chỉ có một sàn công tác và được kê trên nền vững, ổn định. Với loại giàn giáo cố định phải có đủ ván làm chân đế. Kích cở các ván này phụ thuộc vào yêu cầu công việc nhưng phải giử sao cho khoảng cách giữa các trụ chống không dưới 1,2m. Giàn giáo di động nên dùng loại bánh xe có đường kính trên 125mm và được lắp chặt váo chân các trụ. Bánh xe nên có khóa hoặc phanh lắp liền với trụ chống và phải đảm bảo hoạt động tốt khi cố định giàn giáo.

4.4 Sàn công tác

Sàn công tác cần có bố trí nắp đậy chổ đầu cầu thang lên xuống đề phòng công nhân có thể rơi qua đó. Nắp đậy phải có khóa ở cà hai vị trí mở và đóng, và có tay nắm để trợ giúp khi leo lên hoặc xuống. Loại giàn giáo này cũng phải có lan can và tấm đở như ở giàn giáo độc lập. Thang lên xuống nên đặt phía trong lòng giàn giáo để chống lật giàn giáo.

4.5 Di chuyển

Không được di chuyển giàn giáo di động khi đang có người hoặc vật liệu ở trên sàn công tác. Chỉ được di chuyển giàn giáo bằng cách đẩy hoặc kéo trên các tấm chân đế, tuyệt đối không dùng xe để kéo.

5. Giàn giáo gác

Giàn giáo gác là giàn giáo có sàn công tác được gác lên những thang chử A hoặc những khung gấp có dạng tương tự.

Kiểu giàn giáo này, dạng khung gấp cố định hoặc bất kỳ, chỉ được sử dụng cho những công việc thuộc loại nhẹ hoặc tạm thời. Khung gấp để kê chỉ được sử dụng cho chiều cao một tầng, và ván dùng làm sàn đứng phải có chiều rộng tối thiểu 430mm (băng chiều rộng hai ván sàn công tác của các loại giàn giáo khác). Sàn công tác đặt ở độ cao bằng 2/3 chiều cao của khung kê. Loại khung gấp cố định không được dùng cho việc kê chồng hai tầng lên nhau để thi công trên cao và phải lắp thêm lan can và tấm đở nếu độ cao sàn công tác lớn hơn 2m. Không được sử dụng giàn giáo gác ở những nơi mà người công nhân có thể rơi từ độ cao trên 4,5m.

Cũng như các loại khác, giàn giáo gác cũng phải được kê đặt trên nền phẳng và vững để chống xê dịch. Khung kê phải được giằng thật chắc. Khoảng cách lớn nhất giữa hai khung (nhịp) là 1,35m nếu sử dụng loại ván dày 38mm làm sàn thi công và 2,45m nếu sử dụng ván dày 50mm. Cho phép để nhịp rộng nếu sử dụng các giàn chắc thay cho ván gỗ.

Kiểm tra kỷ khung kê trước khi sử dụng và phải loại bỏ nếu có các chi tiết hư hỏng như giá đở gãy, bản lề vỡ hoặc hư hỏng, thiếu chốt hay bulông, bậc thang gảy, nứt.

Những điểm cần nhớ :

– Giằng giàn giáo vào công trình hay câu trúc cố định tại bất cứ chổ nào có thể.

– Khóa bánh xe lại khi làm việc trên giàn giáo di động.

– Không trèo lên giàn giáo di dộng khi chưa khóa bánh xe và chưa đặt giàn giáo trên nền vững.

– Giảm thiểu tải trọng chất lên giàn giáo

– Không để giàn giáo bên dưới đường giây điện. Trước khi di chuyển giàn giáo di động cần xem xét trước các vật cản trên không.

– Tránh sử dụng giàn giáo khi có gió mạnh hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.

6  Giàn giáo treo:

Giàn giáo treo được dùng phổ biến cho thi công các công trình cao nằm trên các đường phố đông đúc, hoặc những nơi không thể dựng và nếu dựng giàn giáo từ mặt đất sẽ không kinh tế. Giàn giáo treo có hai kiểu chính:

– Giàn giáo treo bản lề hoặc độc lập

– Giàn giáo treo kiểu nôi

– Cả hai kiểu này đều được treo vào công trinh tại những nơi thuận tiện như dầm nhà, móc lan can…

– Những tai nạn điền hình xảy ra trên giàn giáo treo do các nguyên nhân sau:

– Khó ra vào giàn giáo treo kiểu nôi;

– Chi tiết chịu tải kém hoặc không phù hợp :

– Dây treo hư hỏng;

– Bảo trì kém.

Những điều cần nhớ :

– Không làm việc trên giàn giáo treo nếu chưa được huấn luyện chu đáo.

– Không dùng dây treo giàn giáo để lên xuống sàn công tác.

6.1 Ra vào giàn giáo

Thông thường, các lố ra vào tốt nhất là từ mặt đất hoặc từ trên mái. Nếu ra vào từ phía trên mái, phải có thêm các tay vịn lắp vào mái hoặc lan can để bổ trợ. Chỉ được ra vào sàn công tác từng người một.

6.2 Dây treo

Để phòng tránh rủi ro có thể xảy tới khi dây treo hỏng, phải có thêm một cuộn dây thứ cấp trên đó có gắn thiết bị chống rơi. Ngoài ra, mọi dây treo phải được kiểm tra kỹ lưởng ít nhất là 6 tháng một lần.

6.3 Sàn công tác

Sàn công tác hoặc giàn giáo treo kiểu nôi phải được giám định cẩn thận trước khi sử dụng và sau đó ít nhất mỗi tuần một lần. Phải ghi rõ tải trọng cho phép lên giàn giáo.

6.4 Lắp đặt và huấn luyện

Khi sử dụng bất cứ loại giàn giáo treo nào đều phải có một chuyên gia có kinh nghiệm về giám sát thi công hướng dẫn. Việc lắp dựng giàn giáo cần thực hiện bởi người có kinh nghiệm. Người có thể làm việc trên giàn giáo treo phải là người được huấn luyện việc sử dụng các trang thiết bị của giàn giáo và các thiết bị an toàn. Người đó cũng phải có những hiểu biết thực tiễn về an toàn và nắm vững những thủ tục cấp cứu khi có tai nạn. Chú ý khi làm việc trên giàn giáo treo luôn phải mặc quần áo bảo hộ và phải thắt giây bảo hiểm.


(Nguồn tin: Trích dẫn: An toàn, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe trên công trường xây dựng, ILO)