Máy công tác và những điều cần thận trọng về an toàn
Những ví dụ thường thấy là các bánh cóc, bánh răng, xích, đĩa xích, cua roa và bánh đai. Những điểm ăn khớp này phải được coi là nguy hiểm và phải được bảo vệ, che chắn cẩn thận nếu chúng không nằm kín bên trong máy thì nhất thiết phải có nắp đậy – một nắp đậy hình ống bao bên ngoài trục và có độ hở là phương pháp bảo vệ an toàn thuận tiện, rẻ và hiệu quả.
1. Những điều cần thận trọng về an toàn
Khi sử dụng những máy móc hay công cụ xây dựng chạy điện, phải thường xuyên kiểm tra xem:
– Các thiết bị bảo vệ và trang bị an toàn cung cấp cho máy có được lắp đặt đầy đủ, đã hiệu chỉnh và hoạt động tốt hay không;
– Máy móc phải đủ an toàn để cho ngay cả một công nhân lơ đãng cũng có thể sử dụng được;
– Thiết bị an toàn phải đủ bền để chịu mòn trong điều kiện máy móc hoạt động liên tục;
– Thiết bị an toàn không làm giảm hiệu quả sử dụng của máy móc.
– Nếu bạn phát hiện thấy một trong những điểm trên không được đáp ứng, hãy báo lại ngay cho đốc công.
Lưu ý:
* Mỗi bộ phận nguy hiểm của máy móc cần có một trang bị bảo vệ – chỉ có thông báo thôi thì chưa đủ.
2. Cưa đĩa
Cưa đĩa là thiết bị gia công gỗ được gắn trên một chiếc bàn và sử dụng để xẻ, cắt sâu hay cắt đứt. đây là một trong những loại thiết bị điện nguy hiểm nhất có mặt trên công trường. Những nguyên nhân chính gây ra tai nạn gồm có:
– Tay tiếp xúc lưỡi cưa dù ở phía trên hay bên dưới gầm bàn;
– Lưỡi cưa quay làm văng các mãnh gỗ;
– Lưỡi cưa giòn hoặc vỡ.
Đỉnh lưỡi cưa phải có mui bảo vệ để ngăn ngừa bàn tay công nhân có thể chạm vào lưỡi cưa ở trên phần gỗ được cắt. Mui này được điều chỉnh theo răng hướng dẫn của lưỡi cưa sao cho nó gần như tiếp xúc với bề mặt của vật liệu cần gia công. Phía sau lưỡi cắt, cần có thiết bị tách phôi (dao tách mạch) cao khoảng 12mm so với bàn công tác để ngăn chặn vật liệu bị các răng cắt phía sau làm văng vào người điều khiển. Những đặc điểm trên được minh họa ở hình dưới.
Cưa đĩa có mui bảo vệ và thiết bị tách phôi. Mui được điều chỉnh sát xuống lưỡi cắt
Các thanh song song với lưỡi cưa có tác dụng phụ trợ và dẫn hướng gỗ để cắt đước chính xác. Các thanh này được khóa chặt vào vị trí trước khi bắt đầu cưa.
Khi nạp vật liệu bằng tay, cần có thanh đẩy để cách ly tay khỏi lưỡi cưa. Các thanh đẩy này đồng thời cũng được dùng để lấy sản phẩm ra khỏi bàn cưa. Khi xẽ các ván cài, phải có bộ phận đở ván khi ván ra khỏi bàn xẻ.
Giữ cho răng cưa luôn được sắt và đều. Các lưỡi cưa cùn thường dễ vỡ hơn so với các lưỡi sắc. Tuyệt đối không được dùng lưỡi cưa có khiếm khuyết dưới bất cứ dạng nào.
Những điều cần nhớ:
* Tuyệt đối không để lưỡi cưa quay sau khi đã sử dụng xong.
* Luôn có thanh đẩy để sẵn ở bàn.
* Khi lưỡi cưa chưa dừng hẳn, tuyệt đối không dọn dẹp, kể ở trên và dưới gầm bàn.
3.Dụng cụ dùng khí nén
Nếu phun thẳng khí nén vào những vết xước trên da, nó có thể làm cho vết thương bị sưng lên và đau. Và nó có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng nếu được thổi thẳng vào mắt, mũi hoặc tai. Nguyên nhân phổ biến nhất của các tai nạn do máy nén khí là sử dụng khí nén để thổi sạch bụitrên quần áo sau khi làm việc. Cũng có nhiều chấn thương nghiêm trọng gây ra do công nhân đùa nghịch bằng cách dùng khí nén thổi trực tiếp vào nhau.
4. Dụng cụ kiểu súng
Dụng cụ kiểu súng (súng bắn bu lông…) sử dụng trong trong những mối lắp ghép trực tiếp vào bê tông, gạch hoặc thép cần phải có bộ phận bảo vệ, chỉ cho phép súng được bắn khi bộ phận đó đã áp vào vị trí công tác.
Cần luôn đeo trang bị bảo vệ đầu, mặt và tai khi sử dụng dụng cụ này. Giữ cho các công nhân khác không lại gần khu vực xung quanh vị trí làm việc đề phòng các mảnh vật liệu bị văng ra hoặc chính chi tiết bắn bị bật ngược trở lại. Khi đóng vào vật liệu mềm và mỏng phải đề phòng trường hợp chi tiết bắn có thể xuyên qua vật liệu đó và làm bị thương người đứng phía đối diện.
Phản lực trong quá trình đóng có thể làm người điều khiển dụng cụ này bị mất cân bằng, vì vậy không được sử dụng dụng cụ này để làm việc trên thang.
(Nguồn tin: Trích dẫn: An toàn, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe trên công trường xây dựng, ILO)