Mối quan hệ giữa căng thẳng tâm lý xã hội tại nơi làm việc, trầm cảm và suy giảm nhận thức

Thứ Ba, 19/12/2023, 10:31(GMT +7)

Đối tượng của các rối loạn tâm thần và công việc được nhiều ưu tiên trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đặc biệt tại nơi những căng thẳng do công việc dẫn đến trầm cảm và suy giảm khả năng làm việc.

Các yếu tố tiềm ẩn góp phần dẫn đến trầm cảm và suy giảm khả năng làm việc bao gồm các đặc điểm việc làm tâm lý xã hội (gọi tắt là PWC), kiệt sức, suy giảm nhận thức và tuổi tác. Tham khảo mô hình Nguồn yêu cầu việc làm (viết tắt là JD-R), kiệt sức được nhìn nhận như trung gian kết hợp giữa PWC và các triệu chứng trầm cảm, nhưng mối quan hệ trung gian giữa PWC và khả năng làm việc vẫn cần được kiểm nghiệm. Ngoài ra, suy giảm nhận thức có thể là dấu hiệu của các vấn đề mãn tính với biểu hiện kiệt sức, trầm cảm và khả năng làm việc. Đề tài nghiên cứu gần đây cho thấy cách thức các yếu tố này liên quan tới nhau, căn cứ trên mẫu gồm 402 người làm công tác chăm sóc trong một hệ thống sức khỏe tư nhân lớn tại Hoa Kỳ. Người tham gia hoàn thành các đánh giá cơ bản về PWC, các triệu chứng kiệt sức, trầm cảm, suy giảm hiệu quả và khả năng làm việc. Ngoài ra, các đánh giá tiếp theo đối với những yếu tố này (ngoại trừ suy giảm hiệu quả) được thực hiện trên 12 tháng. Kết quả khẳng định mô hình JD-R phát hiện thấy kiệt sức là trung gian kết hợp giữa PWC và các triệu chứng trầm cảm mãn tính, nhưng không phát hiện thấy dấu hiệu trái ngược đối với các triệu chứng trầm cảm trung gian mối quan hệ giữa PWC và kiệt sức mãn tính. Ngoài ra, hiện tượng kiệt sức cao hơn liên quan đến khả năng làm việc giảm sút trong hơn 12 tháng, bao gồm các tác động của cả khía cạnh tâm lý và thể chất, ngược lại các triệu chứng trầm cảm chỉ bị ảnh hưởng bởi khả năng làm việc tâm lý. Suy giảm hiệu quả được phát hiện có mối liên hệ không nhất quán với các triệu chứng kiệt sức và trầm cảm, khả năng làm việc, thông qua việc giảm thời gian phản ứng được phát hiện thấy có liên hệ với cả các phương pháp đo kiệt sức cắt ngang hay theo chiều dọc. Tuổi tác được phát hiện là có mối quan hệ chung với các triệu chứng kiệt sức và trầm cảm, nhưng người lao động cao tuổi lại dễ bị ảnh hưởng bởi sự sa sút khả năng làm việc nhiều hơn so với các triệu chứng kiệt sức đang tăng nhanh. Những phát hiện kể trên cảnh báo hiện tượng kiệt sức là hoàn toàn phân biệt với trầm cảm về mặt khái niệm, là nguyên nhân chính dẫn đến sự sa sút sức khỏe ở phạm vi các triệu chứng trầm cảm và khả năng làm việc và có thể cũng quan hệ với hiện tượng suy giảm từ từ. Những kết quả nghiên cứu trên khuyến cáo cần có nhiều nghiên cứu về các phương pháp can thiệp ngăn ngừa chuyển hóa căng thẳng công việc cấp tính từ PWC thành kiệt sức cấp tính, có thể đem lại những lợi ích xuôi dòng đối với việc giảm bớt các triệu chứng trầm cảm và cải thiện khả năng làm việc. Tăng cường kiểm tra các hiện tượng căng thẳng tâm lý tại nơi làm việc cũng được khuyến cáo. Nghiên cứu này là một phần của dự án phối hợp với Viện An toàn Vệ sinh lao động Liên bang (BAuA), bao gồm việc áp dụng các biện pháp phổ biến trong nghiên cứu do BAuA tiến hành tại Đức, qua đó cung cấp sự công nhận cần thiết trong mẫu nghề nghiệp của Hoa Kỳ. Hai quốc gia đã tăng cường các mối quan hệ thương mại có thể được đẩy mạnh thông qua các mục tiêu chia sẻ về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp. Dự án phối hợp gần đây cho thấy ví dụ về việc nghiên cứu có thể đem lại lợi ích đối với sức khỏe của người lao động ở cả hai quốc gia.

Xem báo cáo tại đây: EN


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)