Nâng chuyển vật liệu bằng tay và kỹ thuật nâng

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:06(GMT +7)

Dùng tay nâng chuyển vật liệu thô hay các bộ phận cấu thành công trình là một phần công việc không thể thiếu trong quá trình xây dựng. Nhiều công nhân làm công việc nâng chuyển hoặc khuân vác các vật nặng bằng tay trong phần lớn thời gian làm việc. Nâng chuyển bằng tay là nguyên nhân phổ biến thứ hai (sau ngã) gây ra tai nạn trong xây dựng.

Nâng chuyển bằng cơ khí có thể đảm bảo cho công việc tiến hành trôi chảy hơn, tránh sự chậm trể và hư hỏng. Cũng trong công việc nâng bằng tay, công nhân có thể áp dụng kỹ thuật và phát huy sáng kiện để nâng cao hiệu quả với giá thành rẻ. Những giải pháp “rẻ  tiền” này rất thường xuyên nảy ra do nhu cầu thực tế công trường và kinh nghiệm bản thân.

Có ba câu hỏi quan trọng mà bạn phải trả lời khi bắt đầu giải quyết vấn đề an toàn trong công việc nâng chuyển vật liệu bằng tay:

– Việc nâng chuyển bằng tay đó có thể thay thế bằng các thiết bị cơ khí không?

– Có thể giảm khối lượng vật nâng không? Vật nâng có hình dạng phù hợp với nâng chuyển bằng tay không?

– Bạn đã được huấn luyện những phương pháp thích hợp để nâng chuyển hoặc khuân vác bằng tay chưa?

1.Khuân vác

Khoảng một phần tư số chấn thương trong công việc là sinh ra khi khuân vác bằng tay, trong đó phần lớn là tác động căng thẳng lên các bộ phận tay, chân, bàn chân và lưng. Nhiều công việc xây dựng có liên quan đến lao động chân tay nặng nhọc và công nhân không có thể lực tốt sẽ rất chóng mệt mỏi và dể bị chấn thương. Bạn phải biết rõ khả năng của mình và chỉ nhận những việc mà mình có thể làm được. Một điều rất quan trọng là bạn phải được huấn luyện cách nâng chuyển và khuân vác đúng kỹ thuật. Bản thân bạn phải tự lo cho sức khỏe của mình bằng cách:

– Đặt vật nặng lên xe đẩy thay cho việc khuân vác nếu có thể;

– Sử dụng thiết bị nâng chuyển cơ khí nếu bạn đã được huấn luyện kỹ thuật sử dụng;

– Sử dụng trang bị bảo hộ đúng cho công việc như ủng bảo hộ;

– Kiểm tra khối lượng vật nâng trước khi nâng;

– Không nâng nặng quá mức cần thiết;

– Kiểm tra chắc chắn không có đường dây điện trên đầu khi nâng chuyển những vật dài như cột giàn giáo, thanh giằng. Dỡ bỏ hoặc buộc chắc những đồ vật vụn vặt trong chuyến hàng vận chuyển;

– Đề nghị trợ giúp nếu vật nâng quá nặng hoặc khó nâng;

– Đảm bảo lối đi lại phải thoáng đãng và nơi giải phóng vật nâng phải an toàn.

2. Kỹ thuật nâng:

Kích cỡ, hình dạng và cấu trúc vật liệu sẽ quyết định phần lớn sự thuận lợi hay khó khăn của việc nâng chuyển bằng tay. Những tay cầm thiết kế hoàn chỉnh và bố trí hợp lý sẽ có tác dụng lớn. Khi bạn phải nâng một tải trọng, hãy làm theo các bước sau:

– Đứng gần vật nâng, hai bàn chân dang ra cách nhau 30cm.

– Chùng chân xuống và giữ lưng càng thẳng càng tốt.

– Nắm chắc vật nâng.

– Hít vào và ngã hai vai ra sau.

– Đứng thẳng dậy và tiếp tục giữ thẳng lưng.

– Đảm bảo tầm nhìn không bị vật nâng che khuất.

– Áp vật nâng vào gần người.

– Nâng chậm và đều.

– Khi khuân vác một vật, không vặn người mà hãy di chuyển chân.

– Nếu có hai người trở lên cùng khuân vác, cần có người hướng dẫn để đảm bảo nhóm đó phối hợp nhịp nhàng.

Cần nhớ:

  * Sửa đúng những khẩu lệnh nâng chuyển và khuân vác để huấn luyện và thực hành.


(Nguồn tin: Trích dẫn- An toàn, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe trên công trường xây dựng, ILO)