Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện hệ thống thiết bị thử nghiệm đánh giá chứng nhận hợp quy mũ ATCN tại phòng thí nghiệm phương tiện bảo vệ cá nhân.
Ths. Nguyễn Thị Thu Thủy và CS
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mũ an toàn công nghiệp là phương tiện bảo vệ cá nhân có công dụng đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người lao động khỏi chấn thương do các vật rơi hoặc một số yếu tố nguy hiểm khác gây ra như điện, hóa chất….. Vì vậy chất lượng của mũ an toàn công nghiệp cần được quan tâm. Từ năm 1998 các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của mũ đã được qui định trong các tiêu chuẩn như TCVN 2603-1987 và TCVN 6407-1998. Năm 2012, Bộ lao động thương binh và Xã hội ban hành qui chuẩn QCVN 06: 2012/BLĐTBXH, Qui chuẩn về mũ an toàn công nghiệp. Năm 2005, Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động đã xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng mũ an toàn công nghiệp. Do đó việc giám sát chất lượng của mũ an toàn công nghiệp đã phần nào được đáp ứng. Tuy nhiên để việc giám sát chất lượng của mũ có tính khoa học, tính pháp lý chặt chẽ, tuân theo một quy trình thử nghiệm nhất định và một chuẩn mực nhất định. Năm 2014, Trung tâm An toàn Lao động được Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động giao nhiệm vụ: “Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện hệ thống thiết bị thử nghiệm đánh giá chứng nhận hợp qui mũ an toàn công nghiệp tại phòng thí nghiệm phương tiện bảo vệ cá nhân”, đây là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay của Phòng thử nghiệm chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân, nhằm đáp ứng với yêu cầu xây dựng phòng thử nghiệm hợp chuẩn, hợp quy.
I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được hệ thống thử nghiệm mũ an toàn công nghiệp theo qui chuẩn hiện hành (ISO/IEC 17025: 2005, QCVN 06: 2012/BLĐTBXH)
1.2. Nội dung nghiên cứu
– Hồi cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến hợp quy, các tiêu chuẩn hiện hành….
– Nghiên cứu xây dựng danh mục thiết bị đầy đủ.
– Xây dựng các phương pháp thử phù hợp với qui định hiện hành để đánh giá chứng nhận hợp quy mũ ATCN.
– Xây dựng bộ hồ sơ đảm bảo yêu cầu xin đăng ký được chỉ định đánh giá mũ ATCN tại bộ LĐTBXH.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phi thực nghiệm: Hồi cứu tiêu chuẩn, tài liệu liên quan, phương pháp lập hồ sơ, sổ sách quản lý….
– Phương pháp thực nghiệm: Thử nghiệm tại phòng thử nghiệm.
1.4. Kết quả nghiên cứu
– Hệ thống thiết bị đảm bảo yêu cầu và đủ điều kiện đánh giá hợp quy mũ ATCN hiện hành.
– Bộ tài liệu hướng dẫn quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy.
– Hồ sơ đăng ký với Bộ LĐTBXH.
– Bộ hồ sơ đào tạo chuyên gia và các chứng chỉ tương ứng.
– Báo cáo tổng kết nhiệm vụ.
II. KẾT QUẢ SỬA CHỮA HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN HỢP QUY MŨ AN TOÀN CÔNG NGHIỆP
Hệ thống thiết bị thử nghiệm mũ ATCN đã được thiết kế, chế tạo và đưa vào sử dụng năm 2005. Đến nay đã hơn 10 năm, có nhiều thiết bị đã hỏng, một số không còn hoạt động bình thường. Do vậy cần xác định được danh mục các thiết bị cần sửa chữa, nâng cấp và các dụng cụ cần thiết kế chế tạo, bổ sung. Sau đó nhóm thực hiện nhiệm vụ tiến hành sửa chữa nâng cấp, thiết kế bổ sung, kết quả đạt như trong bảng 1:
III. CHẠY THỬ, HIỆU CHUẨN HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM MŨ ATCN
3.1. Đánh giá thử nghiệm một số mẫu mũ ATCN để kiểm tra sự hoạt động của hệ thống thiết bị
Để kiểm tra sự hoạt động của hệ thống thiết bị này, nhóm thực hiện đã đánh giá thử nghiệm một số mẫu mũ của nước ngoài theo tiêu chuẩn TCVN 6407: 1998, kết quả được thể hiện trong bảng 2.
Đa số các chỉ tiêu là đạt yêu cầu trong tiêu chuẩn, tuy nhiên, ở chỉ tiêu độ cứng ép ngang thì tất cả các loại mũ đều không đạt yêu cầu trong tiêu chuẩn, vì đây là mũ ATCN cho công nhân ngoài trời không yêu cầu đặc biệt về độ cứng ép ngang, nên đối với chỉ tiêu này không được nhà sản xuất quan tâm.
3.2. Kiểm tra tính ổn định và độ tin cậy của thiết bị thử nghiệm độ giảm chấn đâm xuyên mũ an toàn công nghiệp
Hệ thống thiết bị thử nghiệm chất lượng mũ ATCN có 8 loại thiết bị đã được bổ sung và hoàn thiện. Trong đó thiết bị thử nghiệm độ giảm chấn, đâm xuyên là thiết bị thử nghiệm chỉ tiêu quan trọng nhất của mũ ATCN và là thiết bị đòi hỏi có độ ổn định và độ tin cậy cao. Độ ổn định và độ tin cậy của thiết bị chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố sau đây:
– Mức độ biến dạng của móng, độ cứng vững của mối liên kết: đầu giả-lực kế-bệ máy-móng.
– Ma sát lăn của vật va đập.
– Độ chính xác của thiết bị đo lực (lực kế, cảm biến, đường dẫn…).
– Kỹ năng sử dụng phần mền đo lực (chọn tốc độ lấy mẫu, dải đo…).
* Kiểm tra tính ổn định của thiết bị
– Về mức độ biến dạng của móng: Theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 6407: 1998, móng yêu cầu có khối lượng ít nhất là 500kg. Hiện tại móng được đổ bê tông cốt thép mác 300, kích thước: 1400mm ´ 800mm ´ 800mm, do vậy khối lượng: ~ 2240Kg (>500kg). Điều này đảm bảo yêu cầu trong tiêu chuẩn.
– Để khẳng định tính ổn định, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã cho va đập nhiều lần xuống mẫu cao su kích thước: 160 x 140 x 18.
* Kiểm tra sự lặp lại của mẫu mũ
Nhóm thực hiện, thử nghiệm độ lặp lại của nhiều mẫu trong cùng một lô mũ nhập khẩu từ Hàn Quốc có nhãn hiệu COV. Kết quả thử nghiệm độ giảm chấn ở điều kiện 500C như sau:
Từ hình 2 và bảng 3, kết luận là chất lượng kết quả thử nghiệm tốt.
Từ những kết quả trên, có thể khẳng định hệ thống thử nghiệm mũ ATCN đã hoạt động ổn định.
3.3. Hiệu chuẩn hệ thống thiết bị thử nghiệm mũ ATCN
* Hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm độ giảm chấn, đâm xuyên mũ mũ ATCN
Độ không đảm bảo đo U=0,5% và xác suất tin cậy P=95%, k=2.
Khi hiệu chuẩn loadcell kết quả là Độ không đảm bảo đo U=0,7% với xác suất tin cậy P=95%, k=2,0.
* Hiệu chuẩn những thiết bị đặt điều kiện thử nghiệm và các thiết bị khác trong hệ thống thử nghiệm mũ ATCN
– Thiết bị đặt điều kiện sơ bộ (tủ vi khí hậu)
– Thiết bị đặt điều kiện nóng (tủ điều nhiệt trong khoảng nhiệt độ 0-600C)
– Thiết bị đặt điều kiện lạnh (tủ lạnh âm sâu)
– Thiết bị đặt điều kiện ẩm
– Hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm độ bền cháy
– Hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm độ cứng ép ngang
– Hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm độ bền cách điện
3.4. Đánh giá đối chứng một số mẫu mũ của Hàn Quốc để kiểm tra độ tin cậy của thiết bị thử độ giảm chấn, đâm xuyên
Để thực hiện nội dung này, nhóm thực hiện so sánh kết quả thử nghiệm trên hệ thống thiết bị thử nghiệm mũ ATCN thực hiện trong nhiệm vụ với thiết bị của Hàn Quốc (được xem là thiết bị chuẩn).
Ở Hàn Quốc, tại Kosha có trung tâm chứng nhận PTBVCN thử nghiệm chất lượng mũ theo tiêu chuẩn EN 397: 1995, còn Việt Nam theo tiêu chuẩn TCVN 6704: 1998 (ISO 3873: 1977). Về đặt điều kiện trước khi thử chỉ tiêu độ giảm chấn, đâm xuyên ở hai tiêu chuẩn là giống nhau, theo cùng một nguyên lý. Tuy nhiên về thiết bị thử lại khác nhau, như trong bảng 4.
Do vậy về năng lượng va đập là chênh lệch nhau một chút. Muốn so sánh được kết quả với Hàn Quốc, thì ở hệ thống này nhóm thực hiện tăng chiều cao rơi lên là 1,08m (bảng 4).
Để xác định độ tin cậy của thiết bị, nhóm thực hiện nhiệm vụ chọn chỉ tiêu độ giảm chấn để kiểm tra, vì chỉ tiêu này phản ảnh tổng hợp độ tin cậy của toàn bộ thiết bị. Lấy kết quả này so sánh với kết quả thử nghiệm trên thiết bị của Việt Nam trong cùng một lô mũ đó.
3.5. Xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá hợp qui mũ an toàn công nghiệp
Quy trình thử nghiệm mũ an toàn công nghiệp được xây dựng trên cơ sở tiêu QCVN: 06/2012/BLĐTBXH (TCVN 6407:1998), cụ thể đã xây dựng các các quy trình sau:
– Quy trình thử nghiệm độ giảm chấn mũ ATCN ở điều kiện nóng (500C)
– Quy trình thử nghiệm độ giảm chấn mũ ATCN ở điều kiện lạnh (-100C,-200C)
– Quy trình thử nghiệm độ giảm chấn mũ ATCN ở điều kiện ẩm
– Quy trình thử nghiệm độ bền đâm xuyên mũ ATCN
– Quy trình thử nghiệm độ bền cháy của mũ ATCN
– Quy trình thử nghiệm độ cứng ép ngang bằng tay của mũ ATCN
– Quy trình thử nghiệm độ cứng ép ngang tự độg của mũ ATCN
– Quy trình thử nghiệm độ cách điện của mũ ATCN
3.6. Nghiên cứu xây dựng hệ thống tài liệu cho hoạt động chứng nhận
Để được chứng nhận hợp quy mũ ATCN, cần xây dựng hệ thống tài liệu:
– Hệ thống sổ tay chất lượng và các thủ tục kèm theo của phòng thử nghiệm (hệ thống này đã có là sản phẩm hợp đồng số Số: 276/HĐ-TCCL ký ngày 27/6/2014 giữa Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động với Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam).
-Theo thông tư 35/2012/TT-BLĐTBXH, thủ tục đăng ký hợp qui bao gồm những thủ tục sau:
1. Giấy đăng ký chỉ định hoạt động chứng nhận hợp quy
2. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.
3. Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
4. Danh sách chuyên gia đánh giá.
5. Danh mục tài liệu kỹ thuật.
6. Nội dung quy trình, thủ tục chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa.
7. Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận.
8. Mẫu Giấy chứng nhận hợp quy.
9. Kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).
KẾT LUẬN
Nhóm thực hiện nhiệm vụ đã thực hiện một loạt các công việc như: Đã sửa chữa, nâng cấp thiết bị thử nghiệm độ giảm chấn, đâm xuyên mũ an toàn công nghiệp. Đã chạy thử, kiểm tra độ ổn định và độ tin cậy của thiết bị. Đã sửa thiết bị đặt điều kiện 500C, thiết bị đã được chạy thử với độ ổn định 0,30C trong thời gian 10 phút. Đã chế tạo đế gắn đèn Bunsen, lắp bộ đánh lửa tự động để thử nghiệm độ bền cháy. Đã sửa chữa, mua bơm và lưu tốc kế đo lưu lượng nước trong dải 0-4 lít/phút lắp vào thiết bị tạo ẩm đảm bảo lưu lượng 1 lít/phút. Chế tạo bể thử nghiệm và lắp đặt vào hệ thống thử nghiệm đo dòng rò để thử độ bền cách điện của mũ. Hiệu chuẩn toàn bộ hệ thống thiết bị thử nghiệm mũ: thiết bị thử nghiệm độ giảm chấn, đâm xuyên; thiết bị thử nghiệm độ ép ngang; thiết bị thử nghiệm độ bền cháy; thiết bị đặt điều kiện như: thiết bị tạo ẩm, thiết bị đặt điều kiện nóng, thiết bị đặt điều kiện lạnh. Đã xây dựng và hoàn thiện quy trình thử nghiệm mũ an toàn công nghiệp (7 quy trình). Đã xây dựng hồ sơ đăng ký với Bộ LĐTBXH theo thông tư 35/2012/TT-BLĐTBXH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lưu Văn Chúc, Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống thiết bị đánh giá chất lượng mũ an toàn công nghiệp”, Viện nghiên cứu KHKT BHLĐ, năm 2004.
[2]. Nguyễn Quốc Chính, Dương Công Bắc, Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu đưa vào sản xuất mũ chống chấn thương sọ não”, Mã số: 58.01.04.02. Thuộc chương trình nghiên cứu cấp nhà nước 58.01, Viện nghiên cứu KHKT BHLĐ, năm 1981-1985.
[3]. TCVN 6407-1998: Mũ an toàn công nghiệp.
[4]. Thông tư 35/2012/TT-BLĐTBXH, Quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa
[5]. ISO/IEC 17065:2012: Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ.
(Nguồn tin: Nilp.vn)