Nguy cơ về lao động học và kiểm tra công việc của bạn tìm nguy cơ
Khi đã xác định được yếu tố nguy cơ, hãy tiến hành tìm cách loại trừ chúng.
Yếu tố nguy cơ |
Định nghĩa |
Giải pháp có thể |
Độ lặp lại cao |
Tiến hành lại cùng một hoạt nhiều lần giống nhau. |
Thiết kế lại công việc để giảm thiểu số lần lặp lại động tác, di chuyển, hay để kéo dài thời gian hồi phục giữa các lần lặp lại, hoặc luân chuyển tới công việc khác. |
Quá sức |
Cố gắng thể chất quá mức cần để làm công việc đó – kéo, đẩy, lắc. Càng cố gắng nhiều, cơ thể càng làm việc nhọc nhằn hơn. |
Giảm nỗ lực cần thiết để hoàn thành công việc, thiết kế lại công việc, giao nhiệm vụ cho nhiều người lao động, sử dụng trợ giúp cơ học. |
Tư thế bất tiện |
Phải cúi hoặc vặn các bộ phận của cơ thể. |
Thiết kế lại công việc, thiết bị và dụng cụ lao động nhằm giữ cho cơ thể luôn trong vị trí tự nhiên “trung lập”. |
Tư thế tĩnh |
Đứng/ngồi tại một vị trí quá lâu, làm cho cơ bắp bị co. |
Thiết kế lại công việc nhằm tránh các vị trí tĩnh, để người lao động có thể thay đổi tư thế. |
Áp lực trực tiếp |
Sự tiếp xúc của cơ thể với bề mặt hoặc cạnh đồ vật cứng. |
Cải tiến thiết kế trang thiết bị nhằm loại trừ áp lực, hay tạo ra nguyên liệu êm hơn. |
Độ rung |
Sử dụng trang thiết bị gây rung động. |
Cách ly bàn tay khỏi rung động. |
Nhiệt độ quá lạnh và/hay quá nóng |
Nhiệt độ lạnh là giảm cảm giác, dòng chảy của máu, sức mạnh, và thăng bằng. Nhiệt gây mệt mỏi. |
Giữ nhiệt cho cơ thể; kiểm soát nhiệt độ. |
Tổ chức công việc kém |
Bao gồm: công việc theo tốc độ của máy, không đủ thời gian nghỉ, công việc đơn điệu, và đa thời hạn. |
Giao việc hợp lý, thời gian nghỉ đầy đủ, công việc đa dạng, tự quyết cá nhân. |
Kiểm tra công việc của bạn tìm “Nguy cơ”
Công việc của bạn có yêu cầu bạn phải làm di làm lại những việc sau đây không:
– Cúi hoặc/và vặn cổ tay? vặn cánh tay?
– Phải khuỳnh tay để cùi tay luôn cách xa cơ thể?
– Phải với tay ra phía sau cơ thể?
– Nâng hay nhấc đồ vật lên vị trí trên vai?
– Nhấc đồ vật từ vị trí dưới vai?
– Dùng kẹp nâng?
– Làm việc với tư thế cúi gập cổ?
– Phải dùng lực mạnh để chặt thịt?
– Nâng nhấc các vật nặng?
– Sử dụng một ngón tay hoặc ngón tay cái để vận hành dụng cụ?
– Sử dụng công cụ bằng tay có mép, cạnh sắc?
– Sử dụng công cụ gây rung động?
– Sử dụng tay như công cụ hoặc búa?
– Làm việc trong thời tiết lạnh?
Nếu câu trả lời là “có” đối với bất cứ câu nào trong số các câu hỏi trên, thì bạn có khả năng đang có nguy cơ “chấn thương tích tụ”.
Sưu tầm và tổng hợp: Kim Dung
(Nguồn tin: Tài liệu dự án NILP-OSB, 2007)