Nhận thức về Sức khỏe và An toàn lao động: ngành xây dựng

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:04(GMT +7)

Ngành xây dựng được chỉ rõ là ngành công nghiệp ưu tiên trong bản Chiến lược Sức khỏe và An toàn lao động của Australia 2012-2020 do có số lượng và tỷ lệ các chấn thương và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp cao. Ngành xây dựng luôn nằm trong top số ít các ngành có số lượng các vụ việc đòi bồi thường bảo hiểm nghiêm trọng cao nhất và đứng thứ năm trong số các ngành có tỷ lệ đòi bồi thương bảo hiểm do bệnh tật cao nhất kể từ giai đoạn 2006-2007. Ngành xây dựng về cơ bản cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ do tính chất đặc thù công việc.

Tài liệu này nằm trong loạt tài liệu về các ngành công nghiệp ưu tiên do Cục An toàn lao động Australia (Safe Work Australia) biên soạn.

Tài liệu trình bày các kết quả chủ yếu:

Chấn thương liên quan đến nghề nghiệp

Các chấn thương liên quan đến nghề nghiệp phổ biến mà người lao động làm việc trong ngành xây dựng hay gặp phải là các vết cắt, vết thương hở (chiếm 31%), bong gân và căng cơ (chiếm 21%), bệnh mãn tính về khớp hoặc các bệnh về cơ bắp (chiếm 16%). Các chấn thương liên quan đến nghề nghiệp xuất hiện trong ngành này chủ yếu do va đập hay bị một vật va đập phải (chiếm 31%), nâng nhấc, đẩy hoặc kéo vật thể (chiếm 30%), ngã từ độ cao (chiếm 15%).

Hầu hết ¾ người sử dụng lao động đều nhận thấy sự bất cẩn của người lao động là nguyên nhân chính dẫn tới các chấn thương nghề nghiệp trong ngành này, tiếp sau đó là do không suy nghĩ và các công việc tay chân (chiếm 38% cho mỗi nguyên nhân). Trong khi sự bất cẩn của người lao động được cho là nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương liên quan đến nghề nghiệp trong ngành xây dựng (chiếm 42%), không suy nghĩ (chiếm 32%), thì 1/3 người lao động nhận thấy thiếu đào tạo và tập huấn cũng là một trong những nguyên nhân chính.

Nguy cơ phơi nhiễm gây bệnh

Người lao động làm việc trong ngành xây dựng hầu hết thường phơi nhiễm với bụi và khí lơ lửng trong không khí (chiếm 69%), rung (chiếm 55%) và tiếng ồn lớn (53%) tại nơi làm việc. Những người phơi nhiễm với tiền ồn lớn cho thấy được trang bị các biện pháp kiểm soát ở mức cao nhất (ví dụ như: phương tiện bảo vệ cá nhân), trong khi đó hầu hết 1/3 số lao động còn lại phơi nhiễm với rung lại không được cung cấp bất kỳ một biện pháp kiểm soát nào.

Các hoạt động thực tiễn về sức khỏe và an toàn lao động

Các hoạt động tuân thủ

Top 06 hoạt động tuân thủ do người sử dụng lao động tiến hành cụ thể như sau:

– Cung cấp quần áo hoặc trang thiết bị bảo vệ

– Nhận diện các vấn đề về an toàn

– Nói chuyện với người lao động (gồm cả các nhà thầu)

– Triển khai các biện pháp an toàn

– Nói chuyện với các đơn vị kinh doanh khác

– Tiến hành các phiên họp nội bộ

Tỷ lệ người sử dụng lao động ngành xây dựng tiến hành các hoạt động tuân thủ kể trên lớn hơn so với các ngàng công nghiệp ưu tiên khác, đặc biệt  là với các ngành kinh doanh (chiếm 70% so với 28%) và tiền hành các phiên họp nội bộ (chiếm 64% so với 19%).

Tập huấn sức khỏe và an toàn lao động

Người sử dụng lao động ngành xây dựng có tỷ lệ cung cấp các buổi tập huấn cho người lao động thấp nhất trong vòng 12 tháng, với khoảng 2/3 người lao động cho biết họ được tham dự một vài lớp tập huấn (chiếm 61%) so với 75% ở các ngành công nghiệp ưu tiên khác.

¼ người lao động làm việc trong ngành xây dựng cho biết họ không được tham dự bất kỳ một khóa tập huấn nào về sức khỏe và an toàn trong suốt khoảng thời gian 12 tháng, thấp hơn con số do người sử dụng lao động cung cấp.

Thông tin về sức khỏe và an toàn lao động

Gần ½ người sử dụng lao động ngành xây dựng có được thông tin về sức khỏe và an toàn lao động từ người sử dụng lao động hoặc từ các hiệp hội công nghiệp, sau đó là từ các cuốn sách bỏ túi và bản tin của ngành (chiếm 41%), các đại diện về sức khỏe và an toàn (chiếm 37%), ban thanh tra sức khỏe và an toàn Chính phủ (chiếm 23%). Đối với người lao động, nguồn thông tin chủ yếu đến từ các khóa huấn luyện (chiếm 48%), các cuộc họp tại nơi làm việc (chiếm 33%) và từ các giám sát viên và quản lý (28%).

Động cơ, thái độ và hiểu biết về sức khỏe và an toàn lao động

Các động cơ về quản lý nhằm đảm bảo an toàn tại nơi làm việc trong ngành xây dựng tập trung vào nhận thức về trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên, làm những điều đúng đắn cũng như giảm thiểu việc nghỉ làm, tăng năng suất và giảm chi phí.

Người sử dụng lao động và người lao động ngành xây dựng có các thỏa thuận ở mức cao với các điều khoản liên quan đến bí mật về kiến thức sức khỏe an toàn lao động của họ, rằng họ đã suy nghĩ và thấu hiểu các vấn đề về an toàn tại nơi làm việc và rằng họ có thể giải quyết hầu hết các vấn đề về ức khỏe và an toàn nếu họ thực sự tập trung và nỗ lực.

Hình 1 cho thấy trong khi 73% người sử dụng lao động nhất trí rằng họ sẽ không bao giờ đồng ý với việc chấp nhận rủi ro nếu lịch làm việc dày đặc, chỉ 32% người lao động là đồng tình. Điều này cho thấy hơn 60% người lao động đồng ý chấp nhận rủi ro khi lịch làm việc dày đặc. ¼ người lao động đồng tình rằng họ đồng ý chấp nhận rủi ro tại nơi làm việc, trong khi 1 trong 10 người lao động đồng ý sẽ phá vỡ các quy tắc về an toàn để hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Chi tiết xem tại website của Safe Work Australia.

http://www.safeworkaustralia.gov.au/sites/SWA/about/Publications/Documents/905/whs-perceptions-construction-industry.pdf

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: safeworkaustralia)