Phòng tránh các vấn đề sức khỏe của thợ sơn epoxy và thợ sơn chống thấm Urethane

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:06(GMT +7)

I. Phòng tránh các vấn đề sức khỏe của thợ sơn epoxy

Nội dung công việc chính

  • Sơn được sử dụng khi thi công sơn epoxy trên bề mặt của công trình xây dựng chứa nhiều dung môi hữu cơ đa dạng, có tính bay hơi cao và dễ hóa hơi. Vì vậy, khi dung môi hữu cơ ở trạng thái bay hơi, người lao động có nhiều nguy cơ hít phải các chất này qua đường hô hấp.
  • Sơn lót epoxy chứa hàm lượng chất nhựa (30% – 40%) và hàm lượng dung môi (60% -70%) như xylen, toluen, rượu isobutyl, ethylbenzen…
  •  Sơn nhựa epoxy chứa hàm lượng dung môi khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Sơn nhựa epoxy thường chứa 20% – 40% chất dung môi, 60% – 80% chất nhựa.

Ví dụ minh họa tai nạn

Vào năm 2009, khi đang thi công sơn tại Trung tâm đào tạo ○○, một công nhân bị ngất (do người lao động làm ca đêm mệt mỏi và dung môi hữu cơ có trong sơn bay hơi khi đang sơn tường bằng con lăn) và bị tổn thương da (cánh tay, chân, ngực) do tiếp xúc với sơn.

Các vấn đề sức khỏe chính

  • Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency of Research Cancer) đã chỉ ra công việc sơn là nghề nghiệp thuộc nhóm hội đủ khả năng gây ung thư cho con người (Group 1).
  • Rối loạn các cơ quan tạo máu : Chóng mặt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu, thiếu máu không tái tạo.
  • Các bệnh về hệ thần kinh : Kìm hãm hệ thần kinh trung ương như tác dụng gây tê, rối loạn hệ thần kinh ngoại vi
  •  Ảnh hưởng đến da và niêm mạc : Viêm da, viêm da dị ứng.
  •  Hệ tiêu hóa : Đau dạ dày, buồn nôn, khó tiêu.
  •  Hệ hô hấp : Viêm mũi, viêm niêm mạc, phù phổi.

Biện pháp phòng tránh các vấn đề sức khỏe

  • Vận hành thiết bị cấp xả khí phù hợp với thể tích của nơi thực hiện thao tác sơn. (Thực hiện trao đổi không khí 10 lần/giờ)

※ Lắp đặt quạt Jetfan hướng trục tại bãi đỗ xe tầng hầm. Nên thực hiện thao tác sơn ở trạng thái vận hành quạt thông gió.

  • Thông báo hoặc lắp đặt bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) và dán nhãn cảnh báo trên bình chứa
  • Sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân.

– Mặt nạ chống độc khí độc kiểu che nửa mặt.

– Trong trường hợp thông gió không đầy đủ, cấp phát mặt nạ dưỡng khí hoặc cấp mặt nạ chống độc khí độc kiểu che toàn mặt dạng điện động hoặc phi điện động.

  • Kiểm tra thành phần của sơn và thực hiện thay thế bằng sơn chứa các chất có độc tính thấp.
  •  Thực hiện tập huấn an toàn sức khỏe.

Kiểm tra an toàn trước khi thực hiện công việc dành cho thợ sơn epoxy

Nội dung kiểm tra (Hạng mục kiểm tra chi tiết)

STT Hạng mục kiểm tra Kết quả kiểm tra Nội dung xử lý
1.

Kiểm tra xem đã nắm rõ về thành phần cấu tạo của loại sơn được sử dụng và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thành phần chính của sơn chưa.

2.

Kiểm tra việc lắp đặt quạt thông gió cấp xả khí tại địa điểm thực hiện công việc sơn.

3. Kiểm tra việc cấp phát và sử dụng mặt nạ chống độc cá nhân.
4. Kiểm tra việc thay bộ lọc mặt nạ chống bụi phù hợp.
5. Kiểm tra việc thực hiện tập huấn về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) dành cho người lao động sử dụng sơn.
6.  Kiểm tra việc thực hiện kiểm tra sức khỏe trước khi bố trí người lao động làm việc.
7.  Kiểm tra việc loại bỏ các chất nguy hiểm gây cháy xung quanh nơi làm việc.
8. Kiểm tra xem có bảo quản sơn tại vị trí có khóa theo đúng quy định không.

II. Phòng tránh các vấn đề sức khỏe của thợ sơn chống thấm Urethane

Nội dung công việc chính

  • Trong các phương pháp chống thấm cho các công trình xây dựng , thi công chống thấm bề mặt là phương pháp được sử dụng thường xuyên tại sân thượng, mặt đường tầng 1 của các công trình xây dựng cơ bản.
  • Phương thức sơn Polyurethane thực hiện sơn 2 lần (sơn lớp 1 và sơn lớp 2) sau khi sơn lót trên nền.
  • Sơn lót Urethane chứa 50% – 60% dung môi (Toluene, xylen, methyl ethyl ketone…), 10% – 20% Toluene diisocyanate, 10% – 20% Polypropylene glycol.

Ví dụ minh họa tai nạn

Người lao động thi công sơn tiếp xúc với Toluene diisocyanate (TDI) có phản ứng dương tính khi kiểm tra phát hiện bất thường của phế quản. Phát sinh bệnh liên quan đến nghề nghiệp như bệnh hen phế quản nghề nghiệp, viêm phổi, dị ứng

Các vấn đề sức khỏe chủ yếu

  • Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency of Research Cancer) đã chỉ ra công việc sơn là nghề nghiệp thuộc nhóm hội đủ khả năng gây ung thư cho con người (Group 1).
  • Các bệnh về hệ thần kinh : Kìm hãm hệ thần kinh trung ương như tác dụng gây tê, rối loạn hệ thần kinh ngoại vi.
  • Ảnh hưởng đến da và niêm mạc : Viêm da, viêm da dị ứng.
  • Rối loạn các cơ quan tạo máu : Chóng mặt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu, thiếu máu bất sản.
  • Nguy cơ gây bệnh hen phế quản nghề nghiệp do Toluene diisocyanate (TDI).
  • Hệ hô hấp : Viêm mũi, viêm niêm mạc, phù phổi…

Biện pháp phòng tránh các vấn đề sức khỏe

  • Sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân.

– Mặt nạ chống độc khí độc kiểu che nửa mặt

– Trong trường hợp thông gió không đủ, cấp phát mặt nạ dưỡng khí hoặc mặt nạ chống độc khí độc kiểu che toàn mặt dạng điện động hoặc phi điện động.

  • Đối với địa điểm thi công công chống thấm trong nhà, vận hành thiết bị cấp xả khí phù hợp với thể tích.
  • Kiểm tra thành phần của sơn và thực hiện thay thế bằng sơn chứa chất có độc tính thấp.
  • Thông báo hoặc lắp đặt bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) và dán nhãn cảnh báo trên bình chứa.
  • Thực hiện tập huấn an toàn sức khỏe.

Kiểm tra an toàn trước khi thực hiện công việc dành cho thợ sơn epoxy

Nội dung kiểm tra (Hạng mục kiểm tra chi tiết)

STT Hạng mục kiểm tra Kết quả kiểm tra Nội dung xử lý
1.

Kiểm tra xem đã nắm rõ về thành phần cấu tạo của loại sơn được sử dụng và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thành phần chính chưa.

2.

Kiểm tra việc lắp đặt quạt thông gió cấp xả khí tại địa điểm thực hiện công việc sơn.

3.

Kiểm tra việc cấp phát và sử dụng mặt nạ chống độc cá nhân.

– Trong trường hợp thông gió không đầy đủ, cấp phát mặt nạ dưỡng khí hoặc mặt nạ chống độc khí độc kiểu che toàn mặt dạng điện động hoặc phi điện động.

4. Kiểm tra việc thay bộ lọc mặt nạ chống bụi phù hợp.
5.

Kiểm tra việc thực hiện tập huấn về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) dành chongười lao động sử dụng sơn.

6. Kiểm tra việc thực hiện kiểm tra sức khỏe trước khi bố trí người lao động làm việc.
7. Kiểm tra việc loại bỏ các chất nguy hiểm gây cháy xung quanh nơi làm việc.
8. Kiểm tra xem có bảo quản sơn tại vị trí có khóa theo đúng quy định không


(Nguồn tin: KOSHA)