Phương tiện bảo vệ cá nhân cơ bản dành cho thợ hàn

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:48(GMT +7)

Khi nói đến việc đề phòng các nguy cơ mà thợ hàn phải đối mặt hàng ngày, bạn phải phối hợp dụng cụ bảo hộ từ đầu đến chân.

Khái niệm hàn không còn mới – từ những năm 1880, người ta đã bắt đầu kết nối kim loại bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Kể từ đó, công nghệ và dụng cụ bảo hộ đã phát triển đáng kể, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nguy cơ trong lĩnh vực này cần phải được đề phòng.

Trong thực tế, Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (OSHA) đưa ra báo cáo về một số nguy cơ đáng chú ý đối với lĩnh vực hàn, cắt và hàn gia nhiệt có thể làm chúng ta phải suy nghĩ. Theo ước tính, có 562,000 người lao động đang gặp rủi ro tiếp xúc với những nguy cơ về hóa chất và thể chất từ hoạt động hàn, cắt và hàn gia nhiệt. Theo Văn phòng thống kê lao động Hoa Kỳ, hàng năm có hơn 500,000 công nhân bị thương do tai nạn hàn. Rủi ro trấn thương gây tử vong đối với thợ hàn cao hơn 4 ca tử vong/ 1,000 người làm nghề.  Với số liệu như vậy, người sử dụng lao động phải phối hợp cùng người lao động để hiểu rõ hơn về các nguy cơ mà họ phải đối mặt, bảo vệ người lao động và lập kế hoạch ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.

Các nguy cơ an toàn đối với hoạt động hàn nói chung

Ngày nay, tại Mỹ, gần nửa triệu thợ hàn đang làm việc hàng ngày với rủi ro tăng cao do các nguy cơ được cho là đặc trưng của nhiệm vụ công việc mỗi ngày của họ, gồm: phơi nhiễm khói và các loại khí, bỏng, hỏng mắt, ngón tay&chân bị nghiền nát, sốc điện, cháy và thậm trí nổ. Chúng ta sẽ cùng xem xét kỹ từng nguy cơ.

Nguy cơ về thể chất: các vết cắt, đau mắt, bỏng, ngón tay và chân bị nghiền nát là những nguy cơ về thể chất thường liên quan đến công việc hàn. Các thương tích từ nguy cơ này thường do phương tiện bảo vệ cá nhân không đầy đủ.

Phơi nhiễm khói và các loại khí: khói và các loại khí được tạo ra trong quá trình hàn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe đối với thợ hàn khi được phân loại là các chất gây ung thư. Phơi nhiễm quá mức đối với các loại khói kể trên có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, ung thư và suy giảm khả năng nói & cử động.

Cháy nổ: Khi hàn, hồ quang tạo ra nhiệt độ cực cao có thể lên tới 10,000 độ F và có thể bắn ra tia hàn xa tới 35 feet ( ~ 10,668 m). Sức nóng cực độ này có thể gây ra thương tích cho thợ hàn và tia hồ quang có thể làm vật liệu dễ cháy bắt lửa tại nơi làm việc nếu không được dọn sạch.

Sốc điện: Mối đe dọa lớn nhất đối với thợ hàn là bị diện giật. Việc phóng điện bất ngờ vào cơ thể có thể gây ra thương tích nặng và thậm chí dẫn đến tử vong. Các chấn thương có thể gây ra do sốc điện hoặc gây ngã do phản ứng lại với cú sốc điện.

Loại sốc điện phổ biến nhất là sốc điện áp thứ cấp từ một mạch điện hàn hồ quang 20 đến 100 Vol. Sốc điện 50 Vol hoặc thấp hơn cũng đủ gây chấn thương hoặc giết chết một người vận hành tùy vào các điều kiện.

Phương tiện bảo vệ cá nhân đối với độ che phủ hoàn toàn

Như đã đặt ra ở trên, thợ hàn đối diện với các nguy cơ về an toàn có thể tác động tới sức khỏe của toàn bộ cơ thể họ. Để bảo đảm thợ hàn có thể làm việc an toàn và hiệu quả, không xuất hiện yếu tố có hại, thợ hàn phải trang bị đúng phương tiện bảo vệ cá nhân từ đầu tới chân.

Bảo vệ mắt và khuôn mặt: Bảo vệ phần đầu đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ phương tiện bảo vệ cá nhân nào mà thợ hàn được trang bị. Văn phòng thống kê lao động Hoa Kỳ cho biết những người làm việc trong lĩnh vực hàn ở mức rủi ro cao đặc biệt đối với việc mắc các chấn thương về mắt tại chỗ. Thợ hàn phải quan sát để bảo vệ phần đầu, mắt và khuôn mặt khỏi các mối nguy hại hiện diện khi đang làm việc.

Tiếp tục bảo vệ người lao động khỏi nhiệt bức xạ và phơi nhiễm là điểm quan trọng nhằm giảm bớt chấn thương. Welder’s Flash, một tình trạng phổ biến do tiếp xúc với bức xạ tia cực tím cường độ mạnh, có thể gây ra mù tạm thời cũng như gây cảm giác cực kỳ khó chịu cho mắt. Hầu hết các chấn thương mắt liên quan đến hàn đều gây ra mù vĩnh viễn.

Mặt nạ hàn thường là tuyến bảo vệ đầu tiên. Mặt nạ có thể được chế tạo với phần thấu kính lọc có thể làm mắt tối đi tới mức tương ứng với bức xạ hồ quang sinh ra bởi ứng dụng. Có hai dạng mặt nạ hàn chủ đạo: mặt nạ hàn có thấu kính thụ động và mặt nạ hàn có thấu kính lọc tự động chuyển độ tối (ADF).

     – Thấu kính thụ động: mặt nạ hàn có thấu kính thụ động có một lớp kính cố định độ tối hoặc thấu kính poly carbonate mà thợ hàn có thể nhìn qua để thực hiện công việc. Thường do thấu kính rất tối, nên thợ hàn phải tăng độ tối để chuẩn bị làm việc và sau đó di chuyển mặt nạ hàn về vị trí trước khi bắt đầu tiến hành hàn.

     – Thấu kính ADF: thấu kính ADF ở mặt nạ hàn tự động chuyển độ tối khi phản ứng lại sự thay đổi cường độ ánh sáng. Khi hồ quang hàn sáng, thấu kính ngay lập tức thay đổi để lọc ánh sáng có hại và khi chưa được kích hoạt, thấu kính sẽ đủ sáng để có thể dễ dàng nhìn qua. Điều này cho phép thợ hàn đeo mặt nạ hàn trong suốt quá trình làm việc, tăng cường độ bảo vệ của mặt nạ hàn.

Ngoài việc bảo vệ ánh sáng, thợ hàn còn phải bảo vệ mắt và phần đầu khỏi các mảnh văng bắn, tia lửa hàn và xỉ hàn, tia lửa điện và lửa. Mặt nạ hàn có thể bảo vệ thợ hàn khỏi các tác hại trên cũng như không bị lỗi thời. Mặt nạ hàn mới được làm bằng các vật liệu nhẹ hơn và được thiết kế vừa vặn với vùng đầu, giảm bớt mệt mỏi và đau nhức.

Bảo vệ thính lực: Do phơi nhiễm kéo dài với tiếng ồn cực đại có thể dẫn đến mất thính lực, thợ hàn phải tuân thủ tiêu chuẩn 29 CFR 1910. 95 về tiếng ồn của OSHA, tiêu chuẩn này yêu cầu sử dụng bảo hộ tai khi việc tiếp xúc với tiếng ồn của người lao động vượt quá tám giờ, mức tiếng ồn gia quyền thời gian trung bình là 90 dBA.

Đối với thợ hàn, nút tai thường là dụng cụ bảo vệ thính lực bởi nó không gây ảnh hưởng tới phương tiện bảo vệ cá nhân khác. Những tiến bộ gần đây đã giúp cho nút tai trở nên dễ chịu hơn, các kiểu dáng mới đem lại mức độ bảo vệ thính lực cao hơn và tác dụng ít áp suất lên ống tai hơn loại cũ. Giống như hầu hết các dạng phương tiện bảo vệ cá nhân, càng dễ chịu khi sử dụng, thì người lao động càng sử dụng nhiều hơn, trong khoảng thời gian lâu hơn.

Đối với những người không thực hiện nhiệm vụ hàn, nhưng ở gần khu vực đang có hoạt động hàn, thì có thể đeo bịt tai chống ồn. Một giải pháp toàn diện là vẫn có thể đeo một cách thoải mái dưới mặt nạ hàn, bảo vệ tai khỏi tiếng ồn cũng như các tia hàn văng bắn vào ống tai.

Quần áo bảo hộ: Theo ANSI Z49.1-2012, Hàn và cắt (4.3), “Quần áo bảo hộ phù hợp cho hoạt động hàn hoặc cắt bất kỳ sẽ khác nhau về kích cỡ, đặc điểm và vị trí thực hiện công việc. Quần áo phải cung cấp độ che phủ đầy đủ và phải được làm bằng chất liệu phù hợp để giảm bớt bỏng da do tia hàn, tia lửa hoặc bức xạ. Cần che phủ toàn bộ cơ thể để bảo vệ phòng chánh bỏng do tia cực tím và tia hồng ngoại.”

Thợ hàn cần trang bị các loại quần áo bảo hộ không dầu, chống lửa và không chảy như: áo sơ mi, quần dài và mũ lưỡi chai. Các kiểu dáng đã được công nhận gồm: dài tay, tạp dề, áo khoác và bộ quần áo liền thân. Thợ hàn cũng có thể mặc quần bó làm bằng da nếu cần. Thợ hàn không nên mặc các loại quần áo có phần gấu vén lên hoặc túi mở vì có thể gây mắc/kẹt kim loại nóng chảy hoặc tia hàn. Vật liệu truyền thống (da, vải cotton và len) và các vật liệu hiện đại khác cần mang lại giảm giác thoải mái và bảo vệ cho người lao động.

ANSI đồng thời cũng khuyến nghị thợ hàn mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay chống lửa kết hợp với các lớp lót cách điện để bảo vệ chống lại năng lượng bức xạ cao.

Bảo vệ bàn chân: Thợ hàn phải được bảo vệ từ đầu đến chân. Bởi các nguy cơ như cháy, nhiệt, tia hàn, các mặt phẳng trơn trượt và các vật thể rơi tồn tại, do vậy thợ hàn phải trang bị đồ bảo vệ bàn chân.

Thợ hàn cần trang bị giầy làm bằng da hãm bắt cháy, đường may chống xơ và nhiệt, các tấm chắn bảo vệ xương bàn chân và đế ngoài làm bằng cao su nặng kháng nhiệt ở mức nhiệt độ cao nhất. Các thiết kế gần đây tập trung vào loại giày lười, xóa bỏ tiềm ẩn về rủi ro cháy dây giày. Đối với môi trường công việc có thể bao gồm cả các bề mặt sàn ẩm ướt hoặc nhờn, các loại giày bảo hộ cần có phần đế chống trượt, giúp người lao động tránh các tai nạn do ngã.

Do thợ hàn dành hầu hết thời gian làm việc ở tư thế đứng, do vậy sự thoải mái đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Thợ hàn tìm loại giày có thiết kế theo ecgonomic, công nghệ giảm chấn được cải thiện, nới rộng phần mũi giày và phần lót giày làm bằng vật liệu nhẹ.

Hàn là một ngành kinh doanh lớn và việc bảo vệ chống lại các nguy cơ có thể xảy ra đòi hỏi cần có những hành động phù hợp. Các giám đốc phụ trách an toàn cần tiếp cận môi trường làm việc để phát hiện nguy cơ, kết nối thợ hàn vào đối thoại an toàn và hiệu quả, đồng thời lựa chọn các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, giảm nhẹ các rủi ro trong khi vẫn cho phép thợ hàn làm việc trong trạng thái thoải mái và tuân thủ theo các tiêu chuẩn của ngành.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: ohsonline.com)