Rối loạn chi dưới là gì?

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:52(GMT +7)

Rối loạn chi dưới (LLDs) tại nơi làm việc ảnh hưởng đến hông, gối và chân, thường do sử dụng quá độ các bộ phận này – người lao động có thể báo cáo rằng bị đau, nhức và tê bại chi dưới mà không xác định được loại bệnh cụ thể.

Thương tích cấp tính do chịu ảnh hưởng từ va chạm mạnh hoặc lực cực lớn thường ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, các vận động viên và nhân viên quân đội thường dễ mắc các chấn thương này hơn, nên người lao động tham gia các hoạt động như vậy có thể báo cáo thương tích lên tại chỗ làm.

Các bằng chứng khoa học cho thấy rằng một số loại bệnh chi dưới đã được phát hiện có thể liên quan tới công việc như: viêm xương khớp hông và gối mạn tính; viêm thanh mạc ở gối, thương tổn rách sụn; thương tích do phản ứng / gãy xương do mệt mỏi và suy tĩnh mạch chân.

Bệnh viêm xương khớp mạn tính (OA)

Viêm xương khớp mạn tĩnh (OA) là chứng thoái hóa ảnh hưởng đến các khớp của cơ thể (gối, hông và xương sống), xảy ra khi lớp sụn bọc quanh các khớp này bị hao mòn hoặc thương tổn. OA vùng hông thường gặp ở người lao động nam hơn so với nữ, và người nông dân có rủi ro mắc chứng này rất cao. Tỉ lệ mắc OA vùng gối tăng rất mạnh ở thợ mỏ, người phủ sàn hoặc lao công.

Viêm thanh mạc ở gối

Viêm thanh mạc ở gối – còn gọi là bệnh đầu gối thợ mỏ, thợ trải thảm– gây ra bởi việc lặp đi lặp lại hành động quỳ hoặc các hoạt động làm căng đầu gối. Người lao động mắc viêm thanh mạc thường báo cáo lại rằng họ thấy đau khi ấn vào và bị sưng, cùng việc giảm chuyển động khớp gối do cơn đau hoặc phần da trên xương bánh chè bị căng ra.

Bệnh sừng hóa khớp gối là việc lớp da trên đầu gối dày lên do chịu áp lực. Nó là một dạng viêm thanh mạc cấp tính và cực đoan, thường gặp ở những người luôn phải làm căng khớp gối, ví dụ phải khuỵu gối hoặc ngồi xổm.

Thương tổn do rách cơ

Nếu đầu gối bị cong hoặc vặn khi mang nặng, lực tác động có thể gây ra rách cơ hoặc thương tổn. Các thương tích do sử dụng quá độ, ví dụ như lặp đi lặp lại việc khuỵu gối hoặc ngồi xổm có thể gây ra rách cơ. Những thương tổn này thiên về việc khiến đầu gối đã bị thương tổn gặp phải các thay đổi gây thoái hóa đặc trưng của OA.

Gãy xương do mệt mỏi/ thương tích phản ứng với stress

Gãy xương do mệt mỏi và thương tích do phản ứng bị gây ra bởi việc liên tục lặp lại các thương tổn cực nhỏ tới xương, thường gặp ở những người luôn bước đều hoặc dậm chận. Tỉ lệ này cao hơn ở những người tham dự huấn luyện quân sự hoặc đào tạo thể thao, đặc biệt là vận động viên chạy đường dài.

Suy tĩnh mạch chân

Suy tĩnh mạch là hiện tượng các mạch máu dưới da ở chân bị giãn. Người lao động có thể có cảm giác chân nặng nề và đau đớn, sưng to, chuột rút bắp chân về đêm và thấy bồn chồn ở chân. Các hiện tượng này có thể gia tăng vào ban ngày, đặc biệt sau khi đứng liên tục trong thời gian dài.

THÔNG TIN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG:

Nếu bạn cho rằng mình đang mắc LLD do công việc hoặc bị công việc làm triệu chứng nặng hơn, bạn có thể làm những điều sau để tự giúp bản thân và hỗ trợ chủ lao động giúp đỡ bạn.

Những điều cần chú ý

Bạn cần đặc biệt chú ý các triệu chứng sau:

– Đau đớn và/hoặc

– Chuyển động của khớp bị hạn chế.

Nếu bạn gặp phải một trong các triệu chứng trên, phải đi thăm khám bác sĩ, bởi một số thương tích chi dưới nếu được phát hiện sớm, có thể được chữa lành bởi các biện pháp y tế tối thiểu, trong khi một số khác cần phải phẫu thuật (như là rách cơ). Các triệu chứng như OA cần phải thường xuyên đi chữa tại cơ sở y tế.

Thông báo sớm cho chủ lao động về các triệu chứng

Bằng việc báo cáo sớm các triệu chứng, bạn sẽ giúp chủ lao động có được thông tin để đánh giá vấn đề và có thể sẽ quan sát công việc của bạn. Những người lao động khác có thể cũng gặp phải vấn đề tương tự, và trừ khi có người báo cáo, vấn đề sẽ không được giải quyết.

Chủ lao động có thể làm gì

Một khi chủ lao động biết được có vấn đề tại nơi làm việc, họ sẽ có thể hành động để giảm thiểu khả năng khiến nó trở nên xấu hơn.

Nơi làm việc của bạn có thể cần phải thực hiện sửa đổi, ví dụ như về công cụ hoặc thiết bị bạn đang dùng, về cách thức tổ chức công việc như giờ nghỉ, tiến độ công việc, hoặc môi trường làm việc như nhiệt độ hoặc ánh sáng. Những sự thay đổi này có thể là vĩnh viễn và được áp dụng cho một nhóm người lao động, hoặc là tạm thời và chỉ dành riêng cho cá nhân bạn khi bạn gặp khó khăn trong việc hồi phục.

Tư vấn SKNN

Chủ lao động có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe nghề nghiệp để được hỗ trợ về y tế. Chuyên gia SKNN sẽ:

– Đánh giá các triệu chứng của bạn và chẩn đoán ra tình trạng cụ thể nếu bạn mắc bệnh.

– Hỏi về các công việc của bạn để xác định các nguyên nhân chính.

Nếu nơi làm việc của bạn không có hình thức hỗ trợ này, bạn có thể cần gặp bác sĩ đa khoa và trình bày về các triệu chứng bạn có, công việc bạn đang làm. Họ sẽ có thể giúp đỡ và tư vấn về tình trạng cụ thể của bạn, hoặc giới thiệu bạn đến chuyên gia SKNN khác có thể giúp đỡ, đặc biệt là khi cần can thiệp bằng y tế.

THÔNG TIN CHO CHỦ LAO ĐỘNG:

LLDs là một nguyên nhân chủ yếu gây nghỉ ốm. Bằng việc quản lý rủi ro, chủ lao động có thể giảm số người phải nghỉ ốm đồng thời làm giảm thời gian trung bình của mỗi lần nghỉ.

Ngăn ngừa LLDs

Bởi đa số các chấn thương đều bị gây ra bởi việc sử dụng quá độ, cách tốt nhât để làm giảm rủi ro chính là thiết kế công việc để tránh sử dụng quá độ. Có thể làm như sau:

– Cung cấp phương tiện máy móc hỗ trợ;

– Luân phiên các nhân viên để giảm thời gian thực hiện các công việc “nguy cơ cao”

– Có thời gian nghỉ hợp lý;

– Xếp đặt chỗ ngồi khi có thể.

Hãy đối thoại với người thực hiện các công việc này – họ hiểu được điều gì gây khó khăn cho họ. Thường sẽ đạt được kết quả tốt hơn khi tham vấn với người lao động trước.

Phương tiện bảo vệ cá nhân

Miếng bảo vệ đùi: Chúng bảo vệ rất tốt khi quỳ trên sàn cứng, nhưng không giảm được nguy cơ đầu gối uốn cong hết mức. Chúng chủ yếu hỗ trợ tốt trong việc ngăn ngừa rách cơ và các chấn thương xuyên thấu, đồng thời làm người dùng thấy thoải mái. Hiện chưa biết chúng có làm giảm nguy cơ mắc OA không.

Thảm cao su chống mệt mỏi: Có một số bằng chứng cho thấy thảm chống mệt mỏi có thể có hiệu lực trong việc giảm rủi ro từ việc đứng liên tục trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi sử dụng thảm tại nơi làm việc cần phải chú ý, do nguy cơ vấp và trượt chân sẽ tăng.


(Nguồn tin: hse.gov.uk)