Rối loạn chức năng hít thở

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:27(GMT +7)

Rối loạn chức năng hít thở là hội chứng rối loạn chức năng liên quan tới việc hít vào cơ thể một chất có thể ở dạng bụi, khói, sương mù, khí hoặc hơi.

Khái quát

Không khí ở nhiều nơi làm việc có chứa các chất độc hại ở dạng bụi, khói, sương, khí và hơi. Những chất này có thể là tác nhân hóa học hoặc sinh học, ví dụ như: chất gây dị ứng động vật, bào tử nấm và vi khuẩn. Khi người lao động (NLĐ) hít phải các chất này vào cơ thể, chúng có thể gây hại cho phổi và các bộ phận khác của đường hô hấp. Trong một số trường hợp, các tác nhân nguy hiểm di chuyển qua phổi tới các bộ phận khác của cơ thể, gây tổn hại đến các cơ quan khác. 

Hệ thống hô hấp được chia thành ba khu vực:

– Đường hô hấp trên hoặc ống hô hấp bao gồm miệng, mũi, xoang, họng và thanh quản,

– Đường hô hấp trung bao gồm khí quản và phế quản,

– Đường hô hấp dưới bao gồm các tiểu phế quản và phế nang.

Nhiều người có xu hướng di truyền đối với bệnh dị ứng. Sau khi tiếp xúc với các chất hóa học hoặc sinh học, họ có  khả năng mắc các bệnh như viêm mũi và hen suyễn hơn các đối tượng khác. Nhiều loại bệnh trong số các bệnh được mô tả tại phần này có thể xảy ra mà không hề có tiếp xúc nghề nghiệp.

Phân loại vấn đề về hít thở: định nghĩa và triệu chứng

– Kích ứng

– Hen suyễn

– Viêm mũi

– Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

– Bệnh bụi lông phổi

– Bệnh bụi phổi

– Viên phế nang dị ứng ngoại lai

– Sốt do hít phải

– Ung thư (bao gồm cả u trung biểu mô)

– Mhiễm trùng

– Ngạt thở

Kích ứng đường hô hấp có thể gây ra bởi một số loại bụi, khí, hơi nước và khói. Các chất khí này cũng có thể gây kích ứng mắt. Các bộ phận của ống hô hấp bị ảnh hưởng bởi một chất khí hoặc khói được xác định bằng khả năng hòa tan của chất đó. Các khí hòa tan cao như amoniac, có tác dụng ngay lập tức trên đường hô hấp trên (và hai mắt). Thông thường, nếu một người phơi nhiễm với một chất gây kích ứng, họ sẽ di chuyển khỏi nguồn gây kích ứng để hạn chế tổn thương. Phơi nhiễm cao hoặc tiếp xúc liên tục với một chất nguy hiểm có thể dẫn đến việc các đường hô hấp nhỏ hơn bị ảnh hưởng, làm viêm và phù nề trong nhánh cuống phổi nhỏ và thành phế nang (phù phổi), có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Những khí hòa tan khác bao gồm clo và lưu huỳnh dioxit. Các khí không hòa tan tương đối, chẳng hạn như  photgen, có thể không ảnh hưởng ngay lập tức, nhưng lại gây phù phổi vài giờ sau phơi nhiễm. Axit nitric, flo và ozone cũng có thể gây ra phản ứng chậm. 

Một số chất kích ứng cũng có thể gây tổn hại cho phổi về lâu dài, đặc biệt nếu tiếp xúc cao hoặc xảy ra thường xuyên. Trong khi một số chất khác lại có thể khiến con người mắc các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc viêm phổi.

Hen suyễn là bệnh phổ biến nhất được báo cáo về bệnh hô hấp nghề nghiệp tại Anh. Bệnh này gây nên hiện tượng mạn tính với đặc trưng là tình trạng viêm phế quản theo chu kỳ và làm căng các cơ xung quanh.  Triệu chứng điển hình bao gồm thở khò khè, ho, tức ngực và khó thở.

Hen suyễn có nguyên nhân bắt nguồn từ công việc có thể được chia thành hai loại: hen suyễn nghề nghiệp và hen suyễn nặng do công việc.

Nguyên nhân dẫn đến hen suyễn nghề nghiệp có thể do một loạt các tác nhân được gọi là “asthmagens” gây ra. Chúng bao gồm các hóa chất như isocyanat và axit anhydrit , cũng như các vật liệu sinh học như bụi bột và một số protein và các chất gây dị ứng trong phòng thí nghiệm động vật như da, nước tiểu, lông thú hoặc nước bọt của chuột thí nghiệm hoặc những loại chuột khác. Điển hình là trạng thái của NLĐ bị hen suyễn nghề nghiệp xấu đi trong suốt tuần làm việc, và giảm bớt vào cuối tuần hoặc trong khoảng thời gian cách xa nơi làm việc . 
Hen suyễn nặng do công việc là triệu chứng tồn tại trước hen suyễn, nó nặng hơn là do một tác nhân nào đó  tại nơi làm việc gây ra. Đôi khi nó được coi chính là bệnh hen suyễn liên quan đến công việc. 

Các chất độc hại  gây kích ứng đường hô hấp có thể gây ra cơn hen ở những người bị hen suyễn nghề nghiệp, cũng như những người mắc hen suyễn liên quan đến công việc.

Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân của bệnh hen suyễn,  xem danh mục của Cơ quan kiểm soát an toàn và sức khỏe Vương quốc Anh (HSE) về người lao động  thường bị ảnh hưởng các chất gây bệnh hen suyễn nghề nghiệp và bản tóm tắt về những người mắc bệnh hen.  

Viêm mũi là tình trạng viêm của các tế bào lót mũi. Các triệu chứng bao gồm tắc nghẽn, ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi. Hen suyễn và viêm mũi thường tồn tại cùng nhau. Liên quan đến hen suyễn và viêm mũi là viêm kết mạc, với đặc trưng là ngứa, chảy nước mắt và viêm mắt. Điều quan trọng là khi NSDLĐ và NLĐ mắc viêm mũi nặng, thì có khả năng  phát triển thành bệnh hen suyễn nghề nghiệp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh liên quan đến phổi, khi đó đường hô hấp trở nên hẹp dần và làm cho việc thở trở nên khó khăn. Các triệu chứng khác bao gồm ho, thở khò khè và gia tăng việc tiết đờm. Viêm phế quản mạn tính và  tràn khí phổi là những dạng của COPD.

Nguyên nhân chính của COPD là do hút thuốc lá, mặc dù việc phơi nhiễm với các loại chất độc hại khác nhau có thể là nguyên nhân gây ra hoặc góp phần vào sự phát triển của bệnh.

Bệnh  bụi phổi bông là do hít phải bụi bông chưa qua chế biến. Loại bệnh này  hiện tại rất hiếm gặp ở Anh và các quốc gia phát triển khác. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho và tắc nghẽn đường hô hấp. Các triệu chứng thường xảy ra vào ngày đầu tiên của tuần làm việc và giảm dần vào những ngày sau đó. Nếu NLĐ phơi nhiễm với bụi bông trong một thời gian dài, các triệu chứng mà họ gặp phải có thể trở thành mãn tính. 

Bệnh  bụi phổi bao gồm một nhóm các bệnh về phổi gây ra do hít phải các loại bụi không hòa tan, chủ yếu là bụi khoáng. Những bệnh thường gặp nhất trong nhóm này là bụi phổi silic, bụi phổi ở công nhân khai thác than và bệnh bụi phổi amiang.

– Bụi phổi silic là do hít phải bụi tinh thể silica (thạch anh) . Nó thường xảy ra ở những người làm việc trong ngành khai thác đá, khai thác mỏ và phun cát, cũng như những người làm việc trong ngành công nghiệp gốm và đúc sắt, thép.  Đây là một căn bệnh “lũy tiến” – nó sẽ nặng hơn ngay cả sau khi đã ngừng tiếp xúc – và biểu hiện thông qua việc thở ngày càng khó khăn và đôi khi dẫn đến tử vong.

– Bệnh bụi phổi ở công nhân khai thác than do hít phải bụi than. Đặc trưng của bệnh là ho nhẹ và xuất hiện đờm đen. Ở một số người, bệnh này dẫn đến hiện tượng xơ hóa lũy tiến nghiêm trọng , tàn tật và tử vong. Với sự suy giảm của ngành công nghiệp khai thác mỏ ở Vương quốc Anh, căn bệnh này đã trở nên ít phổ biến.

– Bệnh bụi phổi amiang với đặc trưng là để lại sẹo hoặc xơ hóa phổi sau khi phơi nhiễm lâu dài với amiăng. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho khan và “ngón tay sưng phồng” –  hiện tượng biến dạng các ngón tay và móng tay. Bệnh sẽ nặng dần và luôn dẫn đến tử vong. Bệnh này cũng liên quan đến u trung biểu mô và ung thư phế quản (xem phần dưới).

Viêm phế nang dị ứng ngoại lai gây ra do hít phải một số chất hữu cơ nhất định, thường là bào tử nấm. Chứng viêm phế nang là triệu chứng viêm phế nang chất gây dị ứng gây nên. Các triệu chứng thường bắt đầu trong một vài giờ sau khi tiếp xúc, với các triệu chứng giống như mắc cúm như sốt, mệt mỏi và run rẩy. Khi bệnh tiến triển, người bệnh cảm thấy khó thở và bắt đầu ho. Tiếp tục tiếp xúc có thể dẫn đến các triệu chứng mãn tính và xơ hóa phổi. Chứng ‘Farmer’s lung’ là một loại viêm phế nang dị ứng ngoại lai do hít phải bụi hoặc bào tử nấm mốc từ cỏ khô, ngũ cốc hay rơm.

Sốt  do hít phải bao gồm sốt do hít phải khói polymer và khói kim loại. Sốt do hít phải khói polymer là do hít phải khói  khi polytetrafluoroethylene được đun nóng đến nhiệt độ cao. Các triệu chứng giống như mắc cúm bao gồm sốt, ho, đau hoặc tức ngực.

Sốt do hít phải khói kim loại  là do hít phải khói có chứa một số loại ôxit kim loại như ôxit kẽm và magiê ôxit, hoặc do hít phải khói khi làm nóng hoặc làm tan chảy kim loại. Người bị sốt trải qua các triệu chứng giống như mắc cúm bao gồm sốt, ho, đau hoặc tức ngực. Bệnh này thường thấy ở thợ hàn và công nhân đúc.

Ung thư có thể xảy ra bất cứ vị trí nào bên trong đường hô hấp, từ mũi đến hai lá phổi. Mặc dù nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ung thư phổi và các bệnh ung thư đường hô hấp khác là do hút thuốc lá, nhưng những chất độc hại được tìm thấy tại một vài nơi làm việc cũng có thể gây ung thư, ví dụ: tinh thể silic, các hạt khí thải động cơ diesel và khí radon.

Phơi nhiễm với amiang có thể gây ra ung thư phổi  hoặc u trung biểu mô – ung thư màng phổi hoặc ruột. Phơi nhiễm ở mức độ thấp hoặc phơi nhiễm trong thời gian ngắn với amiang có thể gây ra cả hai loại bệnh ung thư trên. 

Những người đặc biệt phơi nhiễm với amiang, vì thế có nguy cơ cao, là thợ sửa ống nước, thợ mộc, công nhân xây dựng và bảo trì công trình kiến trúc. Thường có khoảng trễ giữa lần phơi nhiễm đầu tiên và sự xuất hiện của các triệu chứng (lên đến 50 năm). Nếu NLĐ phơi nhiễm với amiăng và đồng thời cũng hút thuốc, thì có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn so với những người chỉ tiếp xúc với amiang, hoặc những người chỉ hút thuốc lá. Để biết thêm thông tin, truy cập trang web của HSE về ung thư phổi liên quan đến amiang và u trung biểu mô .

Những người tiếp xúc với các hydrocacbon thơm đa vòng, chẳng hạn như công nhân khai thác than cốc, sẽ đối mặt với nguy cơ cao của bệnh ung thư phổi. Các chất gây ung thư phổi khác bao gồm asen, cadimi, crom và niken.

Những người làm việc trong ngành gỗ hoặc da và những người bị phơi nhiễm với các điều kiện làm việc bụi bặm có nguy cơ tăng cao mắc ung thư xoang mũi.

Có thể tham khảo thông tin về ảnh hưởng của bệnh ung thư phổi, u trung biểu mô và mũi /xoang tại nội dung: Gánh nặng của bệnh ung thư nghề nghiệp tại  Vương quốc Anh của HSE

Nhiễm trùng do các tác nhân tại nơi làm việc gây ra một tỷ lệ rất nhỏ các vấn đề về hít thở liên quan đến công việc nghiêm trọng hơn. Trong năm 2006, Mạng lưới báo cáo về Y tế và Nghề nghiệp (THOR) đã tiếp nhận báo cáo về 51 trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm hô hấp nghề nghiệp.

Nhiễm trùng liên quan đến nghề nghiệp bao gồm bệnh than, bệnh virus vẹt (bệnh lây từ vẹt và các loại chim khác), bệnh Legionnaires ‘và dịch cúm gia cầm (cúm gia cầm). Tìm hiểu thêm thông tin trong báo cáo của HSE về nhiễm trùng tại nơi làm việc: kiểm soát những rủi ro .

Ngạt thở là một mối nguy hiểm đối với những người làm việc trong không gian hạn chế, chẳng hạn như thợ hàn. Khi ôxy được thay thế bằng một chất khí hoặc hơi nước, thì con người sẽ gặp khó khăn hoặc thậm chí không thể thở được.

Các chất gây ngạt thở có thể được chia thành các chất đơn giản và hóa học.  Các chất gây ngạt thở đơn giản là khí trơ hoặc hơi như nitơ, cacbon dioxit, hydro và metan, thay thế khí  ôxy có trong không khí khi chúng đang ở nồng độ cao. Các hóa chất gây ngạt bao gồm carbon monoxide, kết hợp với hemoglobin ngăn chặn việc cung cấp ôxy cho các tế bào, và hydrogen cyanide và hydrogen sulphide, làm gián đoạn hô hấp ở mức độ tế bào.

Số liệu thống kê

Xấp xỉ 12,000 người chết mỗi năm do bệnh hô hấp nghề nghiệp và khoảng hai phần ba trong số này do các bệnh liên quan đến amiăng hoặc COPD gây ra.

Theo khảo sát lực lượng lao động , ước tính có khoảng 35,000 người lao động làm việc trong năm 2011/12 đã phải chịu đựng các vấn đề về hô hấp hoặc phổi mà theo họ thì công việc chính là nguyên nhân gây ra hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh tật của mình. Con số ước tính này bao gồm các bệnh đường hô hấp khác ngoài bệnh hen suyễn nghề nghiệp. Cuộc khảo sát cũng đi tới kết luận rằng trong cùng năm, 667,000 ngày làm việc đã mất đi do vấn đề về hô hấp hoặc phổi, kết quả là trung bình 19,3 ngày làm việc bị mất đi cho mỗi trường hợp mắc bệnh.

Tổ chức THOR do HSE tài trợ ước tính tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp liên quan đến công việc xấp xỉ khoảng 240 trường hợp mới trên mỗi triệu lao động hàng năm trong giai đoạn 2009-11. Điều này tương đương mỗi năm có khoảng 7,000 chẩn đoán mắc mới bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, THOR đưa ra báo cáo và bằng chứng khác cho thấy tỷ lệ mắc thực tế có thể cao hơn nhiều.

HSE có các trang web cung cấp thông tin về những số liệu thống kê mới nhất sẵn có liên quan đến bệnh hen suyễn nghề nghiệp , COPD , bệnh bụi phổi và bụi phổi silic , cùng các bệnh đường hô hấp khác như viêm mũi dị ứng, bệnh bụi phổi bông, farmer’s lung, v.v… HSE cũng có các số liệu thống kê về bệnh bụi phổi amiang , ung thư phổi liên quan đến amiang và u trung biểu mô .

Tại Anh, từ 9 đến 15% ca mắc hen suyễn ở người lớn bắt nguồn từ các yếu tố nghề nghiệp. Xấp xỉ 15% các trường hợp COPD có liên quan đến công việc và khoảng 4,000 ca tử vong mỗi năm mắc COPD do trong quá khứ đã phơi nhiễm với bụi, hóa chất hoặc khói.


(Nguồn tin: iosh.co.uk)