Rối loạn cơ xương và việc quay trở lại làm việc ở Estonia

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:50(GMT +7)

Estonia là quốc gia nhỏ nhất thuộc khu vực Baltic với dân số 1 315 819 người (1.1.2014 người theo Cơ quan thống kê Estonia).

Kể từ năm 1990, dân số Estonia đã giảm hơn 200.000 người do di cư và sự phát triển tự nhiên mang tính tiêu cực. (1) Nhìn chung, dân số trong độ tuổi lao động vào khoảng 671.500 người. (http://www.stat.ee/population viewed 11.10.14). Ảnh hưởng cao hơn tỉ lệ tử vong ở thai nhi và trẻ sơ sinh đến tuổi thọ trung bình đã dần được thay thế bởi tỉ lệ tử vong ngày càng tăng ở độ tuổi lao động. Xác suất tử vong giữa các độ tuổi 15 và 60 trên 1.000 dân giảm xuống còn 83% đối với nam giới (301 năm 1990 và 249 năm 2008) và 79% với nữ giới (107 năm 1990 và 84 năm 2008). Từ quan điểm về chất lượng cuộc sống, việc quan tâm không chỉ tới các ca tử vong mà còn cả tác động về sức khỏe của những ca không gây tử vong đang ngày càng trở nên hệ trọng. (2)

Theo một nghiên cứu cắt ngang, thì 18.5% dân số Estonia trong độ tuổi từ 20 đến 79 đã từng trải qua một số hạn chế trong các hoạt động thường ngày do mắc phải các bệnh mãn tính ở giai đoạn đầu của cuộc đời. Nói chung, sự phổ biến của những hạn chế tiêu cực được báo cáo chiếm 10.6% dân số. (3) Tại Estonia, tuổi thọ trung bình là 53.7 tuổi đối với nam giới và 56.7 tuổi đối với nữ giới (http://pub.stat.ee/px-web.2001/Dialog/Saveshow.asp), con số này thấp hơn ước tính của chúng tôi.

Tại Estonia, tương tự như Phần Lan, các rối loạn xương khớp, cùng với rối loạn về tâm thần, chiếm đa số các khoản trợ cấp dành cho tàn tật vĩnh viễn (4). Từ 01/01/2014 tại Estonia, tổng số 411.141 người đã nhận tiền trợ cấp hàng tháng; cao hơn 0.5% so với năm 2013. Trong số này, 22.9% (n=94 325) không thuộc dạng nghỉ hưu khi đủ tuổi mà nghỉ hưu do tàn tật nghề nghiệp. Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng mất khả năng lao động vĩnh viễn là do các rối loạn cơ xương. Các rối loạn cơ xương và việc quay trở lại làm việc tại Estonia chiếm 25%; rối loạn tim mạch chiếm 16%; rối loạn hành vi và tâm thần chiếm 15%; các thương tích, ngộ độc và các nguyên nhân bên ngoài khác chiếm 8% và do các bệnh về ung thư chiếm 7%. Tuy nhiên, liên quan đến tỉ lệ mắc các rối loạn nghề nghiệp, 68% các ca bệnh là về rối loạn cơ xương (http://terviseamet.ee/fileadmin/dok/Tervishoid/tootervis/toost_pohjustatud_haigused_2012.pdf).

Hình 1: Tỉ lệ mắc các rối loạn cơ xương trên 100.000 dân theo giới tính, giai đoạn 1998-2012

Các đường biểu diễn về tỉ lệ rối loạn cơ xương trong giai đoạn 1998-2012 trong Hình 1 cho thấy tỉ lệ các rối loại cơ xương trên 100.000 dân tăng gấp đôi ở cả nam và nữ tại Estonia.

Như chúng ta đã biết, các rối loạn cơ xương là nguyên nhân chính dẫn đến tàn tật nghề nghiệp tạm thời hoặc vĩnh viễn. Do đó, tỉ lệ các rối loạn cơ xương của dân số trong độ tuổi lao động là một chỉ số nhạy cảm đối với chất lượng sức khỏe của nhóm dân số này. Dữ liệu về các rối loạn cơ xương độ tuổi từ 20 đến 60 theo giới trên 100.000 dân cho thấy tỉ lệ mắc của nhóm tuổi này khá tương đồng ở cả nam và nữ độ tuổi từ 25 đến 34, nhưng sau này, cùng với sự tăng lên của tuổi tác, các rối loạn cơ xương đã trở nên phổ biến ở nữ giới.

Hình 2. Tỉ lệ rối loạn mô liên kết và cơ xương trong các nhóm tuổi từ 20 đến 60 trên 100.000 dân theo giới tính năm 2012 (Viện phát triển Y tế)

Có nhiều hướng tiếp cận hợp lý khác nhau nhằm giảm thiểu sự tàn tật do rối loạn cơ xương tại nơi làm việc: phòng ngừa thông qua việc giảm thiểu các nhân tố rủi ro liên quan đến công việc (phòng ngừa cấp 1), phòng ngừa tàn tật như hệ quả của các rối loạn cơ xương đang mắc phải (phòng ngừa cấp 2) và phòng ngừa khả năng phát triển nặng thêm của sự tàn tật (phòng ngừa cấp 3).

Điều này có nghĩa là con số tổng cộng phụ thuộc không chỉ vào nỗ lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe mà còn phụ thuộc vào ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, trong đó có cả khả năng tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp. Estonia vẫn chưa phê chuẩn Công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về Khuôn khổ tuyên truyền quảng bá an toàn vệ sinh lao động, số 187, chúng tôi vẫn chưa thể hình thành, triển khai và định kỳ rà soát  một chính sách quốc gia có tính gắn kết về an toàn vệ sinh lao động và môi trường làm việc theo như tư vấn của hầu hết các tổ chức đại diện về người sử dụng lao động và người lao động. Thành viên của tổ chức công đoàn chỉ chiếm khoảng 7% tại Estonia; Chính phủ chính là cơ quan xây dựng chính sách thị trường lao động, và các đối tác xã hội không có quyền phủ quyết về những thay đổi trong hoạt động lập pháp. Tuy nhiên, nhìn chung, có một hệ thống được tổ chức phù hợp phục vụ việc nhận diện sớm các bệnh liên quan đến công việc và các bệnh nghề nghiệp, cũng theo các đánh giá về nguy cơ của người sử dụng lao động thì tất cả người lao động với bất kỳ các yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe nào cần được kiểm tra y tế tối thiểu ba năm một lần. Khoảng 50% dân số lao động đã được các bác sỹ chuyên ngành sức khỏe nghề nghiệp khám và kiểm tra sức khỏe. Tất cả các dịch vụ về sức khỏe nghề nghiệp đều do các công ty tư nhân cung cấp, và các dịch vụ này không phải là một bộ phận của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cung cấp bởi hợp đồng đã ký kết với Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Estonia. Mọi dịch vụ đều do người sử dụng lao động chi trả. Các bác sỹ y khoa đều phải đăng ký với Bộ Y tế, danh sách đăng ký bao gồm 101 bác sỹ nghề nghiệp (tính đến tháng 10/2011), nhưng chỉ khoảng 50% trong số này hiện đang làm việc với tư cách là bác sỹ chuyên ngành sức khỏe nghề nghiệp (dữ liệu chi tiết có sẵn trên website của Bộ Y tế Estonia tại địa chỉ: www.terviseamet.ee).

Tài liệu tham khảo:

1. Koppel A, Kahur K, Habicht T, Saar P, Habicht J, van Ginneken E. Estonia: Health system review. Health Systems in Transition. 2008;10:1–230.

2. Järvelaid M. Inimene ja tervis. Riigikogu Toimetised 2014;29 http://www.riigikogu.ee/rito/index.php?id=16416

3. Altmets K, Puur A, Uusküla A, Saava A, Sakkeus L, Katus K. Self-reported activity limitations among the population aged 20–79 in Estonia: a cross-sectional study. European Journal of Public Health 2010;21:49–55. doi:10.1093/eurpub/ckp239

4. Martimo K-P. Musculoskeletal disorders, disability and work. Finnish Institute of Occupational Health. People and Work Research Reports 89. Tampere 2010.

Tác giả: Mari Jarvelaid, Estonia

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: Barents Newsletter 3/2014)