Stress ở nơi làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:34(GMT +7)

Trong suốt đại dịch COVID-19, mức độ căng thẳng của nhiều NLĐ đã chạm tới mức đỉnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng do bị kẹt giữa nhiệm vụ chăm sóc, trách nhiệm công việc và nhiều hơn nữa, nên NLĐ đang cảm thấy quá tải. Và căng thẳng có liên quan đến các tình trạng sức khỏe như các vấn đề tim mạch, trầm cảm và béo phì.

Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH) cho biết: “Mọi người đều trải qua căng thẳng theo thời gian. Nếu bạn thực hiện các bước thiết thực để kiểm soát căng thẳng của mình, bạn có thể giảm bớt nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.”

Các lời khuyên bao gồm:

• Nhận biết các dấu hiệu phản ứng của cơ thể bạn đối với căng thẳng. Điều này có thể bao gồm khó ngủ, tăng sử dụng rượu và các chất gây nghiện khác, dễ tức giận, cảm thấy chán nản và ít năng lượng.

• Thử tập thể dục. “Chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể giúp tăng cường tâm trạng và cải thiện sức khỏe của bạn,” theo NIMH.

• Khám phá các bài tập thiền, thư giãn cơ hoặc thở. Dành thời gian trong lịch trình hàng ngày của bạn cho những hoạt động này và các hoạt động thư giãn khác.

• Học cách nói “không” với các nhiệm vụ mới nếu bạn cảm thấy mình đang phải gánh vác quá nhiều. Quyết định những gì phải hoàn thành ngay bây giờ và những gì có thể chờ đợi.

• Biết rằng bạn không đơn độc. “Giữ liên lạc với những người có thể hỗ trợ tinh thần và giúp đỡ một cách thiết thực,” NIMH khuyên. “Để giảm bớt stress, hãy nhờ bạn bè, gia đình hoặc các tổ chức tôn giáo giúp đỡ.”

• Yêu cầu giúp đỡ. NIMH nói: “Nếu bạn bị stress làm quá tải, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của một chuyên gia y tế. “Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức nếu bạn có ý định tự tử, bị choáng ngợp, cảm thấy mình không thể đối phó, hoặc sử dụng ma túy hay rượu thường xuyên hơn do căng thẳng.”

Biên dịch: Bình Nguyên


(Nguồn tin: www.safetyandhealthmagazine.com)