Thông tin cho người sử dụng lao động: Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mắc hội chứng rối loạn chi trên tại nơi làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:52(GMT +7)

Giảm bớt rủi ro liên quan đến hội chứng rối loạn chi trên – điều này có nghĩa là đưa ra những thay đổi tại khu vực làm việc hoặc các công cụ được sử dụng, cách thức tổ chức và thực hiện công việc (nghỉ giải lao, luân phiên công việc) hoặc môi trường làm việc (chiếu sáng, nhiệt độ).

NHỮNG LỢI ÍCH KINH DOANH CỦA VIỆC QUẢN LÝ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN CHI TRÊN

Quản lý hiệu quả hội chứng rối loạn chi trên có thể đem lại những lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp như sau:

– Tăng năng suất;

– Số ngày nghỉ do ốm đau ít;

– Hạn chế việc thay thế lao động và giảm chi phí đào tạo lại;

– Giảm thiểu nguy cơ tranh chấp; 

Giảm chi phí bảo hiểm và bồi thường

Hội chứng rối loạn chi trên có thể được quản lý thành công tại nơi làm việc bằng cách:

– Đánh giá các rủi ro – tìm kiếm xung quanh nơi làm việc để xem hoạt động nào có thể gây ra những mối nguy hại và điều tra tất cả các ca mắc rối loạn chi trên xảy ra gần đây.

– Giảm bớt rủi ro liên quan đến hội chứng rối loạn chi trên – điều này có nghĩa là đưa ra những thay đổi tại khu vực làm việc hoặc các công cụ được sử dụng, cách thức tổ chức và thực hiện công việc (nghỉ giải lao, luân phiên công việc) hoặc môi trường làm việc (chiếu sáng, nhiệt độ).

– Hỗ trợ giúp đỡ những người bị bệnh trở lại làm việc.

Sẽ dễ dàng đạt được thành công nếu:

– Để người lao động và các đại diện của họ tham gia ngay từ đầu.

– Khuyến khích người lao động báo cáo bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến hội chứng rối loạn chi trên.

– Thiết kế công việc phù hợp với người lao động.

Cung cấp thông tin và huấn luyện cho tất cả những người tham gia.

GIẢM THIỂU RỦI RO MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN CHI TRÊN TẠI NƠI LÀM VIỆC

Những thay đổi không nhất thiết phải đòi hỏi chi phí cao. Những thay đổi đơn giản, với giá thành thấp cũng có thể đem lại hiệu quả:

– Xem xét các rủi ro khi tiến hành thiết lập một trạm làm việc mới. Vì chi phí sẽ rẻ hơn việc thiết kế lại hoặc mua thêm nhiều công cụ phù hợp ở giai đoạn kế tiếp.

– Đầu tiên, tiến hành xử lý các rủi ro nghiêm trọng hoặc những rủi ro gây ảnh hưởng tới số lượng lớn người lao động.

– Cố gắng thiết kế nhiệm vụ và trạm làm việc phù hợp với từng người lao động hơn là làm cho người lao động thích nghi để phù hợp với nhiệm vụ và trạm làm việc.

– Kiểm tra bất kỳ thay đổi nào trên một hoặc hai người lao động trước khi áp dụng thay đổi đối với tất cả người lao động.

Giảm thiểu tác động của các yếu tố rủi ro

Đầu tiên, nếu có thể tiến hành cơ giới hóa bất kỳ nhiệm vụ công việc nào có nguy cơ gây ra rủi ro về hội chứng rối loạn chi trên.

Giảm bớt sự lặp đi lặp lại

– Loại bỏ những khoảng thời gian làm việc với nhiều thao tác lặp đi lặp lại bằng những khoảng nghỉ giải lao ngắn thay vì nghỉ một lần vào bữa trưa hoặc giữa ca.

– Cho phép những khoảng dừng ngắn và thường xuyên đối với những công việc căng thẳng.

Tìm tư thế làm việc phù hợp

– Thiết kế nơi làm việc và thiết bị dành cho người lao động với khổ người, sức bền… khác nhau cũng như nơi làm việc dành cho người lao động thuận tay trái.

– Cung cấp các bục bệ, các loại ghế ngồi có thể điều chỉnh được, có chỗ để chân, các công cụ có kẹp cầm tay phù hợp.

– Sắp xếp vị trí, độ cao và bố cục của trạm công tác phù hợp với công việc.

Giảm thiểu lực áp dụng

– Giảm thiểu sức nặng của vật, hoặc khoảng cách di chuyển hoặc chia nhỏ các vật thay vì nâng tất cả lên.

– Đảm bảo các cần điều khiển hoặc thiết bị điều khiển đang sử dụng được bảo dưỡng tốt và dễ dàng thao tác bằng tay mà không yêu cầu sử dụng lực không cần thiết.

– Cung cấp các công cụ có trọng lượng nhẹ, hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ, đồ gá lắp hoặc đối trọng.

– Đảm bảo tất cả các công cụ được bảo dưỡng đầy đủ và thực hiện quy định bảo trì thường xuyên.

– Đảm bảo các công cụ phù hợp được sử dụng cho công việc giúp giảm lực áp dụng được yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ.

Giảm thiểu thời gian

– Chia sẻ một nhiệm vụ công việc rủi ro cao trong một đội bằng cách luân phiên lao động thực hiện các nhiệm vụ (mỗi nhiệm vụ cần có sự khác biệt nhằm đem lại lợi ích cho người lao động).

– Cho phép người lao động thực hiện nhiều hơn một bước trong một quy trình (mở rộng công việc), điều này có thể giảm bớt rủi ro phơi nhiệm hội chứng rối loạn chi trên đối với một nhiệm vụ cụ thể (đưa ra các bước không có cùng các rủi ro).

– Có những khoảng nghỉ ngắn, thường xuyên đối với những hoạt động nhiều rủi ro (không cần thiết phải nghỉ dài).

Cải thiện môi trường làm việc

– Mua sắm công cụ có độ rung thấp để giảm bớt rủi ro về hội chứng rung động bàn tay-cánh tay (HAV).

– Đảm bảo nhiệt độ phù hợp và tránh đặt trạm làm việc quá gần hệ thống thông gió.

– Đảm bảo hệ thống chiếu sáng tốt hoặc cung cấp đèn làm việc cá nhân cho người lao động.

– Tránh phản xạ ánh sáng hoặc ánh sáng chói lóa bằng các loại đèn chuyển động, trang bị rèm cửa hoặc các trạm làm việc lưu động.

Giải quyết các tác động cơ bản của công việc hoặc các điều kiện

– Khuyến khích làm việc theo nhóm, và bảo đảm việc trao đổi thông tin giữa người lao động và bộ phận điều hành quản lý.

– Luân chuyển lao động giữa các nhiệm vụ công việc nhằm giảm bớt sự nhàm chán.

– Theo dõi tốc độ sản xuất để giữ khối lượng công việc hợp lý.

– Đào tạo người lao động để họ cảm thấy đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ.

– Tạo sự cân bằng trong chế độ khen thưởng vì có thể động viên người lao động làm việc tốt hơn.

– Tạo điều kiện để người lao động tham gia vào những quyết định liên quan đến bản thân cũng như công việc của họ.

Đối phó với hội chứng rối loạn chi trên hiện đang tồn tại

Không thể ngăn chặn được tất cả các trường hợp mắc hội chứng rối loạn chi trên nhưng có thể hỗ trợ giúp phòng ngừa các triệu chứng xuất hiện hoặc ca bệnh nặng gây ra do công việc haydiễn biến xấu đi do các hoạt động công việc.

Kiểm tra sức khoẻ

– Nếu phát hiện thấy có những rủi ro do hội chứng rối loạn chi trên tại nơi làm việc, cần có các hệ thống phù hợp để sớm tập hợp báo cáo về các triệu chứng mà người lao động gặp phải. Những hệ thống này thường liên quan đến việc kiểm tra sức khỏe. Không có quy định pháp lý nào yêu cầu phải tiến hành kiểm tra sức khỏe nhưng đây là cách thức tốt nhất để phản hồi và thông tin về đánh giá rủi ro và bảo đảm các biện pháp kiểm soát được áp dụng đều nhằm phòng ngừa hoặc giảm nhẹ các vấn đề này sinh.

– Khuyến khích người lao động báo cáo sớm các dấu hiệu hay triệu chứng bệnh trước khi tình huống trở nên nghiêm trọng. Khi đã có một cái nhìn tổng quan về việc người lao động có báo cáo về các hội chứng rối loạn chi trên, tiến hành tìm kiếm những trường hợp điển hình trong các nhóm người lao động hoặc gắn với những nhiệm vụ nhất định và có hành động cụ thể để giảm thiểu tối đa rủi ro.

– Xin tư vấn chuyên gia nhằm xác định và tìm cách thức phù hợp đề làm quen với các nhiệm vụ công việc, cách thức tổ chức công việc và môi trường lao động để từ đó giảm bớt rủi ro.

– Phản hồi từ các hệ thống kiểm tra có thể cho thấy những cá nhân đặc biệt nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến hội chứng rối loại chi trên và cần hỗ trợ đặc biệt.

Dự phòng về sức khỏe nghề nghiệp hay hỗ trợ y tế

Cần tiếp cận được với lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, để từ đó người lao động có thể nhận được sự hỗ trợ và tư vấn về các triệu chứng bệnh gặp phải. Dự phòng về sức khỏe nghề nghiệp có giá trị trong việc tư vấn về cách thức quản lý các trường hợp mắc bệnh.

Những người mắc phải hội chứng rối loạn chi trên thường hồi phục hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị hợp lý.

Những điểm cần chú ý:

– Những vấn đề liên quan đến hội chứng rối loạn chi trên có thể rất đặc chưng ở một cá nhân – mỗi người một dạng khác nhau và cần được điều trị căn cứ trên từng trường hợp.

– Nếu một nhiệm vụ công việc là nguyên nhân gây ra hoặc góp phần gây ra hội chứng rối loạn chi trên, thì người lao động cần ngừng làm công việc đó trong một khoảng thời gian. Những nhiệm vụ được điều chỉnh tạm thời có thể hỗ trợ quá trình phục hồi.

– Cần thống nhất và chủ động rà soát các kế hoạch quay trở lại làm việc giữa tất cả các bên liên quan. Nếu người lao động mắc hội chứng rối loạn chi trên phải nghỉ việc, thì có thể quay lại làm việc trước khi tất cả các triệu chứng được làm sáng tỏ, miễn sao không có những tư vấn y tế trái ngược nhau.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: http://www.hse.gov.uk)