Tình trạng nhiễm độc chì và sức khỏe tâm thần của trẻ em

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:27(GMT +7)

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành trên 235 trẻ em tại làng nghề tái chế chì từ 0-18 tuổi. Trong đó, trẻ > 6 tuổi chiếm tỷ lệ 51,5%. Các trẻ em được xét nghiệm chì máu và khám sức khỏe tâm thần (sử dụng Test Denver II cho trẻ < 6 tuổi và Test Raven cho trẻ ≥ 6 tuổi).

Kết quả nghiên cứu cho thấy: 31,1% trẻ có chì máu ở mức ≤10µg/dL và 68,9% trẻ có chì máu ở mức >10µg/dL (từ 10-44,9µg/dL). Nhóm trẻ ≤6 tuổi có chì máu là 18,2±9,3 µg/dL, cao hơn so với chì máu ở nhóm >6 tuổi (14,3±7,0 µg/dL) ở mức có ý nghĩa thống kê (p<0,05); 16,6% trẻ có các biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần, trong đó: 2,6% chậm phát triển nhẹ, 5,5% nghi ngờ chậm phát triển nhẹ, 5,1%) gặp khó khăn trong học tập, 2,1% tăng động, giảm chú ý, 1,3% chậm phát triển ngôn ngữ. Tỷ lệ trẻ (19,1%) có biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần với mức chì máu >10µg /dLcó xu hướng cao hơn tỷ lệ trẻ (11,0%) có biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần với mức chì máu ≤ 10 µg /dL  (p>0,05).

Các tác giả khuyến nghị cần phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm độc chì và sự bất thường về sức khỏe tâm thần của trẻ có phơi nhiễm với chì để có các giải pháp can thiệp sớm và phù hợp nếu cần thiết.

Từ  khóa: Nhiễm độc chì, sức khỏe tâm thần, trẻ em

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phơi nhiễm chì là vấn đề rất được quan tâm ở Việt Nam. Chì được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, khai khoáng, luyện kim, sản xuất ắc quy…. Chì gây tác hại đối với các cơ quan khác nhau của cơ thể: hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết và sức khỏe tâm thần.

Chì xâm nhập vào cơ thể qua tiêu hoá, hô hấp, qua da. Sự phân bố chì trong cơ thể không đồng đều. Sau khi được hấp thu vào máu chì được vận chuyển tới các mô và tích lũy với hàm lượng cao như xương, răng, gan, phổi, thận, não, lách. Chỉ 20 giờ sau khi xâm nhập vào cơ thể, 70 – 90% lượng chì được tích luỹ vào xương, xương là kho dự trữ và từ các kho tích luỹ này, chì có thể bài tiết ngược vào máu. Thời gian bán hủy của chì trong các mô mềm là 40 ngày, trong xương 20-30 năm.

Gần đây ô nhiễm chì ngày càng trở nên phức tạp, thường xảy ra ở các nghề tái chế chì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng dân cư, nhất là đối với trẻ em.

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:

Mục tiêu nghiên cứu

– Xác định tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ tại một làng nghề tái chế chì

– Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

235 trẻ sống tại một xã thuộc làng nghề tái chế chì

2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

+ Xét nghiệm chì máu: bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật lò Graphit (thường quy kỹ thuật Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường)

+ Sử dụng các test tâm lý đánh giá sự phát triển của trẻ về sức khỏe tâm thần:

         Test Denver II: Sử dụng cho trẻ < 6 tuổi

         Test Raven: Sử dụng cho trẻ ≥ 6 tuổi

Nhập và xử lý số liệu: Số liệu sẽ được nhập, xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. 20

– Đạo đức trong nghiên cứu: Tuân thủ đầy đủ các quy định về vấn đề y đức trong nghiên cứu

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Tổng số 235 trẻ của một làng nghề tái chế chì được xét nghiệm chì máu và khám sức khỏe tâm thần; trong đó phần lớn là trẻ trên 6 tuổi (51,5%). Trẻ từ 3-5 tuổi chiếm 20,4%. Có 24,7% trẻ từ 1-2 tuổi và trẻ dưới 1 tuổi chiếm 3,4%.

2. Tình trạng nhiễm độc chì của trẻ

Kết quả xét nghiệm chì máu cho thấy: Có 73/235 trẻ có kết quả xét nghiệm chì máu ở mức ≤10µg/dL – chiếm 31,1% và 162/235 trẻ (68,9%) có chì máu >10µg/dL (từ 10-44,9µg/dL).

Nhóm trẻ ≤6 tuổi có mức độ chì máu là 18,2±9,3 µg/dL, cao hơn so với mức độ chì máu của trẻ ở nhóm >6 tuổi (14,3±7,0 µg/dL) có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3. Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ

Kết quả khám cho thấy: 196 trẻ (83,4%) có sự phát triển bình thường về sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ trẻ có các biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần là 16,6% (39/235 trẻ).

Tỷ lệ các trẻ có các biểu hiện về sức khỏe tâm thần như sau:

– Có 6 trẻ chậm phát triển nhẹ (2,6% tính trên tổng số trẻ được khám)

– Có 13 trẻ nghi ngờ chậm phát triển nhẹ (5,5% tính trên tổng số trẻ được khám)

– Có 12 trẻ gặp khó khăn trong học tập (5,1% tính trên tổng số trẻ được khám)

– Có 5 trẻ cần theo dõi tăng động, giảm chú ý (2,1% tính trên tổng số trẻ được khám)

– Có 3 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ (1,3% tính trên tổng số trẻ được khám)

Không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ có biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần giữa các nhóm tuổi: Từ 1 đến 2 tuổi (trẻ mầm non), từ 3-5 tuổi (trẻ mẫu giáo) và từ 6 – 18 tuổi (học sinh) (p>0,05).

Tỷ lệ trẻ nam có biểu hiện không bình thường qua khám lâm sàng tâm thần nhi là 19,4% và trẻ nữ là 13,2%. Không thấy có sự khác biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ về biểu hiện không bình thường qua khám sức khỏe tâm thần (p>0,05).

4. Nhiễm độc chì và sức khỏe tâm thần của trẻ

Tỷ lệ trẻ có biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần có mức chì máu >10µg /dL là 19,1%; có xu hướng cao hơn tỷ lệ trẻ có mức chì máu ≤ 10 µg /dL (11,0%); tuy vậy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Trong 39 trẻ có biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần, xét nghiệm chì máu cho thấy:

– Mức ≤10µg /dL: có 8 trẻ, trong đó

+ Dưới 5µg /dL: có 2/39 trẻ (5,1%)

+ Từ 5-10µg /dL: có 6/39 trẻ (15,4%)

– Mức >10µg /dL: có 31 trẻ, trong đó

+ Từ 10,1-14,9µg /dL: có 11/39 trẻ (28,2%)

+ Từ 15-19,9µg /dL: có 10/39 trẻ (25,6%)

+ Từ 20-44,9µg /dL: có 10/39 trẻ (25,6%)

IV. BÀN LUẬN

Tổng số 235 trẻ của một làng nghề tái chế chì được xét nghiệm chì máu và khám sức khỏe tâm thần; trong đó phần lớn là trẻ trên 6 tuổi (51,5%). Trẻ từ 3-5 tuổi chiếm 20,4%. Có 24,7% trẻ từ 1-2 tuổi và trẻ dưới 1 tuổi chiếm 3,4%. Số trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ (54,9% so với 45,1%).

Kết quả xét nghiệm chì máu cho thấy: Có 73/235 trẻ có kết quả xét nghiệm chì máu ở mức ≤10µg/dL – chiếm 31,1% và 162/235 trẻ (68,9%) có chì máu >10µg/dL (từ 10-44,9µg/dL). Nhóm trẻ ≤6 tuổi có mức độ chì máu là 18,2±9,3 µg/dL, cao hơn so với mức độ chì máu của trẻ ở nhóm >6 tuổi (14,3±7,0 µg/dL) có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả khám cho thấy: 196 trẻ (83,4%) có sự phát triển bình thường về sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ trẻ có các biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần là 16,6% (39/235 trẻ); trong đó có 6/235 trẻ (2,6%) chậm phát triển nhẹ, 13/235 trẻ (5,5%) nghi ngờ chậm phát triển nhẹ, 12/235 trẻ (5,1%) gặp khó khăn trong học tập, 5/235 trẻ (2,1%) cần theo dõi tăng động, giảm chú ý, 3/235 trẻ (1,3%) chậm phát triển ngôn ngữ. Tỷ lệ trẻ nam có biểu hiện không bình thường là 19,4% và trẻ nữ là 13,2%. Không thấy có sự khác biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ về biểu hiện không bình thường qua khám sức khỏe tâm thần (p>0,05).

Tỷ lệ trẻ có biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần có mức chì máu >10µg /dL là 19,1%; có xu hướng cao hơn tỷ lệ trẻ có mức chì máu ≤ 10 µg /dL (11,0%); tuy vậy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Nghiên cứu của Bellinger DC  (1992) [1] cho thấy: Những tác động của mức độ tiếp xúc với chì thấp với khả năng nhận thức và học tập của trẻ em ở độ tuổi đi học là không chắc chắn. Test thần kinh tâm lý đã được thực hiện ở trẻ 10 tuổi trên 148 trẻ em có tiếp xúc với chì và chức năng nhận thức đã được đánh giá trước đây ở độ tuổi 6, 12, 18, ​​24, và 57 tháng. Sử dụng test Wechsler sửa đổi (Wechsler Intelligence Scale cho trẻ em-sửa đổi – Wisc-R) và test Kaufman kiểm tra thành tựu giáo dục (K-TEA). Mức độ chì máu cao hơn ở 24 tháng tuổi, nhưng không ở các độ tuổi khác, có liên quan đáng kể với sự giảm điểm số cả hai test Wisc-R và K-TEA sau khi điều chỉnh yếu tố gây nhiễu. Trên phạm vi khoảng 0-25mg/dL, một (10 mg / dL) tăng 0,48-mumol/L trong máu dẫn vào 24 tháng có liên quan đến giảm 5,8 điểm Wisc-R chỉ số IQ (95% khoảng tin cậy: 1,7-9,9, p=0,007) và giảm 8,9 điểm trong test K-TEA (KTC 95%: 4,2-13,6, p=0,0003). Có nghĩa là nồng độ chì máu ở 24 tháng tuổi là 0,31µg/L (6,5mg/dL; SD: 4.9, độ tin cậy 90%: 12.5). Nồng độ chì máu cao ở 24 tháng tuổi có liên quan đến giảm khả năng nhận thức và học tập ở 10 tuổi.

Counter SA(2005) [2] cũng cho rằng: Tiếp xúc với chì (Pb) làm suy giảm trí tuệ ở trẻ là giả thuyết thiết lập không vững chắc. Một số nghiên cứu sử dụng trí thông minh ngôn ngữ thông thường dựa trên các bài kiểm tra đã cho rằng nồng độ chì máu ở trẻ (PBB) thấp hơn 10mg/dL (0.483 m mol/L) có liên quan đến giảm trí thông minh. Tuy nhiên, những thử nghiệm này còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá của trẻ trong việc đánh giá các hoạt động trí tuệ. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá những ảnh hưởng của nồng độ chì máu trên trí thông minh phi ngôn ngữ Andes trong trẻ em tiếp xúc với môi trường có chì mãn tính. Tác giả sử dụng test Raven màu (Raven Progressive Matrices – RCPM) như một thử nghiệm trí thông minh phi ngôn ngữ. Nghiên cứu này thực hiện  trên 188 trẻ em thường xuyên tiếp xúc với chì (chỉ số sinh học là nồng độ chì trong máu) có độ tuổi 5,33-11,67 năm của Ecuador Andes. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức chì máu trung bình của 188 trẻ em là 29,3 mg/dL (khoảng 3,5-94,3mg/dL). 47 trẻ em có nồng độ chì máu <10mg/dL (theo phân loại của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh – CDC), trong đó 30 trẻ là bất thường về test Raven màu (ví dụ ≤25% điểm chuẩn). Trong số 141 trẻ em với mức chì máu ≥10µg/dL, 97 có điểm số test Raven màu bất thường. Một phân tích hồi quy cho thấy có mối liên quan nghịch ý nghĩa thống kê (r = -0,331, p<0,0001) giữa mức độ chì máu và điểm chuẩn test Raven màu. Chuyển đổi các tiêu chuẩn test Raven màu ra chỉ số IQ ước tính cho thấy sự giảm hai điểm gần đúng trong chỉ số IQ cho mỗi tăng 10µg/dL trong mức chì máu từ 10 đến > 70 µg/dL.

Tuy vậy Linda H. Nie (2011) [3] lại có quan điểm khác: tiếp xúc với chì từ khi còn nhỏ ảnh hưởng tới sự phát triển về thần kinh của trẻ sau này. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 11 trẻ em: đo chỉ số tích lũy chì trong máu (CBLI), đồng thời đánh giá mức độ chì máu (BLL) và đo lượng chì trong xương nhằm tìm ra chỉ số đánh giá sự tiếp xúc với chì tốt nhất ở trẻ. 9/11 trẻ có biểu hiện bất thường về thần kinh trên lâm sàng. Tác giả nhận thấy chỉ số tích lũy chì trong máu (CBLI) có mối liên quan với điểm IQ có ý nghĩa và mức độ chì máu hiện tại nhưng không phải là mức độ chì máu cao nhất không có mối liên quan với điểm IQ. Như vậy, chỉ số tích lũy chì trong máu (CBLI) là một chỉ số dự báo tốt về phát triển thần kinh hơn là mức độ chì trong máu hiện tại hoặc mức chì máu cao nhất.

Cùng quan điểm với Linda H. Nie, nghiên cứu của Meeyoung O. Min (2009) [4] đã tiến hành trên 278 trẻ nội thành, chủ yếu là trẻ em Mỹ gốc Phi. Tác động của tiếp xúc với chì lần đầu sau khi sinh được đo ở trẻ lên 4 tuổi bằng chỉ số IQ của trẻ và thành tích học tập được kiểm tra khi 4, 9, và 11 tuổi.  Phân tích hồi quy mối liên quan tuyến tính giữa ảnh hưởng của tiếp xúc với chì và IQ. Chỉ số IQ giảm đi khoảng 4,1-5,4 điểm IQ ước tính cho mỗi 10 mg/dl tăng mức độ chì trong máu ở những độ tuổi 4, 9, và 11 năm như là mức độ chì trong máu ở 4 tuổi. Giảm điểm test các bài kiểm tra phi ngôn ngữ có liên quan đến hàm lượng chì máu cao khi 4 tuổi, trong khi giảm điểm test các bài kiểm tra bằng lời nói trở nên rõ ràng chỉ ở tuổi 11. Điểm tóm tắt đọc thấp hơn khi 9 và 11 tuổi có liên quan đến tiếp xúc với chì cao hơn, trong khi giảm khả năng toán học là không rõ ràng cho đến 11 tuổi. Phân tích theo nhóm trẻ em có nồng độ chì trong máu <10mg/dL cho thấy tác dụng bất lợi ngay cả khi ở nồng độ chì máu 5mg/dL.

V. KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 235 trẻ của một làng nghề tái chế chì từ 0-18 tuổi, trong đó trẻ trên 6 tuổi chiếm tỷ lệ 51,5%. Tỷ lệ trẻ nam là 54,9% và trẻ nữ là 45,1%. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Kết quả xét nghiệm chì máu: Có 73/235 trẻ có kết quả xét nghiệm chì máu ở mức ≤10µg/dL – chiếm 31,1% và 162/235 trẻ (68,9%) có chì máu >10µg/dL (từ 10-44,9µg/dL). Nhóm trẻ ≤6 tuổi có mức độ chì máu là 18,2±9,3 µg/dL, cao hơn so với mức độ chì máu của trẻ ở nhóm >6 tuổi (14,3±7,0 µg/dL) có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả khám sức khỏe tâm thần: 196 trẻ (83,4%) có sự phát triển bình thường về sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ trẻ có các biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần là 16,6% (39/235 trẻ); trong đó có 6/235 trẻ (2,6%) chậm phát triển nhẹ, 13/235 trẻ (5,5%) nghi ngờ chậm phát triển nhẹ, 12/235 trẻ (5,1%) gặp khó khăn trong học tập, 5/235 trẻ (2,1%) cần theo dõi tăng động, giảm chú ý, 3/235 trẻ (1,3%) chậm phát triển ngôn ngữ.

Tỷ lệ trẻ có biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần có mức chì máu >10µg /dL là 19,1%; có xu hướng cao hơn tỷ lệ trẻ có mức chì máu ≤ 10 µg /dL (11,0%); tuy vậy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

VI. KHUYẾN NGHỊ

Các tác giả khuyến nghị cần phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm độc chì và sự bất thường về sức khỏe tâm thần của trẻ có phơi nhiễm với chì để có các giải pháp can thiệp sớm và phù hợp nếu cần thiết.

IV. BÀN LUẬN

Tổng số 235 trẻ của một làng nghề tái chế chì được xét nghiệm chì máu và khám sức khỏe tâm thần; trong đó phần lớn là trẻ trên 6 tuổi (51,5%). Trẻ từ 3-5 tuổi chiếm 20,4%. Có 24,7% trẻ từ 1-2 tuổi và trẻ dưới 1 tuổi chiếm 3,4%. Số trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ (54,9% so với 45,1%).

Kết quả xét nghiệm chì máu cho thấy: Có 73/235 trẻ có kết quả xét nghiệm chì máu ở mức ≤10µg/dL – chiếm 31,1% và 162/235 trẻ (68,9%) có chì máu >10µg/dL (từ 10-44,9µg/dL). Nhóm trẻ ≤6 tuổi có mức độ chì máu là 18,2±9,3 µg/dL, cao hơn so với mức độ chì máu của trẻ ở nhóm >6 tuổi (14,3±7,0 µg/dL) có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả khám cho thấy: 196 trẻ (83,4%) có sự phát triển bình thường về sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ trẻ có các biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần là 16,6% (39/235 trẻ); trong đó có 6/235 trẻ (2,6%) chậm phát triển nhẹ, 13/235 trẻ (5,5%) nghi ngờ chậm phát triển nhẹ, 12/235 trẻ (5,1%) gặp khó khăn trong học tập, 5/235 trẻ (2,1%) cần theo dõi tăng động, giảm chú ý, 3/235 trẻ (1,3%) chậm phát triển ngôn ngữ. Tỷ lệ trẻ nam có biểu hiện không bình thường là 19,4% và trẻ nữ là 13,2%. Không thấy có sự khác biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ về biểu hiện không bình thường qua khám sức khỏe tâm thần (p>0,05).

Tỷ lệ trẻ có biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần có mức chì máu >10µg /dL là 19,1%; có xu hướng cao hơn tỷ lệ trẻ có mức chì máu ≤ 10 µg /dL (11,0%); tuy vậy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Nghiên cứu của Bellinger DC(1992) [1] cho thấy: Những tác động của mức độ tiếp xúc với chì thấp với khả năng nhận thức và học tập của trẻ em ở độ tuổi đi học là không chắc chắn. Test thần kinh tâm lý đã được thực hiện ở trẻ 10 tuổi trên 148 trẻ em có tiếp xúc với chì và chức năng nhận thức đã được đánh giá trước đây ở độ tuổi 6, 12, 18, ​​24, và 57 tháng. Sử dụng test Wechsler sửa đổi (Wechsler Intelligence Scale cho trẻ em-sửa đổi – Wisc-R) và test Kaufman kiểm tra thành tựu giáo dục (K-TEA). Mức độ chì máu cao hơn ở 24 tháng tuổi, nhưng không ở các độ tuổi khác, có liên quan đáng kể với sự giảm điểm số cả hai test Wisc-R và K-TEA sau khi điều chỉnh yếu tố gây nhiễu. Trên phạm vi khoảng 0-25mg/dL, một (10 mg / dL) tăng 0,48-mumol/L trong máu dẫn vào 24 tháng có liên quan đến giảm 5,8 điểm Wisc-R chỉ số IQ (95% khoảng tin cậy: 1,7-9,9, p=0,007) và giảm 8,9 điểm trong test K-TEA (KTC 95%: 4,2-13,6, p=0,0003). Có nghĩa là nồng độ chì máu ở 24 tháng tuổi là 0,31µg/L (6,5mg/dL; SD: 4.9, độ tin cậy 90%: 12.5). Nồng độ chì máu cao ở 24 tháng tuổi có liên quan đến giảm khả năng nhận thức và học tập ở 10 tuổi.

Counter SA (2005) [2] cũng cho rằng: Tiếp xúc với chì (Pb) làm suy giảm trí tuệ ở trẻ là giả thuyết thiết lập không vững chắc. Một số nghiên cứu sử dụng trí thông minh ngôn ngữ thông thường dựa trên các bài kiểm tra đã cho rằng nồng độ chì máu ở trẻ (PBB) thấp hơn 10mg/dL (0.483 m mol/L) có liên quan đến giảm trí thông minh. Tuy nhiên, những thử nghiệm này còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá của trẻ trong việc đánh giá các hoạt động trí tuệ. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá những ảnh hưởng của nồng độ chì máu trên trí thông minh phi ngôn ngữ Andes trong trẻ em tiếp xúc với môi trường có chì mãn tính. Tác giả sử dụng test Raven màu (Raven Progressive Matrices – RCPM) như một thử nghiệm trí thông minh phi ngôn ngữ. Nghiên cứu này thực hiện  trên 188 trẻ em thường xuyên tiếp xúc với chì (chỉ số sinh học là nồng độ chì trong máu) có độ tuổi 5,33-11,67 năm của Ecuador Andes. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức chì máu trung bình của 188 trẻ em là 29,3 mg/dL (khoảng 3,5-94,3mg/dL). 47 trẻ em có nồng độ chì máu <10mg/dL (theo phân loại của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh – CDC), trong đó 30 trẻ là bất thường về test Raven màu (ví dụ ≤25% điểm chuẩn). Trong số 141 trẻ em với mức chì máu ≥10µg/dL, 97 có điểm số test Raven màu bất thường. Một phân tích hồi quy cho thấy có mối liên quan nghịch ý nghĩa thống kê (r = -0,331, p<0,0001) giữa mức độ chì máu và điểm chuẩn test Raven màu. Chuyển đổi các tiêu chuẩn test Raven màu ra chỉ số IQ ước tính cho thấy sự giảm hai điểm gần đúng trong chỉ số IQ cho mỗi tăng 10µg/dL trong mức chì máu từ 10 đến > 70 µg/dL.

Tuy vậy Linda H. Nie (2011) [3] lại có quan điểm khác: tiếp xúc với chì từ khi còn nhỏ ảnh hưởng tới sự phát triển về thần kinh của trẻ sau này. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 11 trẻ em: đo chỉ số tích lũy chì trong máu (CBLI), đồng thời đánh giá mức độ chì máu (BLL) và đo lượng chì trong xương nhằm tìm ra chỉ số đánh giá sự tiếp xúc với chì tốt nhất ở trẻ. 9/11 trẻ có biểu hiện bất thường về thần kinh trên lâm sàng. Tác giả nhận thấy chỉ số tích lũy chì trong máu (CBLI) có mối liên quan với điểm IQ có ý nghĩa và mức độ chì máu hiện tại nhưng không phải là mức độ chì máu cao nhất không có mối liên quan với điểm IQ. Như vậy, chỉ số tích lũy chì trong máu (CBLI) là một chỉ số dự báo tốt về phát triển thần kinh hơn là mức độ chì trong máu hiện tại hoặc mức chì máu cao nhất.

Cùng quan điểm với Linda H. Nie , nghiên cứu của Meeyoung O. Min (2009) [4] đã tiến hành trên 278 trẻ nội thành, chủ yếu là trẻ em Mỹ gốc Phi. Tác động của tiếp xúc với chì lần đầu sau khi sinh được đo ở trẻ lên 4 tuổi bằng chỉ số IQ của trẻ và thành tích học tập được kiểm tra khi 4, 9, và 11 tuổi.  Phân tích hồi quy mối liên quan tuyến tính giữa ảnh hưởng của tiếp xúc với chì và IQ. Chỉ số IQ giảm đi khoảng 4,1-5,4 điểm IQ ước tính cho mỗi 10 mg/dl tăng mức độ chì trong máu ở những độ tuổi 4, 9, và 11 năm như là mức độ chì trong máu ở 4 tuổi. Giảm điểm test các bài kiểm tra phi ngôn ngữ có liên quan đến hàm lượng chì máu cao khi 4 tuổi, trong khi giảm điểm test các bài kiểm tra bằng lời nói trở nên rõ ràng chỉ ở tuổi 11. Điểm tóm tắt đọc thấp hơn khi 9 và 11 tuổi có liên quan đến tiếp xúc với chì cao hơn, trong khi giảm khả năng toán học là không rõ ràng cho đến 11 tuổi. Phân tích theo nhóm trẻ em có nồng độ chì trong máu <10mg/dL cho thấy tác dụng bất lợi ngay cả khi ở nồng độ chì máu 5mg/dL.

V. KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 235 trẻ của một làng nghề tái chế chì từ 0-18 tuổi, trong đó trẻ trên 6 tuổi chiếm tỷ lệ 51,5%. Tỷ lệ trẻ nam là 54,9% và trẻ nữ là 45,1%. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Kết quả xét nghiệm chì máu: Có 73/235 trẻ có kết quả xét nghiệm chì máu ở mức ≤10µg/dL – chiếm 31,1% và 162/235 trẻ (68,9%) có chì máu >10µg/dL (từ 10-44,9µg/dL). Nhóm trẻ ≤6 tuổi có mức độ chì máu là 18,2±9,3 µg/dL, cao hơn so với mức độ chì máu của trẻ ở nhóm >6 tuổi (14,3±7,0 µg/dL) có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả khám sức khỏe tâm thần: 196 trẻ (83,4%) có sự phát triển bình thường về sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ trẻ có các biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần là 16,6% (39/235 trẻ); trong đó có 6/235 trẻ (2,6%) chậm phát triển nhẹ, 13/235 trẻ (5,5%) nghi ngờ chậm phát triển nhẹ, 12/235 trẻ (5,1%) gặp khó khăn trong học tập, 5/235 trẻ (2,1%) cần theo dõi tăng động, giảm chú ý, 3/235 trẻ (1,3%) chậm phát triển ngôn ngữ.

Tỷ lệ trẻ có biểu hiện không bình thường về sức khỏe tâm thần có mức chì máu >10µg /dL là 19,1%; có xu hướng cao hơn tỷ lệ trẻ có mức chì máu ≤ 10 µg /dL (11,0%); tuy vậy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

VI. KHUYẾN NGHỊ

Các tác giả khuyến nghị cần phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm độc chì và sự bất thường về sức khỏe tâm thần của trẻ có phơi nhiễm với chì để có các giải pháp can thiệp sớm và phù hợp nếu cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bellinger DCStiles KMNeedleman HL (1992). “Low-level lead exposure, intelligence and academic achievement: a long-term follow-up study”, Pediatrics. 1992 Dec;90(6):855-61.

2. Counter SABuchanan LHOrtega F (2005). “Neurocognitive impairment in lead-exposed children of Andean lead-glazing workers”, J Occup Environ Med. 2005 Mar;47(3):306-12.

3. Linda H. Nie, Robert O. Wright,  David C. Bellinger et al (2011). “Blood lead levels and cumulative blood lead index (CBLI) as predictors of late neurodevelopment in lead poisoned children”, Biomarkers. 2011 September; 16(6): 517–524.

4. Meeyoung O. MinLynn T. Singer,  H. Lester Kirchner et al (2009), “Cognitive Development and Low-Level Lead Exposure in Poly-Drug Exposed Children”, Neurotoxicol Teratol. 2009; 31(4): 225–231.

Nguyễn Thu Hà, Doãn Ngọc Hải, Nguyễn Đức Sơn

 Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường


(Nguồn tin: Nilp.vn)