Tránh những công việc đòi hỏi người lao động phải cúi hay vặn mình khi vận chuyển nguyên vật liệu
TẠI SAO
Cúi hay vặn mình là những động tác không vững. Khi cùng làm một khối lượng công việc tương tự, trong tư thế cúi hoặc vặn mình người lao động phải sử dụng nhiều thời gian hơn và bị mệt hơn. Cúi hay vặn mình là những nguyên nhân chủ yếu của tổn thương về lưng, các rối loạn cổ và vai.
RỦI RO / TRIỆU CHỨNG
• Gây căng cơ.
• Đau thắt lưng
• Trơn, trượt, vấp ngã.
• Phải với cao
BIỆN PHÁP CẢI THIỆN
1. Thay đổi vị trí vật liệu hay bán thành phẩm sao cho công việc vận chuyển được làm ở phái trước phía trước người lao động mà không cần phải cúi người hay vặn mình
2. Cải tiến bề mặt làm việc trong công việc vận chuyển để người lao động có thể đứng chân vững và không phải cúi hay vặn mình.
3. Sử dụng những phương tiện cơ giới để vận chuyển hàng tới trước mặt người lao động . Người lao động có thể lấy chi tiết công việc và đặt các chi tiết đã hoàn thành mà không bị ép vào tư thế bất lợi.
4. Thay đổi chiều cao làm việc (ví dụ thay đổi chiều cao của bàn làm việc hay vị trí nạp vật liệu) để cho người lao động có thể lấy các chi tiết công việc mà không phải cúi.
(i) và (ii) giảm tối đa khoảng cách giữa người lao động và sản phẩm đang thao tác.
Điều chỉnh độ cao bằng “thiết bị nâng chân chéo”
GỢI Ý THÊM
• Bất kỳ khi nào có thể hãy tránh vận chuyển bằng tay và mang vác những vật nặng. Cúi hoặc vặn mình khixử lý những vật nặng là đặc biệt có hại.
• Một số người lao động làm việc đứng phải cúi xuống vì họ không thể tiếp cận tới sản phẩm do không đủ khoảng trống cho đầu gối và chân.
• Tránh kết hợp mang vác trong khi đang làm những nhiệm vụ khác, vì đây thường là nguyên nhân khiến người lao động phải cúi hay vặn mình. Sắp xếp công việc lại sao cho việc mang vác là công việc duy nhất chỉ được làm thời gian đó.
ĐIỂM CẦN NHỚ
Tổn thương lưng do cúi hay vặn mình khi mang các tải trọng nặng có thể làm bạn giảm năng suất và phải chi phí tốn kém, vì có thể bạn mất đi một lao động lành nghề trong một thời gian dài.
(Nguồn tin: Ecgonomi checkpoints, ILO)