Vệ sinh trên công trường xây dựng
Chúng có thể làm ảnh hưởng tới người lao động trong quá trình làm việc và là những nguyên nhân gián tiếp dẫn tới tai nạn lao động như trượt ngã, dẫm phải đinh hoặc chịu quá nhiều bụi. Về lâu dài, một số phế thải của công trường như bụi, hơi xăng, dầu,…. còn làm tổn hại tới sức khỏe người công nhân.
Rác và phế thải của công trường xây dựng
Trong quá trình xây dựng, công trường là nơi xuất hiện rất nhiều rác và phế thải như gỗ vụn, bùn đất bẩn hoặc vữa khô…. Công trường có rất nhiều đất bùn, gây khó khăn cho công nhân khi đi lại. Công nhân có thể bị trượt ngã, dẫn tới sứt da chảy máu hoặc bị nhiễm trùng,…. Ngoài ra, đất bẩn xung quanh lán trại của công nhân còn làm cho không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đó chính là nguyên nhân gián tiếp gây tai nạn lao động.
Biện pháp giữ vệ sinh trên công trường
– Đất bẩn cần được vận chuyển đi ngay sau khi được đào lên.
– Gỗ vụn, giấy rác hoặc vữa khô phế liệu,…. trên các tầng phải được đưa xuống và tập kết ở một vị trí được quây kín ở tầng một thông qua các đường ống kín bằng gỗ hoặc bằng nhựa. Sau đó, chúng phải được vận chuyển ra ngoài công trường.
– Dầu, mỡ của các máy thi công xây dựng không được cho chảy ra môi trường tự nhiên. Phải có các biện pháp như đậy kín can, thùng phuy để đề phòng chúng bị đổ. Kiểm tra thường xuyên vỏ thùng chứa xem có bị thủng hay han rỉ không để có phương án chuyển dầu, mỡ sang thùng khác.
– Tại các xưởng gia công phụ trợ: xưởng mộc, xưởng gia công cốt thép,…. cần được dọn dẹp sau mỗi ca làm việc.
– Tại văn phòng làm việc: Cần thường xuyên lau chùi sạch sẽ, tạo không gian làm việc tốt cho cán bộ.
– Trên công trường phải có các khu vệ sinh riêng cho nam, nữ. Ngoài ra phải có các khu vực tắm rửa cho công nhân và cán bộ sau mỗi ca làm việc.
(Nguồn tin: Trích “An toàn vệ sinh lao động trong xây dựng”, NXB Lao động-Xã hội)