Xác định các vấn đề về ecgônômi tại nơi làm việc (phần 1)

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:50(GMT +7)

Có thể nhận thấy vấn đề ecgônômi tại nơi làm việc theo nhiều cách như: người lao động phàn nàn về các chứng đau nhức hoặc các triệu chứng rối loạn; một số nơi làm việc tai nạn và tổn thương có thể rõ ràng hơn; năng suất có thể thấp hơn khả năng dự kiến; hoặc tỷ lệ mắc lỗi hay chất lượng công việc kém có thể quá cao.

Chưa có ảnh

Trên toàn cầu, vấn đề căng thẳng có liên quan đến công việc (cả về thể chất và tinh thần) đang được báo cáo thường xuyên hơn, và điều này có xu hướng dẫn tới tình trạng nghỉ việc tăng lên, động lực hoặc cam kết với công việc trở nên yếu kém đi. Điều này sẽ có thể dẫn đến hậu quả là thu nhập của người lao động và năng suất lao động của công ty thấp đi đồng thời làm tăng chi phí kinh doanh..

Các nhà ecgônômi cần phải nhận thức được ý nghĩa về sự khác biệt của mỗi cá nhân và phải xem xét đến các yếu tố con người như : người lao động cảm thấy, nghe, hiểu, quyết định và hành động như thế nào. Việc xem xét đến những vấn đề này và các yếu tố liên quan khác là rất cần thiết trong bất kỳ mọi đánh giá khi chúng sẽ ảnh hưởng đến hành vi và phản ứng của họ cũng như ảnh hưởng đến cách họ phản ứng đối với các vấn đề và các đề nghị can thiệp.

CÁC YẾU TỐ TRONG ECGÔNÔMI NGHỀ NGHIỆP

Khi phân tích công việc và tìm cách để cải thiện trên cơ sở ecgônômi cần có năm yếu tố cơ bản được giải quyết:

1. Người lao động:  

Yếu tố con người tại nơi làm việc 

Một loạt các đặc tính cần được xem xét như: tuổi; tình trạng sức khỏe; tình trạng khuyết tật; năng lực về thể chất và tinh thần; kinh nghiệm và kỹ năng; giáo dục và đào tạo.

2. Công việc/thiết kế công việc:

Những yêu cầu đối với người lao động và công việc thực tế phải thực hiện

Bao gồm nội dung công việc, nhu cầu công việc, yêu cầu thời gian như đúng thời hạn, kiểm soát về khối lượng công việc của từng cá nhân như:  phạm vi quyết định, mối quan hệ với đồng nghiệp, và trách nhiệm nghề nghiệp, công cụ làm việc và các trang thiết bị.

3. Thiết kế thiết bị:

Vị trí làm việc, công cụ và thiết bị

Thiết kế, bố trí và sử dụng đối với vị trí làm việc, các trang thiết bị điện tử và di động, máy móc, dụng cụ và quần áo bảo hộ lao động.

4. Thiết kế chỗ làm việc:

Môi  trường làm việc chung

Phòng làm việc, nhà xưởng, không gian, ánh sáng, tiếng ồn, môi trường nhiệt và khuôn viên làm việc chung.

5.  Tổ chức công việc :

Trong phạm vi rộng của vấn đề tổ chức và công việc, vấn đề này ảnh hưởng như thế nào đến từng người lao động.

Vấn đề này bao gồm các mô hình làm việc, khối lượng công việc nhiều nhất và ít nhất, ca làm việc, tư vấn kém hiệu quả hoặc những khó khăn về tổ chức, nghỉ ngơi và nghỉ việc, làm việc theo nhóm, tổ chức công việc như thế nào và tại sao, văn hóa nơi làm việc, cũng như những ảnh hưởng kinh tế và xã hội rộng lớn hơn .

Mặc dù mỗi phần có thể được đánh giá riêng, nhưng đó là sự kết hợp của tất cả năm yếu tố là vấn đề quan trọng. Do đó, cần thiết phải đánh giá tác động qua lại giữa các yếu tố phụ thuộc của tất cả các phần tương tác lẫn nhau trong một hoàn cảnh chung.

http://nilp.org.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/Moi_lienhe_ecgo_yeutokhac.JPG

Hình: Mối liên hệ giữa ecgônômi và các yếu tố khác

Yếu tố cá nhân và công việc có khả năng thay đổi những nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe và lành mạnh bao gồm:

Khả năng và giới hạn của người lao động

–  Đào tạo công việc;

–  Kỹ năng và kinh nghiệm;

–  Khả năng về thể lực;

–  Tuổi đời;

–  Các nhu cầu đặc biệt bao gồm cả việc tái phát tình trạng tàn tật.

Thiết kế công việc

* Yêu cầu công việc:

+ Cường độ lao động;

+ Thời gian lao động;

+ Tải trọng tích lũy và cao nhất đặc biệt trong các công việc lặp lại.

+ Thời gian làm việc trong ngày

* Tư thế làm việc :

+ Với cao quá đầu

+ Khom lưng, với phía trước

+ Quì hoặc cúi

+ Các cử động bất đối xứng

  * Yêu cầu tâm lý:

–  Hiểu biết và được đào tạo công nghệ mới

– Trách nhiệm với công việc

–  Yêu cầu công việc và phạm vị quyết định trong công việc

* Thiết kế chỗ làm việc – Thiết kế trang thiết bị

–  Tư thế làm việc và các cử động được xác định bằng việc thiết kế máy móc thiết bị và vị trí hoặc bố trí nơi làm việc

–   Màn hình hiển thị thông tin và kiểm soát như quay số, màn hình theo dõi, đòn nâng, nút bấm, công tắc

–   Thiết kế, lựa chọn và bảo trì công cụ

   Tiếp cận với máy móc và các bộ phận (đối với người lao động và nhân viên bảo trì)

   Điều kiện làm việc như bề mặt đường đi trơn trượt, máy móc không được bảo vệ, làm việc ở độ cao mà không có rào chắn hoặc một dây nịt an toàn

Thiết kế chỗ làm việc – Môi trường lao động

    Không gian, lối đi và bố trí nơi làm việc

   Tầm nhìn đối với từng nhiệm vụ chung và riêng.

  Tiếng ồn

   Điều kiện môi trường (Đặc biệt làm việc trong môi trường nóng, ẩm, bụi hoặc môi trường bẩn)

http://nilp.org.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/tuthelamviec_khomlung_voixa1.JPG  http://nilp.org.vn/Portals/0/VT_Articles/2014/tuthelamviec_khomlung_voixa.JPG

Ví dụ về tư thế làm việc không tốt

Tổ chức công việc

   Tổ chức về ca làm việc

   Kiểm soát quy trình làm việc

   Yêu cầu công việc (Thể chất hoặc tinh thần):

+ Định tính (khó khăn)

+ Định lượng (Số lượng)

   Đa dạng nhiệm vụ và khuyến khích người lao động

   Đào tạo nghề

   Xem xét công việc phù hợp

   Giao tiếp, thảo luận và thông tin phản hồi

   Sự cố gắng được ghi nhận.

(Biên dịch: A. Tuyết)


(Nguồn tin: Trích dẫn: Ergonomics Guidelines for occupational health practice in industrially developing countries, IEA/ICOH))