Thi công đóng cọc và những điểm cần chú ý

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:05(GMT +7)

Sau đây là những điểm quan trọng cần chú ý do có một số rủi ro thường gặp phải trong các dạng thi công đóng cọc:

1. Những điểm cần chú ý chung:

– Người điều khiển máy đóng cọc phải trên 18 tuổi và được đào tạo cẩn thận.

– Trước khi đóng cọc, phải định vị rõ các công trình ngầm và bảo vệ chúng một cách an toàn; cần phải xác định để tránh các hầm ngầm, nguồn nước ngầm và hoặc các điều kiện địa tầng có thể gây nguy hiểm cho công việc thi công .

– Phải có nền vững hoặc tấm đệm cho các cần trục.

– Khi thi công đóng cọc phải đội mủ bảo hiểm, phương tiện bảo vệ mắt, tai nếu cần thiết.

– Các máy móc, thiết bị nâng phải qua kiểm tra kỹ lưỡng và được phép sử dụng. Những máy móc đó cũng phải có tải trọng và công suất đáp ứng được yêu cầu thi công.

– Đặt biệt chú ý đề phòng hư hỏng cơ cấu nâng do sa xuống hố.

– Máy nâng để đưa công nhân lên xuống phải có tay hãm, cơ cấu hạ phải hoạt động bằng điện. Thùng lồng đưa công nhân lên xuống phải thiết kế chắc chắn, không thể xoay hoặc lật úp.

– Công nhân đóng cọc nên yêu cầu nhà thầu cung cấp đầy đủ thuyết minh trong đó nêu rõ những điểm cần chú ý, liên quan đến kiểu đóng cọc mà họ phải làm.

– Bản thuyết minh cũng phải đề cập đến việc đào tạo và cung cấp thông tin cho đốc công hoặc người điều hành.

Những điểm cần lưu ý:

Trong quá trình thi công luôn phải mang theo đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân

2. Cọc nhồi

  Có những trường hợp công nhân phải xuống kiểm tra hoặc làm sạch lỗ khoan. Lúc đó trước khi xuống cần nắm vững những nguyên tắc sau:

– Đường kính lỗ khoan tối thiểu là 75cm;

– Lỗ khoan cũng được coi là nơi có không gian hẹp, vì vật cần phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp đã được hướng dẫn nhằm tạo ra một khoảng không an toàn.

– Các chất phế thải trong quá trình khoan phải được để xa khỏi lỗ khoan;

– Phải có các thiết bị chuyên dụng được thiết kế chắc chắn và chống xoay như thùng lồng, xích để đưa công nhân xuống. Nguồn điện cung cấp cho thiết bị nâng luôn phải được duy trì khi có công nhân làm việc dưới lỗ khoan.

– Trong quá trình làm việc dưới lỗ khoan công nhân luôn phải mang trang bị bảo hộ.

– Tất cả công nhân đều phải được huấn luyện để nắm vững các thủ tục cấp cứu khi làm việc dưới lỗ khoan sâu. Việc huấn luyện phải được tiến hành một cách thường xuyên.

– Nên bố trí người quan sát bên trên trong suốt quá trình thi công dưới lỗ khoan, dùng điện hạ thế để đảm bảo an toàn.

– Trong trường hợp có thể, tốt nhất nên thay thế công nhân vào trong lỗ khoan bằng các camera hoặc các thiết bị kiểm tra từ xa.


(Nguồn tin: Trích dẫn: An toàn, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe trên công trường xây dựng, ILO)