An toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong các cơ sở khí hóa lỏng

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:14(GMT +7)

Vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ được xem như một phần của đánh giá nguy cơ hoặc rủi ro toàn diện, có thể bao gồm các nghiên cứu nhận diện mối nguy, nghiên cứu nguy cơ và khả năng thực hiện, và các nghiên cứu đánh gái rủi ro khác. Các kết quả sẽ được sử dụng cho việc lập kế hoạch quản lý sức khỏe và an toàn trong thiết kế cơ sở và hệ thống công tác an toàn, trong việc chuẩn bị và thông tin các quy trình làm việc an toàn.

Các cơ sở cần phải thiết kế để loại bỏ và giảm khả năng gây thương tích hoặc rủi ro ta nạn và phải tính đến các điều kiện môi trường phổ biến tại chỗ gồm cả nguy cơ khắc nghiệt tiềm năng như động đất hoặc bão.

Kế hoạch quản lý an toàn và sức khỏe cần thể hiện rằng sự tiếp cận có hệ thống và chặt chẽ để quản lý an toàn và sức khỏe sẽ được áp dụng và các biện pháp kiểm soát sẽ được triển khai để giảm rủi ro đến mức thấp nhất; đội ngũ cán bộ phải được đào tạo tương ứng; các thiết bị được đảm bảo giữ gìn trong điều kiện an toàn. Việc lập một ủy ban về sức khỏe và an toàn cho cơ sở cũng cần được xem xét.

Hệ  thống cấp phép làm việc chính thức cần được áp dụng cho các cơ sở. Hệ thống sẽ bảo đảm rằng tất cả các công việc có nguy cơ tiềm  năng  được tiến hành trong điều kiện an toàn và bảo đảm rằng cấp phép hiệu quả các công việc như dự tính, thông tin đầy đủ về các công việc có rủi ro và  quy trình cách ly an toàn trước khi các công việc này được bắt đầu. Quy trình đóng/ngắt thiết bị cần được thực hiện đảm bảo tất cả các thiết bị được cô lập khỏi nguồn năng lượng trước khi được bảo dưỡng hoặc dỡ bỏ.

Các vấn đề về an toàn và sức khỏe liên quan đến việc vận hành các cơ sở LNG gồm:

– Cháy và nổ

– Sự lắc ngang

– Tiếp xúc với bề mặt lạnh

– Nguy cơ hóa chất

– Không gian giới hạn

Cháy và nổ

Nguy cơ cháy và nổ tại các cơ sở LNG có thể do sự hiện hữu của các khí và chất lỏng dễ cháy, oxy và nguồn tia lửa điện trong quá trình bốc, dỡ hàng và/hoặc có sự rò rỉ hoặc tràn các sản phẩm dễ cháy. Nguồn phát tia lửa điện bao gồm sự phóng điện kèm theo quá trình lắp đặt các bộ phận tĩnh điện, chiếu sáng, các nguồn lửa hở. Sự thoát bất ngờ của LNG có thể tạo một vũng chứa  hơi chất lỏng mà kết quả tiềm tàng là cháy trong vũng và/hoặc bị phân tán của đám mây khí tự nhiên từ bể hơi.

Ngoài các khuyến nghị về quản lý vật liệu nguy hại, các biện pháp sau được khuyến nghị cho các cơ sở LNG:

– Các cơ sở LNG phải được thiết kế, xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế về giảm thiểu và kiểm soát nguy cơ cháy nổ gồm dự trù trước khoảng cách an toàn giữa các bồn chứa trong cơ sở và giữa cơ sở với các công trình lân cận;

– Thực  hiện  các  quy  trình  an  toàn cho quá trình bốc và dỡ các sản phẩm  đến  hệ  thống vận  tải  (như bồn xe lửa và xe téc, tầu thuyền) kể cả việc sử dụng khóa kiểm soát lỗi an toàn, tắt khẩn cấp và các thiết bị đo (ESD/D);

– Chuẩn bị các kế hoạch đối phó hỏa hoạn chính thức có sự hỗ trợ bằng nguồn lực và đào tạo. Việc đào tạo bao gồm việc sử dụng thiết bị ngăn chặn hỏa hoạn và sơ tán. Các quy trình có thể bao gồm việc phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ  sở  lân  cận.  

– Ngăn chặn các nguồn đánh điện như:

+ Nối đất để tránh tạo nên tĩnh điện và nguy cơ đánh lửa (kể cả các quy trình chính tắc cho việc sử dụng và bảo trì tiếp đất);

+ Sử dụng các thiết bị điện thực sự an toàn và các dụng cụ không đánh điện;

+ Thực hiện đầy đủ hệ thống cấp phép và các quy trình kiểm tra chính thức bất kỳ một công việc liên quan đến nhiệt trong hoạt động bảo dưỡng  gồm cả việc tẩy rửa bồn chứa và thoát khí;

+ Lập các vùng có nguy cơ cho thiết bị điện trong thiết kế.

– Các cơ sở sẽ phải lắp đầy đủ các thiết bị phát hiện hỏa hoạn và thiết bị ngăn chặn hỏa hoạn đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật về kiểu loại và số lượng các loại vật liệu dễ cháy và gây cháy đã được thế giới công nhận. Các thiết bị ngăn chặn lửa có thể bao gồm thiết bị lưu động/cố định như là bình chữa cháy và xe chuyên dụng. Thiết bị chữa cháy cố định bao gồm sử dụng tháp bọt khí và bơm thổi mạnh. Việc xây dựng hệ thống chữa cháy Halon không được xem như giải pháp công nghiệp  tốt và nên tránh. Hệ thống cứu hỏa cố định có thể là các bình bọt gắn trên các bồn chứa và hoạt động hệ thống chữa cháy tự động hoặc bằng tay trong vùng bốc/dỡ hàng. Nước là không phù hợp với công việc chữa  cháy LNG vì nó làm tăng sự bay hơi của LNG.

– Tất cả các hệ thống cứu hỏa phải được đặt ở vị trí an toàn của cơ sở, tránh xa lửa và có tường ngăn lửa;

– Cần tránh khí gây nổ trong không gian hẹp bằng cách tạo một vùng trơ;

– Bảo vệ các vùng sinh hoạt bằng khoảng cách hoặc bằng tường lửa. Thổi khí vào sẽ ngăn cản khói đến các vùng sinh hoạt;

– Thực hiện đầy đủ quy trình an toàn cho việc bốc/dỡ sản phẩm đến hệ thống vận chuyển (như tầu dầu, đường sắt, xìtéc và bể chứa) gồm các van an toàn và tắt khẩn cấp các thiết bị hoặc kết cấu;

– Chuẩn bị kế hoạch ứng cứu cháy được hỗ trợ bằng nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện kế hoạch;

– Trù liệu trước các khóa học về an toàn và ứng phó như là một phần của việc tuyển dung/đào tạo nhân viên sức khỏe và an toàn, gồm đào tạo sử dụng các thiết bị chữa cháy và sơ tán, một đội ngũ cứu hỏa dự kiến sẽ có với các khóa học tiên tiến.

Sự lắc ngang (Roll-over)

Chứa đựng một lượng lớn LNG trong bồn có thể dẫn đến hiện tượng “lắc ngang” đã biết. Sự lắc ngang xảy ra khi có sự phân tầng giữa các lớp có mật độ khác nhau bên trong bồn chứa, kết quả tạo nên áp suất mà nếu không có khóa an toàn làm việc  tốt có thể gây nên sự phá hủy kết cấu.

Các biện pháp được giới thiệu để ngăn sự lắc ngang bao gồm như sau:

– Quan trắc áp suất, mật độ và nhiệt độ theo tất  cả các hướng  của cột chất lỏng của bồn chứa LNG;

– Xem  xét  lắp  đặt  hệ  thống  quay vòng LNG bên trong bồn chứa;

– Lắp đặt van an toàn cho bồn được thiết kế thích nghi với điều kiện lắc ngang;

– Lắp  đặt nhiều  điểm  bốc hàng tại các mức bồn khác nhau cho phép phân bố LNG có mật độ khác nhau trong bồn ngăn chặn sự phân lớp.

Tiếp xúc với bề mặt lạnh

Lưu giữ và bảo quản LNG có thể đặt nhân viên vào tình thế tiếp xúc với sản phẩm  nhiệt độ thấp. Các thiết bị nhà máy có thể có rủi ro nghề nghiệp  do nhiệt độ thấp  sẽ được nhận  biết  một cách tương xứng và được bảo vệ để giảm thiểu sự tiếp xúc gây tai nạn cho nhân viên. Việc đào tạo được đặt ra để giáo  dục  công  nhân  quan  tâm  đến nguy cơ tiếp xúc với bề mặt lạnh  (ví dụ như bỏng lạnh), và các thiết bị bảovệ cá nhân (như găng tay, áo bảo hộ) sẽ được cung cấp khi cần.

Nguy cơ hóa chất

Việc  thiết  kế các cơ sở trên đất  liền cần giảm  bớt sự phơi  nhiễm  của các nhân viên đối với hóa chất, nhiên liệu và các sản phẩm chứa các chất nguy hiểm. Việc sử dụng các chất và sản phẩm thuộc loại rất độc, gây ung thư, gây dị ứng, biến đổi gien, quái thai hoặc suy yếu dần sẽ được nhận biết hoặc thay thế bằng lựa chọn ít nguy hiểm hơn ở những chỗ có thể. Đối với mỗi hóa chất sử dụng, cần có Bảng dữ liệu an toàn vật liệu (MSDS) sẵn sàng để sử dụng tại  cơ sở.  

Các cơ sở cần được kết nối với một hệ thống đáng tin cậy về xác định khí ga, cho phép cô lập nguồn khí thoát ra và hạn chế lượng trữ khí có thể thoát ra. Việc thổi khí của các thiết bị nén cần được khởi  động để làm giảm áp suất của hệ và sau đó làm giảm tốc độ dòng khí thoát ra. Thiết bị phát hiện khí cần được sử dụng đối với những khu vực làm việc cần được cấp phép cũng như khu vực làm việc có không gian hẹp. Các cơ sở hóa lỏng có hoạt động tinh chế  khí  có thể có sự thoát  khí hydrogen sulfide (H2S). Ở đó, khí H2S có thể được tích tụ, các biện pháp sau sẽ được tính đến:

– Triển khai một kế hoạch dự phòng khi có hiện tượng H2S thoát ra bao gồm những công tác sơ tán đến lúc trở lại làm việc bình thường.

– Xây dựng một hệ thống quan trắc để kích hoạt các tín hiệu cảnh báo khi nồng độ H2S vượt quá 7 mg/m3. Số lượng các vị trí đặt quan trắc sẽ được xác định trên cơ sở đánh giá các vùng của nhà máy dễ bị xảy ra sự phát xạ H2S và phơi nhiễm nghề nghiệp.

– Cung cấp các đầu đo H2S cá nhân cho công nhân tại những nơi có rủi ro cao do phơi nhiễm bằng thiết bị kiểm tra nồng độ hơi thở và nguồn cấp ôxy khẩn cấp được đặt ở những chỗ thuận tiện để các nhân viên có thể ngừng việc an toàn và đến nơi ẩn nấp tức thì hoặc trú ẩn an toàn.

– Các công trình làm việc cần có hệ thống  thoát  khí  phù  hợp  và  hệ thống an toàn phù hợp (như nút không khí, bật tắt thông khí bằng bộ đo khí) để tránh sự tích tụ của khí hydrogen sulfide.

– Đào tạo nhân viên về sử dụng thiết bị an toàn và ứng phó trong trường hợp có sự rò rỉ khí.

Không gian giới hạn

Nguy cơ về không gian giới hạn, cũng như các ngành công nghiệp khác, có thể tiềm ẩn nguy cơ tử vong cho công nhân.  Lối ra vào hẹp  đối với  công nhân và các nguy cơ tai nạn  có thể khác nhau ở các cơ sở LNG phụ thuộc vào việc thiết kế, các thiết bị tại chỗ, và hạ tầng. Không gian hạn hẹp có thể bao gổm các bồn chứa, các diện tích chứa thứ cấp, và hạ tầng quản lý nước mưa/nước thải. Các cơ sở phải triển khai và thực hiện các quy trình cấp phép ra vào các không gian hẹp.


(Nguồn tin: Trích “Hướng dẫn MT-KS-AT ngành dầu mỏ, khai thác dầu mỏ, năng lượng”, 2011.)