Cảnh giác với các nguy cơ về an toàn và sức khỏe hô hấp nghề nghiệp

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:15(GMT +7)

Theo Tạp chí Y học và Chăm sóc hô hấp Hoa Kỳ, trên khắp thế giới ước tính hàng năm cứ 10 người lại có 1 người bị bệnh do các nguy cơ hô hấp xuất hiện tại nơi làm việc. Các nguy cơ hô hấp có thể nảy sinh dưới một số hình thức tại nơi làm việc và có thể bao gồm bụi, dung môi hoặc thiếu ôxy. Tháng 10 được công nhận là tháng vì lá phổi khỏe mạnh và bảo vệ đường hô hấp là một trong những vi phạm được trích dẫn phổ biến nhất trong tiêu chuẩn của Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (OSHA) khi tiến hành thanh tra nơi làm việc, việc giáo dục người lao động và tuân thủ các thực hành phòng ngừa sức khỏe đóng vai trò then chốt.

Các loại bụi có hại

Đối với nhiều ngành nghề, bụi tại nơi làm việc là không thể tránh khỏi. Chất kích ứng dường như vô hại, việc hít vào một số loại bụi có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe kéo dài cho cá nhân. Các mẫu bụi tìm thấy tại một nhiệm vụ công việc có thể bao gồm từ bụi dạng sợi, khoáng chất độc hại như silica tinh thể tự do, amiang cho tới các loại bụi kim loại và bụi sinh học. Phơi nhiễm bụi tại nơi làm việc có thể từ việc thực hiện công việc như hoàn thiện vách thạch cao, cắt gạch, nề và phá dỡ. Về mặt cục bộ thì một số loại bụi chứa chất kích ứng có thể gây ra phản ứng cho da và mắt như ngứa, khô và mẩn đỏ. Tương tự như vậy, cá nhân có thể gặp vấn đề về hô hấp như ho hoặc thở khò khè.

Tùy thuộc vào kích cỡ và loại vật chất dạng hạt, phơi nhiễm thời gian dài có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp theo một số cách. Trong khi các hạt bụi lớn có thể bị lông mũi và niêm mạc ở đường thở cản lại, thì bụi kích thước nhỏ hơn có thể chứa chất rắn cực nhỏ hoặc giọt chất lỏng có khả năng thẩm thấu sâu vào phổi. Nhiều chất kích ứng phổi đã được chứng minh gây ra hiện tượng  dày màng phổi, hình thành mô sẹo trên màng phổi. Không có biện pháp chữa trị, bệnh nhân phải chịu những cơn đau ngực và khó thở. Căn bệnh ngày càng nặng thêm này có thể là dấu hiệu sớm của các loại bệnh nghiêm trọng như u trung biểu mô và ung thư phổi, cần được kiểm tra giám sát nếu các triệu chứng nặng thêm.

Hơi dung môi

Viện An toàn và Sức khỏe nghệ nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) ước tính có gần 10 triệu người lao động có thể phơi nhiễm với dung môi hữu cơ hàng ngày tại nơi làm việc. Các loại dung môi thường được sử dụng trong các sản phẩm như sơn, chất kết dính, keo, lớp phủ bằng phun sơn và vật liệu tổng hợp. Dung môi công nghiệp thường được trộn với một số chất riêng lẻ, làm chúng trở nên vô cùng độc hại với con người. Với gần 50 triệu tấn dung môi được sản xuất ở Hoa Kỳ hàng năm, các sản phẩm từ dung môi được thay thế mạnh mẽ bởi các vật liệu ít nguy hại hơn.

Những người phơi nhiễm với dung môi sẽ cảm nhận được tác động hầu như ngay lập tức sau khi hít phải do hơi dung môi di chuyển nhanh vào đường máu. Các cá nhân có thể trải nghiệm cảm giác nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, thở khó và thậm trí bất tỉnh do khói. Ở khối lượng thấp, các triệu chứng này thường sẽ nhanh chóng giảm bớt và không để lại tổn thương lâu dài. Tuy nhiên, nếu phơi nhiễm lặp đi lặp lại và nồng độ dung môi cao có thể gây tổn thương gan, thận và họng. Vì là cả chất độc thần kinh lẫn chất gây ung thư, những hợp chất dễ bay hơi này có thể phá hủy hệ thần kinh trung ương và làm tăng rủi ro mắc ung thư.

Thiếu hụt ôxy và không gian hạn chế

Không gian hạn chế, có thể bao gồm các khu vực như hố ga, đường ống, bể chứa, không được thiết kế để sử dụng liên tục bởi khó có thể thoát ra trong trường hợp khẩn cấp. Những không gian nói trên có thể cực kỳ nguy hiểm hơn các thành tố khác của nơi làm việc do cá nhân có thể gặp rủi ro giật điện ở các mức độ cao hơn về ẩm độ, nguy cơ nổ và ngạt thở ở khu vực hạn chế. Nếu xảy ra tai nạn và cá nhân bị ngất hoặc bị mắc kẹt, việc người lao động tự ứng phó lại càng khó hơn do không gian nhỏ hẹp khó có thể nhanh chóng thoát ra ngoài.

Chuyên gia được đào tạo và cấp chứng nhận cần đánh giá các nguy cơ hiện có cũng như xác định tất cả các nguy cơ tiềm ẩn, trước khi người lao động đi vào không gian hạn chế. Hoạt động này có thể bao gồm kiểm tra lượng ôxy khả thi, đảm bảo không có khí độc hoặc khí dễ cháy tại khu vực và thiết bị thông gió được trang bị và vận hành chính xác.

Phòng ngừa tác tại

Người sử dụng lao động phải minh bạch về bất kỳ hình thức nguy hại có thể đặt người lao động làm việc cho họ vào tình huống nguy hiểm. Tiêu chuẩn thông tin nguy hiểm (HCS) do OSHA quy định yêu cầu người sử dụng lao động đánh giá các điều kiện mà người lao động có thể gặp rủi ro phơi nhiễm hóa chất độc hại cũng như những tác động của việc phơi nhiễm đó. Tiêu chuẩn thông tin nguy hiểm giúp người sử dụng lao động thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo cho người lao động. Tuy nhiên, người lao động nên tham gia vào các chương trình đào tạo để chủ động bảo vệ bản thân một cách hiệu quả.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: www.ishn.com)