Bài 3: Sức khỏe tâm thần-yếu tố rủi ro tâm lý tại chỗ làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:34(GMT +7)

THẾ NÀO LÀ CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÂM LÝ?

Có 13 yếu tố rủi ro tâm lý được các nhà nghiên cứu của trường đại học tổng hợp Simon Fraser tổng kết được dựa trên các nghiên cứu và hồi cứu các dữ liệu thực nghiệm quốc gia và quốc tế. Các yếu tố này được xác định cũng dựa vào luật pháp và các quy định hiện thời của Canada.

13 yếu tố doanh nghiệp có ảnh hưởng tới sức khỏe doanh nghiệp, sức khỏe của từng NLĐ và các điểm cốt yếu về mặt tài chính, bao gồm cả cách thức thực hiện công việc và hoàn cảnh công việc diễn ra; đó là:

1. Hỗ trợ về tâm lý;

2. Văn hóa doanh nghiệp;

3. Ban lãnh đạo trong sáng và có kỳ vọng;

4. Tôn trọng lẫn nhau và lễ độ;

5. Có năng lực và thấu hiểu về tâm lý;

6. Tăng trưởng và phát triển;

7. Thừa nhận thành tích, có chế độ khen thưởng;

8. Tham gia và ảnh hưởng;

9. Quản lý khối lượng công việc;

10. Gắn bó với công việc;

11. Cân bằng trong công việc;

12. Bảo hộ về tâm lý;

13. Bảo hộ về an toàn thể chất.

CHI TIẾT 13 YẾU TỐ RỦI RO TÂM LÝ GỒM NHỮNG GÌ?

1. Hỗ trợ tâm lý

Tại chỗ làm việc thì đồng nghiệp và người giám hộ chính là những người hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần cho NLĐ. Đối với một số doanh nghiệp, vấn đề quan trọng nhất về hỗ trợ tâm lý chính là bảo hộ cho NLĐ tránh các căng thẳng gây chấn thương tại chỗ làm việc.

Tại sao điều đó lại quan trọng?

Người lao động cảm thấy được hỗ trợ về mặt tâm lý chính là những người gắn bó nhiều với công việc, có trách nhiệm với công việc, thỏa mãn với công việc mình làm, có thái độ tích cực với công việc và muốn gắn bó với doanh nghiệp, có hành vi cá nhân vì  doanh nghiệp (hành vi lựa chọn của cá nhân làm lợi cho doanh nghiệp) và có hiệu suất làm việc.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Cảm nhận của NLĐ khi thiếu sự hỗ trợ tâm lý của doanh nghiệp sẽ dẫn đến: gia tăng sự vắng mặt tới chỗ làm việc, bỏ việc, xung đột, căng thẳng – và từ đó dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, kiệt sức và tâm trạng lo lắng bồn chồn, mất năng suất lao động, tăng chi phí, tăng rủi ro tai nạn lao động và chấn thương.

2. Văn hóa doanh nghiệp

Chỗ làm việc được đặc trưng bởi lòng tin, sự trung thực và công bằng. Văn hóa doanh nghiệp, về tổng thể, là những quy định cơ bản của một nhóm người. Những quy định này là tổ hợp của các giá trị, lòng tin, ý nghĩa và kỳ vọng mà các thành viên của nhóm duy trì và họ sử dụng những điều đó như những tín hiệu của cái gọi là hành vi chấp nhận được và cách để giải quyết trục trặc.

Tại sao điều đó lại quan trọng?

Lòng tin của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ một quá trình xã hội sản xuất hàng hóa và tích cực nào trong bất kỳ chỗ làm việc nào. Lòng tin chính là nhà tiên tri của hành vi của sự cộng tác, hành vi cá nhân vì doanh nghiệp (hành vi lựa chọn của cá nhân làm lợi cho doanh nghiệp), sự cam kết vì doanh nghiệp và sự trung thành của NLĐ với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mà có văn hóa chú trọng sức khỏe cho NLĐ sẽ đề cao phúc lợi cho NLĐ, thỏa mãn việc làm và cam kết; điều đó cũng sẽ giữ được NLĐ và cuốn hút những người khác vào làm. Văn hóa lao động với sự hỗ trợ xã hội cũng đề cao phúc lợi cho NLĐ bằng cách tạo môi trường tích cực cho NLĐ, những người có thể trải qua căng thẳng về tâm lý, ví dụ: trầm cảm hay tâm trạng lo lắng, bất an.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Văn hóa là tạo ra không khí chung cho doanh nghiệp-một văn hóa tiêu cực sẽ làm hủy hoại hiệu quả của những chương trình tốt nhất, chính sách tốt nhất và dịch vụ tốt nhất mà chính những thứ đó xây dựng nên để hỗ trợ lực lượng sản xuất. Một văn hóa không lành mạnh sẽ tạo ra nhiều stress hơn, làm giảm đi phúc lợi của NLĐ. Một văn hóa mà “lợi nhuận là trên hết” và luôn luôn có sự bất ổn sẽ tạo ra môi trường mà ở đó làm việc đến kiệt sức là chuẩn mực của doanh nghiệp.

3. Lãnh đạo trong sáng và có kỳ vọng

Một doanh nghiệp mà ở đó có ekip lãnh đạo làm việc hiệu quả, luôn giúp cho NLĐ biết họ cần phải là gì, công việc của họ đóng góp như thế nào cho doanh nghiệp và liệu có sự thay đổi nào đang treo lơ lửng trên đầu họ không.

Tại sao điều đó lại quan trọng?

Sự lãnh đạo hiệu quả làm tăng tinh thần cho NLĐ, tính sôi nổi và lòng tin; làm giảm tâm trạng thất vọng và xích mích.  Sự lãnh đạo tốt sẽ dẫn đến phúc lợi của NLĐ cao hơn, giảm nghỉ ốm, giảm tỷ lệ hưu non do tàn tật. Người lãnh đạo thể hiện được sự cam kết duy trì sức khỏe thể chất và tâm lý của mình tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ (qua các chỉ số đau ốm, đi làm và nghỉ việc) cũng như sức khỏe của doanh nghiệp (qua các chỉ số: sự mạnh mẽ, sức trường tồn, năng suất lao động)

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Người lãnh đạo chú trọng nhiều hơn tới phương pháp làm việc (tập trung vào việc làm ra sản phẩm, ít chú tâm vào việc làm đẹp hình ảnh của mình, năng động về mặt tâm lý xã hội trong doanh nghiệp và với NLĐ) sẽ lắng nghe nhiều hơn tới các phàn nàn, kêu ca về sức khỏe của NLĐ kể cả những cảm giác suy nhược chung chung, sự cáu kỉnh và căng thẳng thần kinh. Tương tự, người lãnh đạo không thể hiện được sự quan tâm tới sức khỏe thể chất và tâm lý của mình, người đó sẽ tạo ra hình ảnh xấu đối với nhân viên dưới quyền và hủy hoại tính hợp pháp của mọi chương trình, chính sách và dịch vụ được xây dựng lên để hỗ trợ NLĐ. Đội ngũ lãnh đạo cấp dưới sẽ gặp nhiều rủi ro vì họ sau này cũng sẽ là sếp và cũng sẽ ảnh hưởng tác phong lãnh đạo như vậy. Những mâu thuẫn này sẽ dẫn đến cảm giác không có quyền lực và bị stress.

4. Sự tôn trọng lẫn nhau và lễ độ

Doanh nghiệp, nơi NLĐ được tôn trọng và đối xử chu đáo trong các mối quan hệ với đồng nghiệp cũng như với khách hàng và cộng đồng thì đó là một doanh nghiệp có sự tôn trọng.  Sự tôn trọng và lễ độ được dựa trên sự quý trọng, quan tâm và săn sóc người khác, thừa nhận chân giá trị của người khác.

Tại sao điều đó lại quan trọng?

Một doanh nghiệp có sự tôn trọng và lễ độ là doanh nghiệp có sự hài lòng với công việc, có sự nhận thức được sự công bằng, có thái độ tích cực, tinh thần luôn được nâng cao, có tinh thần làm việc đồng đội, có mối quan tâm đến sự phát triển cá nhân, tham gia giải quyết những vướng mắc, cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên-lãnh đạo, giảm người nghỉ việc do ốm đau và giảm tốc độ thay thế công nhân. Một doanh nghiệp đặc trưng bởi sự tôn trọng và lễ độ sẽ tạo ra môi trường tích cực được ghi dấu bằng tinh thần lao động cao và luôn hài lòng với công việc. Điều đó cho phép mọi người được hưởng môi trường dễ chịu, không kể họ là nhân viên của doanh nghiệp hay khách hàng.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Doanh nghiệp thiếu sự tôn trọng và lễ độ có thể dẫn đến sự mệt mỏi về tinh thần trong nhân viên của doanh nghiệp, nhiều mâu thuẫn xích mích hơn và bỏ việc. Một môi trường làm việc không có sự tôn trọng sẽ dẫn doanh nghiệp tới môi đe dọa về sự bất bình và nguy cơ kiện cáo, dính líu tới pháp luật.

Một ví dụ về hành vi không tôn trọng là sự ức hiếp.  Tiếp xúc với mối ức hiếp tại nơi làm việc luôn gắn liền với sự than phiền về tâm lý, trầm cảm, mệt mỏi, lo lắng, gây gổ, căng thẳng thần kinh và bệnh cơ xương khớp. Ức hiếp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới những người bị ức hiếp, nó còn ảnh hưởng tới những người ngoài cuộc vì họ quá ít trải nghiệm tâm lý stress ở mức độ cao. Hiện nay đã có một số tỉnh thành có quy định pháp lý để giải quyết vấn đề này.

5.  Năng lực và yêu cầu về tâm lý

Một doanh nghiệp có sự phù hợp tốt giữa năng lực của các cá nhân,  kỹ năng làm việc và vị trí mà họ nắm giữ sẽ là doanh nghiệp có năng lực quản lý tâm lý tốt. Sự phù hợp tốt có nghĩa là NLĐ có được các kỹ năng và kiến thức để đảm đương vị trí của họ cũng như có kỹ năng tâm lý và năng lực cảm xúc (tự nhận thức, kiểm soát được sự bốc đồng, bền bỉ, có động cơ làm việc, có sự đồng cảm và khéo léo trong giao tiếp xã hội) để làm việc. Lưu ý rằng sự phù hợp với công việc mang tính chủ quan (khi NLĐ cảm thấy họ phù hợp với công việc) có thể còn quan trọng hơn sự phù hợp mang tính khách quan (khi NLĐ được ấn định và ghép vào một công việc nào đó).

Tại sao điều đó lại quan trọng?

Sự phù hợp công việc tốt gắn liền với: ít sự ca thán về sức khỏe, mức trầm cảm thấp hơn, lòng tự trọng cao hơn, tự nhận thức bản thân tích cực hơn, nâng cao hiệu quả công việc, hài lòng với công việc và giữ được NLĐ.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Khi công việc phù hợp kém, NLĐ sẽ bị căng thẳng khi làm việc thể hiện qua việc mệt mỏi về tinh thần, hay nghĩ ngợi, che dấu mình, kiệt sức, tâm trạng chán chường. Về mặt doanh nghiệp, công việc không phù hợp gắn với việc ít người đến xin việc và khó tuyển dụng, không có không khí vui vẻ và gắn bó, năng suất lao động thấp, xích mích và tốc độ NLĐ tự động rời khỏi nhà máy cao.

6. Tăng trưởng và phát triển

Doanh nghiệp, nơi mà NLĐ nhận được sự khuyến khích và hỗ trợ trong phát triển các kỹ năng quan hệ đồng nghiệp với nhau, kỹ năng biểu lộ tình cảm và kỹ năng tay nghề sẽ có sự tăng trưởng và phát triển. Doanh nghiệp loại này tạo cho NLĐ hàng loạt các cơ hội bên trong cũng như ngoài doanh nghiệp để xây dựng cho họ vốn kiến thức, kỹ năng. Điều đó giúp họ làm tốt công việc hiện tại và chuẩn bị cho họ vào những vị trí tốt hơn trong tương lai.

Vì sao điều đó lại quan trọng?

Sự phát triển cá nhân của NLĐ sẽ làm tăng mục tiêu phấn đấu của cá nhân, của doanh nghiệp và sự hài lòng đối với công việc. NLĐ cảm thấy rằng doanh nghiệp quan tâm tới họ khi doanh nghiệp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển cá nhân họ. Có kỹ năng thành thạo và phát triển sự nghiệp tốt trực tiếp nâng cao phúc lợi cho NLĐ. Điều rất quan trọng là các cơ hội có được ngoài việc học tập một kỹ năng nghề nghiệp nào đó nó còn tạo ra các cơ hội học tập từ bản thân và đồng nghiệp; điều đó cực kỳ quan trọng đối với sự thành công trong sự nghiệp của từng cá nhân và những người liên quan.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

NLĐ nếu không gặp thử thách trong công việc họ sẽ cảm thấy nhàm chán, quyền lợi bị đe dọa và năng suất lao động giảm. Khi NLĐ không có cơ hội học hành và cải thiện các kỹ năng của bản thân và kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, họ sẽ cảm thấy bị xung đột, xa cách với mọi người và rất mệt mỏi.

7.  Thừa nhận và khen thưởng.

Doanh nghiệp thừa nhận và đánh giá đúng những nỗ lực của NLĐ một cách công bằng và đúng thời điểm. Điều đó được thể hiện qua việc thường xuyên khen thưởng bằng vật chất/tiền, tuyên dương cá nhân và tập thể NLĐ, ghi nhận thành tích đóng góp của họ trong năm và/ hoặc những dấu mốc mà họ đạt được.

Vì sao điều này lại quan trọng?

Thừa nhận và khen thưởng: động viên NLĐ, tiếp năng lượng cho những ước muốn vươn cao, xây dựng lòng tự trọng, khuyến khích NLĐ vượt qua bản thân và nâng cao thành tích cho cả đội/nhóm.

NLĐ được thừa nhận thành tích, được khen thưởng như được tiếp thêm sức mạnh và nhiệt huyết, làm tăng niềm tự hào bản thân, giúp họ đối xử với đồng nghiệp và khách hàng lịch sự hơn, tôn trọng hơn và thấu hiểu hơn.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Thiếu sự thừa nhận và khen thưởng sẽ làm sói mòn lòng tin của NLĐ trong công việc và với doanh nghiệp. NLĐ cảm thấy nản lòng và có thể bỏ việc. Sự mất cân bằng giữa những nỗ lực đóng góp của NLĐ với việc động viên, khen thưởng là yếu tố quan trọng dẫn đến sự mệt mỏi, mất nhuệ khí; hậu quả đưa đến hàng loạt các bệnh về thể chất và tinh thần.

8. Lôi cuốn NLĐ

Doanh nghiệp lôi cuốn NLĐ vào các cuộc thảo luận về công việc của họ và các quyết định của doanh nghiệp liên quan đến họ. Các cơ hội để lôi cuốn NLĐ có thể liên quan đến công việc cụ thể của họ hoặc các hoạt động của tổ, nhóm hoặc các vấn đề chung của doanh nghiệp.

Vì sao điều này lại quan trọng?

Khi NLĐ cảm thấy họ có vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận, họ sẽ tham gia tích cực, có tinh thần phấn chấn hơn và cảm thấy tự hào hơn khi được làm việc trong doanh nghiệp của mình. Điều đó cũng làm tăng sự tự nguyện khi phải yêu cầu những công việc cần nỗ lực cao.Sự lôi cuốn vào trong công việc luôn đi liền với sự gia tăng sức mạnh tinh thần, tăng sự sáng tạo và cam kết với doanh nghiệp.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Nếu NLĐ không tin rằng họ có tiếng nói trong doanh nghiệp, họ sẽ có cảm giác bàng quang và vô dụng. Khi không được lôi cuốn vào trong công việc sẽ đi liền với chủ nghĩa diễu cợt và đau buồn, tốc độ thay đổi nhân công tăng và không có động cơ làm việc.

9. Quản lý khối lượng công việc

Một doanh nghiệp được coi là quản lý công việc tốt khi các nhiệm vụ và các trách nhiệm được hoàn thành đúng thời gian. NLĐ đánh giá một khối lượng công việc lớn khi nó tạo ra sức ép lớn (ví dụ: việc phải làm thì quá nhiều mà thời gian thì quá ít).  Nó không chỉ là khối lượng công việc mà còn các yếu tố khác như: thời gian, công cụ làm việc, sự hỗ trợ để thực hiện công việc.

Vì sao điều này lại quan trọng?

Phần lớn NLĐ sẵn lòng làm việc chăm chỉ và cảm thấy hài lòng khi công việc được hoàn thành và được đền đáp. Quản lý khối lượng công việc rất quan trọng vì nó là mối quan hệ duy nhất giữa yêu cầu công việc, yêu cầu giữa các cá nhân và sự hài lòng. Yêu cầu công việc làm giảm sự hài lòng còn yêu cầu giữa các cá nhân hoặc quyền ra quyết định làm tăng sự hài lòng. Thậm chí khi có yêu cầu cao nhưng nếu NLĐ có năng lực ra quyết định tốt họ sẽ có triển vọng phát triển tốt. Quyền ra quyết định tốt cũng cho phép NLĐ có những hành vi ứng phó tích cực để học hỏi và trải nghiệm.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Mọi hệ thống nếu làm việc quá tải, không được nghỉ ngơi đều bị hư hại. Điều đó không chỉ đúng với con người mà đúng với cả máy móc, thiết bị. Khi yêu cầu đối với công việc tăng, không được kiểm soát sẽ dẫn đến các mệt mỏi về thể lực, tâm lý và tinh thần, gia tăng stress và căng thẳng. Một người bị mệt mỏi về tinh thần sẽ có cảm giác thiếu tự tin và tăng cảm giác hẫng hụt. Khối lượng công việc quá nhiều là một trong những nguyên nhân chính làm NLĐ có thái độ tiêu cực với công việc và NSDLĐ.

10. Gắn kết

NLĐ yêu thích công việc và có cảm giác được gắn bó với việc mình làm, có động cơ để làm việc tốt. Sự gắn bó với công việc có thể thể hiện bằng thể chất (ví dụ: nỗ lực cơ bắp), tinh thần (lạc quan và say mê trong công việc) hoặc nhận thức (dành hết tâm trí cho công việc, bị công việc cuốn hút vào).

NLĐ gắn bó với công việc sẽ cảm thấy họ là một phần của công việc vì mọi thành công hay trách nhiệm của doanh nghiệm có một phần của họ. Sự gắn bó tương tự như, nhưng không nên nhầm là sự hài lòng với công việc, sự lôi cuốn vào công việc, sự cam kết của doanh nghiệp, sự động viên tinh thần và động lực thúc đẩy từ bên trong.

Vì sao điều này lại quan trọng?

Sự gắn bó với công việc quan trọng đối với hài lòng cá nhân, sức khỏe tâm thần và dẫn đến: tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng sự hài lòng cho khách hàng, tăng hiệu suất công việc, tăng nhuệ khí, tăng động lực làm việc, tăng hành vi gắn kết đồng nghiệp trong doanh nghiệp.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Doanh nghiệp không cổ vũ cho sự gắn kết có thể thấy các hậu quả như: tác động tiêu cực ở khía cạnh kinh tế do mất năng suất lao động, chi phí tốn kém cho y tế và hậu quả tâm lý, tăng tốc độ thay thế NLĐ, kìm hãm những nỗ lực, thể hiện các hành vi phản đối và thiếu chan hòa.

11. Cân bằng trong công việc và cuộc sống

Trong doanh nghiệp phải có sự cân bằng giữa các yêu cầu về công việc, gia đình và cuộc sống cá nhân. Điều đó thể hiện ở chỗ mỗi người trong doanh nghiệp phải đóng nhiều vai: là NLĐ, làm cha mẹ và là đối tác của nhau. Tính đa vai trò có thể làm phong phú và làm tốt lên sức mạnh và trách nhiệm cá nhân nhưng nếu trách nhiệm cá nhân đó bị xung đột nó có thể dẫn đến các xung đột vai trò hoặc quá tải các vai trò, trách nhiệm. Sự linh hoạt trong cân bằng giữa công việc và cuộc sống càng tốt thì NLĐ càng giảm thiểu được các xung đột giữa công việc và đời sống.

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là trạng thái của một người mà họ quản lý có hiệu quả nhất tính đa trách nhiệm trong công việc, trong cuộc sống gia đình và trong xã hội. Sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống có sự khác biệt giữa các thành viên trong doanh nghiệp và nó tác động tốt tới sức khỏe thể lực, tinh thần, gia đình và cộng đồng, làm giảm nỗi đau, stress hoặc các tác động bất lợi.

Vì sao điều này lại quan trọng?

Thừa nhận nhu cầu cân bằng giữa công việc-cuộc sống:

– làm cho NLĐ cảm thấy họ có giá trị và vui vẻ hơn, cả trong công việc và ở nhà;

– giảm stress và giảm khả năng những trục trặc trong gia đình ảnh hưởng tới công việc và ngược lại;

– cho phép NLĐ duy trì được sự tập trung, sự tự tin, tính trách nhiệm và kiểm soát công việc;

– nâng cao quyền lợi cho NLĐ, tính trách nhiệm, sự hài lòng và hành vi ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp, hiệu quả công việc và giảm stress.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Khi xung đột của các vai trò công việc-gia đình xảy ra (đó là vai trò tại nơi làm việc và ngoài giờ làm việc bị quá tải hoặc bị can thiệp) sức khỏe và lợi ích của họ bị mài mòn do tích lũy stress gia đình và công việc. Sự mất cân bằng đó có thể dẫn đến: luôn luôn cảm thấy mệt mỏi; tính khí bất thường; không đạt được sự tiến bộ; stress nhiều trong công việc làm mất đi sự hài lòng và thường xuyên nghỉ việc hoặc làm việc mất tập trung.

Những tác động tiêu cực đó sau đó có thể dẫn đến ốm đau do stress, cholesterol cao, có dấu hiệu trầm cảm và chung cuộc là sức khỏe giảm sút. Ảnh hưởng tới doanh nghiệp có thể là tăng các chi phí vì chi tiêu nhiều, nghỉ việc, tàn tật và giảm doanh số.

Không phải mọi người lao động đều có vấn đề mất cân bằng trong công viêc-cuộc sống như nhau. Tuổi tác, văn hóa, giới tính, tình trạng gia đình, hôn nhân, yêu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc, tình trạng kinh tế-xã hội và nhiều yếu tố khác tác động lên sự cân bằng công việc-cuộc sống của NLĐ. Doanh nghiệp sẽ có lợi nếu khéo léo xử lý vấn đề này.

12. Bảo hộ tinh thần

An toàn tâm lý nơi làm việc được thể hiện khi NLĐ cảm thấy được thỏa mái, được hỏi và nhận được phản hồi, thông báo những sai sót, trục trặc hoặc đề xuất những ý tưởng mới mà không sợ nhận hậu quả tiêu cực đối với bản thân, việc làm và sự nghiệp của họ. An toàn tâm lý và nơi làm việc lành mạnh thúc đẩy tích cực lợi ích tinh thần của NLĐ đồng thời thực hiện tất cả các biện pháp khác để giảm thiểu các nguy cơ đe dọa tới sức khỏe tâm thần của NLĐ.

Vì sao điều này lại quan trọng?

Khi NLĐ được bảo hộ về mặt tâm thần họ thể hiện sự hài lòng với công việc tốt hơn, nâng cao tinh thần học hỏi đồng nghiệp và tăng hiệu quả công việc. NLĐ sẽ tích cực nói lên suy nghĩ của mình và tham gia các hoạt động chung. Họ thể hiện nhuệ khí cao hơn, gắn bó hơn với công việc và ít ốm đau do stress. Chỗ làm việc được bảo hộ về tâm thần cũng sẽ ít phàn nàn, ít xung đột và ít chịu rủi ro hơn.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Khi NLĐ cảm thấy không an toàn về tâm lý họ sẽ cảm thấy nản lòng, có cảm giác bị đe dọa, buông thả và căng thẳng. Họ cảm nhận điều kiện làm việc không rõ ràng và không thể dự đoán được. Điều dó dẫn đến làm sói mòn lòng tin của cổ đông, khách hàng và cộng đồng với doanh nghiệp.

13. Bảo hộ về an toàn thân thể

Yếu tố này bao gồm cả môi trường lao động. Người quản lý phải thực hiện các bước để bảo vệ sự an toàn thân thể cho NLĐ. Các ví dụ về vấn đề này là: các chính sách, tập huấn, các phản ứng thích hợp đối với các sự cố, tình huống rủi ro và thể hiện mối quan tâm đối với an toàn thân thể của NLĐ.

Vì sao điều này lại quan trọng?

NLĐ làm việc trong môi trường được cho là an toàn sẽ cảm thấy mình được bảo vệ. Mức tin tưởng về môi trường làm việc được bảo vệ càng cao thì mức lo lắng về tâm thần và sức khỏe tâm thần càng thấp. Sự an toàn được nâng lên thông qua việc giảm thiểu các nguy cơ, tổ chức tập huấn, phản ứng với sự cố và có các chính sách và thực hành tốt áp dụng cho chỗ làm việc. Khái niệm “bầu không khí an toàn” gắn với các yếu tố này vì chúng liên quan đến những khái niệm cao hơn, đó là văn hóa an toàn của doanh nghiệp.

Điều gì xảy ra nếu thiếu các yếu tố đó?

Thất bại trong việc bảo hộ về an toàn thân thể sẽ dẫn đến nơi làm việc có thể sẽ nguy hiểm hơn. Không chỉ người lao động bị thương hoặc gia tăng bệnh tật mà những người không thấy nơi làm việc của họ vì sự an toàn thân thể sẽ cảm thấy không yên tâm.

Biên dịch: Phạm Hải


(Nguồn tin: cdc.gov)