Bệnh tâm thần tại chỗ làm việc: đừng để dấu vết bệnh tật thành kẻ hướng lái

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:13(GMT +7)

Bệnh tâm thần luôn là chủ đề khó đề cập đến trong giới lao động vì những biểu hiện và nỗi sợ hãi đi kèm theo nó.

Hãy hỗ trợ họ chứ đừng loại bỏ họ, đó là cách tốt nhất để giúp đỡ những NLĐ mắc bệnh tâm thần.

 “Bệnh tâm thần không chỉ nói về một loại bệnh nghiêm trọng mà nó có thể là những rối loạn phổ biến như trầm cảm, lo âu, căng thẳng trong công việc hay kiệt sức, có thể chữa trị được nếu xử lý đúng cách.

Nhà kinh tế thị trường lao động OECD Shruti Singh nói: “Trong nhiều trường hợp, hỗ trợ cho NLĐ bị mắc bệnh để họ có thể tiếp tục làm việc hoặc trở lại công việc sau thời gian nghỉ ốm sẽ là giải pháp tốt hơn rất nhiều so với việc loại bỏ họ ra khỏi vị trí làm việc, bắt họ sống cuộc đời tàn tật suốt đời”

Singh là đại biểu tham dự sự kiện trong tuần vừa rồi đã nhấn mạnh việc làm thế nào để có thể tiếp nhận người lao động tàn tật tiếp tục làm việc. Sự kiện này do Mạng những người tàn tật và kinh doanh toàn cầu của ILO tổ chức, tụ họp nhiều đại diện của các công ty đa quốc gia và chuyên gia về thị trường lao động và người bị khuyết tật.

Có khoảng 20% dân số ở độ tuổi lao động của các nước OECD mắc bệnh rối loạn tâm thần ở bất kỳ thời điểm nào, Singh nói.  “Điều này có nghĩa là rủi ro mắc bệnh tâm thần trong quá trình làm việc là rất cao đối với bất kỳ ai”

Nhận diện được rối loạn tâm thần, ví dụ trầm cảm và hỗ trợ họ sớm là rất quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là bước khó khăn nhất vì bệnh tâm thần thường không lộ diện và nguyên nhân mắc bệnh cũng rất khác nhau, có thể là các vấn đề cá nhân ở gia đình hoặc tổn thương từ bé hoặc căng thẳng do công việc.

Ông Stefan Tromel, chuyên gia cao cấp về người khuyết tật của ILO giải thích: “Cũng có thể, nỗi sợ hãi bị công ty, đồng nghiệp  từ chối hoặc bêu xấu làm cho người bệnh không muốn cởi mở với lãnh đạo trực tiếp của mình”. “ Nhiều công nhân bị bệnh tâm thần không dám nghỉ việc khi họ thực sự cần phải được nghỉ ngơi. Vì vậy, năng suất lao động của họ bị giảm, và điều đó làm ảnh hưởng chung tới công ty.

Nâng cao nhận thức

Người quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc xử lý vấn đề sức khoẻ tâm thần tại chỗ làm việc cho NLĐ bằng việc tập huấn để nâng cao nhận thức cho họ. Xác định sớm những dấu hiệu bệnh tâm thần của NLĐ, đối thoại trực tiếp với họ, thậm chí không cần đợi họ phải bày tỏ với mình trước về tình hình bệnh tật của họ.

Theo Tromel: “Tuỳ thuộc vào vấn đề xuất phát từ đâu và như thế nào mà người quản lý có thể giúp họ vượt qua thời điểm khó khăn bằng cách đảm bảo giữ kín những điều họ tâm sự và giúp đỡ họ  có môi trường làm việc thích hợp. Đối thoại trực tiếp có thể ngăn ngừa NLĐ không mắc bệnh lâu dài và giảm nguy cơ mất những NLĐ tài năng”,

Singh còn bổ sung: “Giám sát có hệ thống các hành vi nghỉ việc và hỗ trợ họ quay lại làm việc, kết hợp công việc tốt và môi trường làm việc hợp lý là cực kỳ quan trọng”;

Nó còn giúp cho công ty tiếp cận được thông tin về sức khoẻ tâm thần tại chỗ làm việc.

Tuy vậy việc bêu rếu gắn liền với bệnh tâm thần vẫn còn cao, đang có những nỗ lực nhằm giúp các nhà quản lý nắm bắt được vấn đề này.

Ông Singh lấy ví dụ: ở Anh nhận thức về những tác động tiêu cực của bệnh tâm thần đã đạt được ở trình độ cao nhờ chương trình nghiên cứu nhiều năm của họ. Các phong trào “phản đối bêu rếu” cũng phát động mạnh; kể cả các nhà quản lý cao cấp cũng tiết lộ rằng họ cũng trải qua trầm cảm hoặc các dạng khác của rối loạn tâm thần vào những thời điểm nhất định trong cuộc đời họ, và đó là những trải nghiệm giúp họ khuyến khích NLĐ cởi mở hơn.

Giữ cho NLĐ có việc làm hơn là trợ cấp cho họ

Tình trạng NLĐ thất nghiệp, mất việc làm do bị bệnh tâm thần là ví dụ về vấn đề này.

“Những người mắc bệnh tâm thần có nguy cơ thất nghiệp cao hơn người bình thường từ 2-3 lần”, Singh nói. Thất nghiệp dài ngày là vấn đề phổ biến; nó sẽ làm người ta chán nản và cuối cùng là mất hẳn trên thị trường lao động.

 “Điều quan trọng là khuyến khích NLĐ quay lại làm việc thay vì trợ cấp tiền cho họ”, chuyên gia của ILO, Stefan Tromel nói. “Nếu một ai đó muốn nghỉ việc vì họ quá yếu, không còn khả năng duy trì công việc thì công ty cũng vẫn nên khuyến khích họ giữ liên lạc thường xuyên và xem xét khả năng bố trí việc cho họ nếu họ hồi phục sức khoẻ”

Nhưng thiếu nhận thức không chỉ bó quanh trong giới lao động. Singh đã chỉ ra rằng chương trình  bảo hộ xã hội thường phân loại quá nhanh người yêu cầu bảo trợ bị rối loạn tâm thần như những người có công việc không còn phù hợp.

“Lao động trẻ bị bệnh tâm thần thường được trợ cấp tàn tật trong khi lẽ ra phải giúp họ có việc làm”

Phương án tốt hơn là đánh giá lại hoàn cảnh của họ trên cơ sở quy định chung, giúp họ không cần hưởng trợ cấp tàn tật nữa khi họ đã hồi phục hoặc họ đã tìm được công việc phù hợp với mức độ bệnh tật.

Con đường ở các nước đang phát triển còn dài

Trong khi nhận thức về các vấn đề tâm thần ở các nước công nghiệp hoá tăng rất chậm thì ở các nước đang phát triển, con đường phía trước còn rất dài hơn.

“Do thiếu thông tin và nhiều vấn đề về sức khoẻ nghề nghiệp ở các nước đang phát triển, dấu hiệu bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần vẫn còn cao, do vậy phải cần rất nhiều thời gian và sự nỗ lực để đạt được sự tiến bộ” Tromel kết luận.

Biên dịch: P. Hải


(Nguồn tin: ilo.org)