Các mối nguy vật lý trong công nghiệp khai mỏ
An toàn kỹ thuật địa chất
– Việc lên kế hoạch, thiết kế và vận hành tất cả các công trình như mỏ lộ thiên, hồ chứa chất thải, đập ngăn quặng, các thiết bị chứa và khai thác ngầm sao cho các rủi ro mang tính kỹ thuật địa chất được quản lý một cách hợp lý trong suốt toàn bộ một chu trình khai thác. Các cấp độ an toàn bổ sung nên được áp dụng trong các khu vực địa chấn hoạt động và các khu vực có khả năng tiếp xúc với các biến cố thời tiết khắc nghiệt. Nên tiến hành việc giám sát có tính hệ thống và xem xét thường xuyên các dữ liệu về độ ổn định mang tính kỹ thuật địa chất. Độ ổn định dài hạn của công trường khai thác nên được đề cập đến một cách thích đáng đối với cả các mỏ trên mặt đất và mỏ ngầm;
– Đối với bãi đổ chất thải, các khối đắp và các kết cấu chứa khác, các nhân tố an toàn tĩnh nên được thiết lập dựa trên mức độ nguy cơ rủi ro đối với giai đoạn hoạt động của cơ sở và ở giai đoạn đóng cửa cơ sở;
– Cần xem xét sự biến đổi có thể xảy ra đối với các đặc tính kỹ thuật địa chất trong hồ chứa do phong hóa đặc trưng sinh học hay hóa học. Thiết kế của các cơ sở khai mỏ mới phải dự trù cho sự biến chất có thể xảy ra của các đặc tính kỹ thuật địa chất với các yếu tố an toàn cao hơn. Các đánh giá về độ ổn định/ an toàn của các cơ sở khai mỏ hiện có nên xem xét cả những biến đổi có thể xảy ra này;
– Cần tiến hành đánh giá chính xác về độ an toàn của công trường khai thác đối với hiện tượng lún đất, sụt lở đất đá. Đặc biệt lưu tâm sau những trận mưa lớn, các biến cố địa chấn và sau hoạt động nổ phá. Nên giảm thiểu rủi ro bằng thiết kế tạo bậc và hố nghiêng thích hợp, phác thảo sơ đồ phá nổ, tỷ lệ đá, bờ ngăn và giao thông hạn chế;
– Các phân tích về độ ổn định mang tính kỹ thuật địa chất nên bao gồm việc đánh giá địa hình tự nhiên quanh công trường khai thác cũng như cơ sở hạ tầng có liên quan đến mỏ khai thác như mái dốc đào, sự định tuyến đường. Đặc biệt là ở khí hậu nhiệt đới hay các vùng địa chấn có đất phong hóa sâu và lượng mưa lớn, rủi ro về mặt kỹ thuật địa chất tự nhiên có thể tồn tại trước khi bắt đầu các hoạt động khai thác mỏ. Những điều kiện này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với việc định cư/làm nhà có liên quan đến hoạt động khai thác mỏ. Nhất là ở dưới lòng đất nhưng đồng thời đối với đặc tính bề mặt, các phép đo đạc sự biến dạng định vị 3D hiện đại và phần mềm đánh giá và xử lý đặc trưng nên là phương pháp chuẩn trong việc giám sát độ ổn định.
An toàn máy và thiết bị
Nhằm ngăn ngừa và kiểm soát những mối nguy liên quan đến việc sử dụng máy và thiết bị, nên áp dụng các biện pháp tăng cường độ nhìn rõ trong mỏ khai thác. Các thông lệ quản lý độ nhìn rõ đặc trưng bao gồm những điều sau:
– Sử dụng các máy móc/thiết bị có màu tương phản gồm cả việc chuẩn bị những đánh dấu có độ phản chiếu nhằm tăng cường độ nhìn rõ;
– Sử dụng các máy/thiết bị di chuyển có trang bị cải tiến tầm nhìn của người vận hành;
– Cấp cho công nhân các loại áo quần có độ nhìn rõ cao;
– Sử dụng đánh dấu có độ phản chiếu trên các kết cấu, ngã tư giao thông và các khu vực khác có khả năng xảy ra tai nạn (như tường ở các vị trí cố định nên được tẩy trắng nhằm tăng cường độ phản chiếu);
– Sử dụng độ chiếu sáng thích hợp cho các khu vực có thiết bị/máy móc chuyển hướng và đảo chiều thường xuyên hoạt động ngay tức khắc;
– Lắp đặt rào chắn an toàn ở những vị trí rủi ro cao tại các đường đi bên trong/ các hàng lang vận chuyển. Rào chắn có thể được dựng bằng phế liệu hoặc các vật liệu khác có khả năng chặn các phương tiện vận tải.
(Nguồn tin: Hướng dẫn MT-KS-AT ngành dầu mỏ, khai thác dầu mỏ, năng lượng”, 2011)