Cách quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:12(GMT +7)

Quản lý an toàn và sức khỏe nghê nghiệp là một phần cấu thành của quản lý doanh nghiệp. Cần phải được tiến hành đánh giá rủi ro để phát hiện ra các vấn đề về những mối nguy cơ có thể xảy ra tại nơi làm việc, đưa ra các biện pháp hợp lý để kiểm soát chúng, và bảo đảm rằng các nguy cơ đó được kiểm soát.

Mục này trình bày các thông tin về những vấn đề cần phải xem xét khi quản lý an toàn và sức khỏe, đánh giá rủi ro tại nơi làm việc. Đồng thời trình bày cách thực hiện phương pháp tiếp cận theo các bước “Lập kế hoạch, Hành động, Kiểm tra, Thực hiện” bao gồm:

Lập kế hoạch: Mô tả cách quản lý an toàn và sức khỏe trong công việc (chính sách cần thiết về mặt pháp lý) và có kế hoạch để trở thành thực tiễn.

Hành động: Ưu tiên và kiểm soát các nguy cơ rủi ro – tham khảo ý kiến của người lao động và cung cấp các nguồn thông tin và đào tạo.

Kiểm tra: Đánh giá việc đang làm.

Thực hiện: Tìm hiểu từ những kinh nghiệm thực tế

  1. – Lập kế hoạch về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
  2. – Xây dựng chính sách về an toàn và sức khỏe nghề nghiệ;
  3. – Kiểm soát rủi ro;
  4. – Tai nạn và thanh tra;
  5. – Nơi làm việc và công xuất lao động;
  6. – Quyết định lựa chọn người trợ giúp trong công việc;
  7. – Tư vấn cho người lao động;
  8. – Tuyên truyền và huấn luyện;
  9. – Giám sát việc thực hiện;
  10. – Cấp cứu;
  11. – Quy trình khẩn cấp;
  12. – Báo cáo tình hình về TNLĐ và BNN;
  13. – Phổ biến luật và văn bản có liên quan;
  14. – Dấu hiệu an toàn;
  15. – Bảo hiểm;
  16. – Thực thi pháp luật.

 


(Nguồn tin: HSE)