Công nghệ mới trong lĩnh vực việc làm xanh: những gợi ý về công tác ATVSLĐ

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:13(GMT +7)

Với những công nghệ mới đang nổi lên, việc làm xanh – cụ thể là những hoạt động việc làm trong lĩnh nông nghiệp, chế tạo, nghiên cứu và phát triển, hành chính, các hoạt động dịch vụ góp phần căn bản vào việc phòng ngừa và phục hồi chất lượng môi trường, giảm thiểu tối đa hoặc tránh phát sinh chất thải và ô nhiễm dưới mọi hình thức (UNEP, Việc làm xanh: Hướng tới việc làm bền vững trong một thế giới bền vững và ít các-bon, 2008 trong Bản tin đặc biệt của ADAPT số 17/2009) – sức khỏe cũng như sự an toàn của người lao động (NLĐ) đang hằng ngày ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Mội vài trong số những công nghệ kể trên có liên hệ với những ngành đặc biệt (ví dụ: thu hồi và lưu giữ các-bon) , trong khi đó một số công nghệ mang tính xuyên suốt ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực (ví dụ: công nghệ nano hay kỹ thuật tự động hóa rô-bốt và trí tuệ nhân tạo). Khi những công nghệ mới này được giới thiệu trong lĩnh vực việc làm xanh, thì khả năng về rủi ro tại nơi làm việc có thể cũng tăng lên. Sự biến đổi về rủi ro này xảy ra do những công nghệ mới đòi hỏi NLĐ phải có kỹ năng. Do vậy, những cá nhân ít kinh nghiệm hoặc có kỹ năng, nhưng lại hiểu biết không nhiều về công nghệ mới có thể bị phơi nhiễm với những rủi ro mới cũng như những rủi ro đang xuất hiện trong lĩnh vực ATVSLĐ. Hơn thế nữa, NLĐ dường như quá sức và được yêu cầu làm việc trong khoảng thời gian dài: điều này sẽ dẫn đến việc tăng rủi ro về sức khỏe cũng như rủi ro về tai nạn và ảnh hưởng đến sự an toàn của NLĐ. Các nguy cơ về tâm lý xã hội cũng tương tự như vậy.

Một số công nghệ mới trong lĩnh vực việc làm xanh có thể tạo ra rủi ro tiềm ẩn về ATVSLĐ là năng lượng gió (quy mô công nghiệp), các công nghệ xây dựng xanh (các tòa nhà); các ứng dụng năng lượng và năng lượng sinh học của công nghệ sinh học; thu thập xử lý chất thải: [phân loại và xử lý chất thải phục vụ việc tái chế hoặc cho sản phẩm năng lượng; tái chế vật liệu và các bộ phận], vận tải xanh, chế biến xử lý và công nghệ chế tạo xanh, bao gồm cả lĩnh vực về rô-bốt và tự động hóa, chuyển tải điện, phân phối và lưu kho bãi, tái tạo năng lượng quy mô nhỏ và hộ gia đình, các công nghệ và vật liệu nano (Bird and Lawton, Tương lai xanh: Việc làm và sự chuyển đổi của Vương Quốc Anh hướng tới ít cac-bon, 2009 tại Viện Nghiên cứu chính sách công). Dưới đây là danh sách các rủi ro về ATVSLĐ có thể nảy sinh từ những công nghệ trên:

– Đầu tiên,  các công nghệ mới dẫn tới sự phát triển của các vật liệu mới như vật liệu nano, vật liệu cách điện mới, vật liệu composite mới, các vật liệu thông minh, các tổ chức sinh vật mới, các nhiên liệu sinh học và các sản phẩm phụ tiềm ẩn những tác động nghiêm trọng không ngờ tới về sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, những rủi ro này là những nguy cơ âm ỉ lâu dài không để lại những ghi nhận gì về phơi nhiễm hay bệnh tật liên quan do đó rất khó để dò tìm lại theo công việc, do NLĐ không còn làm cùng một công việc cho tới lúc họ nghỉ hưu. Từ đó xuất hiện những  bệnh nghề nghiệp mới gây ra do NLĐ phơi nhiễm hóa chất và sinh học từ các vật liệu mới.

– Hai là, do các quy trình và vật liệu mới liên tục được thay đổi bởi sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ, nhiều rủi ro về ATVSLĐ khác nhau có thể nảy sinh; do có quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi cách thức sử dụng chúng một cách an toàn. Tuy nhiên quy trình mới mang đến rủi ro, nhưng kỹ thuật tự động hóa xem ra lại rất khả thi đối với công tác ATVSLĐ về lâu dài, nhưng không nên tin tưởng một cách tuyệt đối. Trong những lĩnh vực có sự phát triển nhanh chóng (như năng lượng tái sinh), vẫn còn tồn tại một khoảng cách về kỹ năng. NLĐ thiếu các kỹ năng và đào tạo phù hợp có thể phải đối mặt với rủi ro.

– Ba là , khi các công nghệ ICT xanh được phát triển, các giao diện con người –ICT và con người – máy móc có thể nảy sinh nhiều rủi ro phức tạp (ví dụ: Ecgônômi và các vấn đề gánh nặng nhận thức cao đối với NLĐ) cùng với sự quá tin tưởng vào ICT.

Hơn nữa, sự phát triển của các công nghệ mới làm tăng tính phức tạp, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của công việc và việc làm không bền vững đối với NLĐ có kỹ năng thấp, do vậy khả năng xuất hiện các vấn đề về stress và sức khỏe tâm thần là rất cao.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là các công nghệ mới sẽ cần những lao động làm việc theo ca linh hoạt và có kỹ năng cao, với các thang thời gian dài để đạt được năng lực chủ đạo. Giờ làm việc và ca làm việc không thể đoán biết được cho là có tác động đến sức khỏe và sự an toàn.

Tiếp sau đó, khi xem xét viễn cảnh trên giống như “việc làm xanh” bao hàm một loạt các nơi làm việc trong các ngành khác nhau, với điều kiện làm việc khác nhau, các quy trình làm việc và các nhóm NLĐ khác nhau, thì tác động của các chiến lược và chính sách được thông qua về phát triển công nghệ và điều kiện làm việc dường như sẽ mang lại nhiều vấn đề về ATVSLĐ.

Do vậy, khi đề ra một chiến lược phòng ngừa rủi ro cho việc làm xanh, những đặc điểm của các hình thức việc làm xanh khác nhau và sự đa dạng về lực lượng lao động cũng cần được tính đến. Ngoài ra, như một kết quả của việc đa dạng hóa trong lĩnh vực việc làm xanh, một loạt các thách thức phổ biến sẽ được chú ý nhấn  mạnh:

– Phi tập trung hóa các quy trình làm việc: khi nơi làm việc ngày càng trở nên phân tán và khó tiếp cận hơn, thì việc kiểm tra và tăng cường điều kiện về ATVSLĐ tốt và áp dụng thực hành làm việc an toàn dường như trở nên ngày càng thách thức;

– Việc sử dụng ngày càng nhiều công việc thầu phụ, cũng như tăng số lượng các cơ sở nhỏ và siêu nhỏ, hay hình thức tự làm chủ: những cấu trúc này có thể ít chú ý tới công tác ATVSLĐ và văn hóa ATVSLĐ cũng ít phát triển hơn, ít nguồn lực sẵn có để phục vụ công tác ATVSLĐ hơn và cũng ít hướng tiếp cận với các dịch vụ về ATVSLĐ hơn;

– Những kỹ năng mới và nhu cầu về đào tạo NLĐ phù hợp: có rất nhiều công nghệ và quy trình làm việc “xanh” mới cần đến những kiến thức đặc thù nhưng vẫn chưa được phát triển và mở rộng đầy đủ. Vẫn còn (những sự kết hợp mới của) các rủi ro “cũ” nhưng được phát hiện trong tình huống mới tương đương với yêu cầu về (sự kết hợp) mới giữa những kỹ năng đặc biệt; các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực việc làm xanh có thể thu hút nhiều lao động mới vào nghề mở rộng thêm các lĩnh vực kỹ năng nghề nghiệp cơ bản của mình và không nhận thức thấy những thách thức mới này;

– Sự thiếu hụt kỹ năng và sự phân hóa của lực lượng lao động, cùng với NLĐ kỹ năng thấp bị đẩy vào tình huống phải chấp nhận những điều kiện làm việc kém hơn và phải làm những công việc khó khăn hơn.

– Kỹ thuật tự động hóa phát triển có thể giúp cải thiện được công tác ATVSLĐ nhưng cũng mang lại những vấn đề về sự phân tách con người – máy móc cũng như những vấn đề về việc quá phụ thuộc vào công nghệ;

– Sự sung đột giữa các mục tiêu về việc làm xanh và công tác ATVSLĐ, với rủi ro về ATVSLĐ chưa được quan tâm đầy đủ;

– Các vật liệu khó xác định đặc điểm và các nguy cơ tiềm ẩn có thể cần phải được kiểm tra kỹ trong suốt quá trình sử dụng để từ đó phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn (chưa được biết và âm ỷ lâu dài) về sức khỏe: điều này sẽ tiếp tục là thách thức vì không một NLĐ nào lại làm cùng một công việc cả đời, do đó dẫn đến việc khó gắn kết giữa những ảnh hưởng về sức khỏe và phơi nhiễm nghề nghiệp (Bradbrook, DuckWorth, Ellwood, Miedzinski, Ravetz, Reynolds, Việc làm xanh và ATVSLĐ: Tiên lượng về những rủi ro mới và đang xuất hiện liên quan đến các công nghệ mới cho tới  năm 2020, 2013 Bản tin ADAPT n.17/2013)

Hơn thế nữa, cần lưu ý đến giai đoạn phát triển của bất kỳ một công nghệ, sản phẩm hay quy trình mới nào cũng như việc giới thiệu chúng vào nơi làm việc; việc đánh giá một cách có hệ thống và ưu tiên cho công tác ATVSLĐ trong toàn bộ chu kỳ làm việc là cần thiết. Do vậy, hòa nhập chiến lược phòng ngừa nguy cơ vào thiết kế đem lại hiệu quả cao hơn là chỉ trang bị thêm cho công tác ATVSLĐ, đồng thời ngay từ bây giờ cần đảm bảo việc làm xanh an toàn trong tương lai. Điều này yêu cầu có sự phối hợp của nhiều bên liên quan về chính sách, nghiên cứu và phát triển, nơi làm việc qua một vài quy định, trong đó có cả quy định về ATVSLĐ, bảo vệ môi trường và từ các ngành khác nhau mà ở đó việc làm xanh đang ngày một phát triển. Các nhà phát triển công nghệ, các nhà thiết kế và kiến trúc sư cũng cần phải tham gia vào quá trình này.

Hình thức hợp tác hỗ trợ này là chìa khóa cho việc tạo lập việc làm xanh mang lại điều kiện làm việc lành mạnh, an toàn và bền vững, từ đó đánh giá được sự phát triển mạng mẽ, bền bỉ và mang tính bao quát của nền kinh tế xanh phù hợp với chiến lược EU 2020 (ỦY BAN CHÂU ÂU, Thông báo của ủy ban, Châu Âu 2020 – Chiến lược vì sự phát triển mạnh mẽ, bền vững và bao quát, 2010).

Tác giả: Meysam Salimi

International Doctoral School in Human Capital Formation and Labour Relations

ADAPT-CQIA

University of Bergamo

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: adaptinternational)