Đánh giá rủi ro nguy cơ ánh sáng xanh của đèn rọi công suất cao phân tán
Phép gần đúng Planck
Tổn thương võng mạc quang hóa gây ra do ánh sáng có tỉ lệ màu xanh lam cao (Nguy cơ ánh sáng xanh – BLH) về nguyên tắc có thể được loại trừ đối với màn hình, đèn trần, điện thoại thông minh… trong hoạt động xem, nhìn thông thường. Ngược lại, đèn rọi công suất cao, như trong xây dựng công trình và kỹ thuật dân dụng, tại các sự kiện hoặc khu vực kho bãi lớn, có thể là nguồn gây ra nguy cơ ánh sáng xanh. Do công nghệ tích hợp, thiết kế đèn, thông số cài đặt và tình huống phơi sáng khác nhau nên việc đánh giá rủi ro đòi hỏi rất khắt khe, đặc biệt là do việc xác định bức xạ được yêu cầu trong nhiều trường hợp. Do đó, mục đích của dự án này là xây dựng phương pháp đánh giá BLH thực tế và được đơn giản hóa.
Để đánh giá được sự phù hợp của hướng tiếp cận này, độ chính xác của các dụng cụ quang học thường được sử dụng để đánh giá rủi ro đóng vai trò quyết định. Do vậy, một số máy đo băng thông rộng và quang phổ kế đã được nghiên cứu. Mặc dù yêu cầu đo lường đã được tăng lên theo ba bước (tiêu chuẩn bức xạ, đèn sân khấu Fresnel, đèn sân khấu phát ra không đồng nhất), nhưng bức xạ xác định với khoảng độ lệch chuẩn từ 5 đến 12% ít nhiều không phụ thuộc vào độ phức tạp của nguồn. Việc xác minh phương pháp tiếp cận đánh giá rủi ro được đơn giản hóa, gọi là Phép gần đúng Planck, cho kết quả có thể chấp nhận được với độ lệch dưới 20%.
Ý tưởng của Phép gần đúng Planck dựa trên phép đo độ rọi đơn nhất, được chuyển thành độ chói có trọng số BLH bằng đường kính của khẩu độ phía trước đèn chiếu và hiệu quả BLH được biết tới của bức xạ phát quang đối với bộ bức xạ vật thể đen. Có tính tới các thông số ảnh hưởng khác nhau (nhiệt độ màu tương quan, công xuất quang, khoảng cách), hai phương trình đơn giản có thể suy ra đối với thời lượng phơi sáng cho phép tối đa dưới dạng một hàm số kích thước nguồn. Việc sử dụng chúng trong phòng thí nghiệm cũng như tại nơi làm việc thử nghiệm điển hình cho kết quả có độ chính xác xấp xỉ ±30 %.
Về nguyên tắc, có thể đưa ra kết luận về khả năng áp dụng của Phép gần đúng Planck để đánh giá rủi ro BLH. Đặc biệt, việc ước lượng điều kiện phơi sáng thực tế trong số các điều kiện khác, khoảng thời gian tích lũy của góc nhìn trực tiếp vào nguồn vô cùng quan trọng, nhưng thường rất khó để ghi lại. Trong tình huống này, xác định đơn giản hóa bức xạ có trọng số BLH thông qua Phép gần đúng Planck là phù hợp.
Xem chi tiết báo cáo Tại đây!
Biên dịch: Bích Hà
(Nguồn tin: https://www.baua.de/)