Đánh giá rủi ro tại nơi làm việc và chiến lược phòng ngừa Covid-19 tại Ý

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:17(GMT +7)

Đại dịch COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, với những tác động đáng kể đến sức khỏe cộng đồng và kinh tế xã hội, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự an toàn của người lao động, cũng như sự ổn định nghề nghiệp của người lao động.

Ý là nước đầu tiên trong số nhiều nước phương Tây thực hiện các biện pháp ngăn chặn mở rộng. Nhân viên y tế và những người lao động làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu vẫn tiếp tục làm việc, báo cáo tỷ lệ lây nhiễm cao với nhiều trường hợp tử vong. Xu hướng dịch tễ học nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc như một yếu tố chính cần xem xét khi thực hiện các chiến lược nhằm mục đích ngăn chặn đại dịch và định hình chiến lược giảm thiểu việc đóng cửa để phục hồi kinh tế một cách bền vững. Để hỗ trợ quá trình ra quyết định của chính quyền, các chuyên gia Ý đã phát triển một chiến lược dự đoán nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 tại nơi làm việc dựa trên phân tích quá trình làm việc và sự tiếp xúc gần giữa các nhân viên; nguy cơ lây nhiễm liên quan đến loại hình hoạt động; sự tham gia của các bên thứ ba vào các quá trình làm việc và rủi ro của tổ hợp xã hội. Ý áp dụng phương pháp này để đưa ra chỉ số rủi ro cho từng lĩnh vực hoạt động kinh tế, với các mức độ chi tiết khác nhau, đồng thời xem xét tác động đến sự biến động của dân số tuổi lao động.  Phương pháp này được thực hiện dựa trên mô hình giám sát dịch tễ quốc gia nhằm ước tính tác động của việc tái kích hoạt các hoạt động cụ thể đối với các doanh nghiệp tái sản xuất. Phương pháptiếp cận này có thể đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng nếu được kết hợp với các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong doanh nghiệp thông qua chiến lược tái thiết kế quy trình kinh doanh. Ngoài ra, nó sẽ góp phần xem xét lại cách tổ chức công việc, bao gồm cả đổi mới và thúc đẩy việc tích hợp với hệ thống ATVSLĐ quốc gia.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp ước tính rủi ro lây nhiễm SARS-CoV-2 tại nơi làm việc có tính đến các đặc điểm cụ thể của quy trình sản xuất và tác động của tổ chức làm việc đối với rủi ro. Mặt khác, phương pháp này cũng xem xét đến những công việc yêu cầu sự tiếp xúc chặt chẽ với các đối tượng bên ngoài (công chúng, khách hàng, v.v.), điều này làm tăng xác suất tiếp xúc xã hội, dẫn đến hậu quả có thể lây nhiễm rộng rãi trong cộng đồng.

Phương pháp này dựa trên cách tiếp cận chung để phân tích rủi ro trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSH). Cách tiếp cận này không nhằm mục đích giảm thiểu tác hại cho các hoạt động công việc đơn lẻ, thay vào đó, nó nhằm mục đích xác định mức rủi ro nghề nghiệp tích hợp chung cho toàn bộ người lao động theo từng lĩnh vực kinh tế phù hợp với chiến lược của các nhà hoạch định về việc dỡ bỏ các biện pháp ngăn chặn COVID-19.

Rủi ro nghề nghiệp do lây nhiễm SARS-CoV-2 được phân loại dựa trên ba tham số:

·         Tiếp xúc: khả năng tiếp xúc với nguồn lây tiềm ẩn trong quá trình làm việc theo thang điểm từ 1 = “không tiếp xúc” đến 5 = “hoàn toàn tiếp xúc”.

·         Tiếp xúc gần: do các đặc điểm nội tại của hoạt động trong công việc không thể đảm bảo khoảng cách xã hội đầy đủ. Thông số được phân loại theo thang điểm từ 1 = “công việc được thực hiện một mình hầu như trong suốt thời gian làm việc” đến 5 = “công việc được thực hiện gần với những người khác trong phần lớn thời gian làm việc”.

·         Tính tổ hợp: là những hoạt động công việc cần có sự hiện diện của bên thứ ba mà không phải là đồng nghiệp (nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, giải trí, khách sạn, giáo dục, v.v.) được đánh giá như sau: 1,00 = “sự hiện diện hạn chế của bên thứ ba” (Ví dụ: lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, các văn phòng không mở cửa cho cộng đồng); 1,15 = “sự hiện diện nội tại của các bên thứ ba được kiểm soát thông qua tổ chức” (ví dụ: bán lẻ, dịch vụ cá nhân, văn phòng mở cửa cho cộng đồng, quán cà phê, nhà hàng); 1,30 = “các tổ hợp có thể kiểm soát được bằng các thủ tục” (ví dụ: chăm sóc sức khỏe, trường học, nhà tù, quân đội, phương tiện giao thông công cộng); 1,50 = “các tổ hợp lớn không thể kiểm soát dễ dàng bằng các quy trình cụ thể” (ví dụ: các chương trình, sự kiện thể thao).

Kết quả nghiên cứu

Kết quả cuối cùng xác định rủi ro (R) theo 4 mức:

Rủi ro thấp:                             R  <2

Rủi ro trung bình-thấp:  2 <R <4

Rủi ro trung bình-cao:   4 <R <8

Rủi ro cao:                     R> 8

Theo phân loại rủi ro được đề xuất, các hoạt động y tế và công tác xã hội dẫn đến rủi ro trung bình cao hơn;hoạt động của các hộ gia đình và hành chính công mức độ rủi ro trung bình-cao;giáo dục, nghệ thuật, giải trí và giải trí và các dịch vụ khác có rủi ro trung bình-thấp trong khi đối với tất cả các lĩnh vực khác, rủi ro trung bình là thấp.

Kết luận

Việc tái hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đóng cửa đã đưa ra một số thách thức đối với việc kiểm soát đại dịch, nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội để nâng cao lợi ích của các biện pháp hiệu quả về chi phí cho cộng đồng nói chung.

Tuy nhiên, các quyết định về việc mở cửa lại cần thực hiện theo cách tiếp cận từng bước, bao gồm các tiêu chí dựa trên rủi ro để xác định các lĩnh vực đủ điều kiện và cho phép khoảng thời gian thích hợp giữa các giai đoạn để đánh giá tác động của từng giai đoạn đối với việc kiểm soát đại dịch.

Tóm lại, cách tiếp cận được đề xuất sẽ góp phần tư duy lại cách thức tổ chức công việc, bao gồm cả sự đổi mới, tích hợp trong hệ thống quốc gia về ATVSLĐ.Mô hình sẽ góp phần ngăn ngừa và xác định sớm các ổ dịch tại nơi làm việc trong các giai đoạn tương lai của đại dịch.

Lược dịch: Thúy Hằng


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)