Xây dựng hệ số gia tăng thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp do tai nạn lao động gây tử vong, mất nguồn nhân lực

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:18(GMT +7)

I. XÂY DỰNG BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH HỆ SỐ GIA TĂNG THIỆT HẠI SKNN KHI TÍNH ĐẾN THIỆT HẠI TỬ VONG, MẤT NGUỒN LỰC – VỐN CON NGƯỜI

1.1. Đặt vấn đề:

Để xác định đầy đủ hậu quả của rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp (RRSKNN), bên cạnh tính toán quy đổi thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, chúng ta cần tính thêm thiệt hại nguồn nhân lực – vốn con người (VCN) do RRSKNN gây ra.

Khi RRSKNN ở mức gây tử vong cho người lao động (NLĐ), chúng ta hiểu là một phần VCN đã bị mất đi và nguồn nhân lực cần phải được bù đắp.

Báo cáo này có đề cập đến khái niệm hệ số gia tăng thiệt hại để thuận tiện cho tính toán, ước lượng thiệt hại do TNLĐ và BNN, bệnh liên quan nghề nghiệp gây ra.

1.2. Thiệt hại VCN tương ứng với rủi ro TNLĐ gây tử vong NLĐ

Về mặt lý luận, vốn con người là khái niệm được xây dựng ngày một nhất quán, nhưng vấn đề đo đếm, xác định chúng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các đại lượng tính toán được đánh giá lại khá phân tán, đôi khi mâu thuẫn nhau;

Nhu cầu xác định VCN nói chung và NLĐ ở doanh nghiệp nói riêng là vấn đề không còn mới trên thế giới. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cách tiếp cận để đánh giá (tiếp cận theo chi phí; tiếp cận theo thu nhập; tiếp cận theo cách so sánh), nhưng phương pháp đánh giá một cách tổng hợp, mạch lạc, tin cậy, có thể áp dụng phù hợp cho điều kiện Việt Nam vẫn chưa có. Điều này chủ yếu do chúng ta – các nhà nghiên cứu cũng như cộng đồng doanh nghiệp – chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề này.

Để ước lượng VCN cho từng NLĐ, có thể đề xuất tính toán như sau:

,                                             (ĐX-1)

Trong đó: VCN – là vốn con người ban đầu do gia đình và xã hội đầu tư thông qua chi phí nuôi dưỡng và giáo dục từ khi sinh ra cho đến tuổi lao động (qui ước ở đây là 18 tuổi), ước tính theo 3 giai đoạn phát triển của trẻ mỗi giai đoạn là 6 năm (đến 18 tuổi) theo đó:

VCN=6[(CfND.6 + CfGD.6) + (CfND.6-12 + CfGD.6-12) + (CfND.12-18 + CfGD.12-18)]

Trong đó: CfND.6; CfND.6-12; CfND.12-18 – Tương ứng là chi phí nuôi dưỡng trung bình từ khi sinh ra đến 6 tuổi; từ 6 tuổi đến 12 tuổi và từ 12 tuổi đến 18 tuổi; CfGD.6; CfGD.6-12; CfGD.12-18 – Tương ứng là chi phí giáo dục trung bình từ khi sinh ra đến 6 tuổi; từ 6 tuổi đến 12 tuổi và từ 12 tuổi đến 18 tuổi.

TNgh – Tuổi nghề, tính theo qui định hiện nay là cứ 3 năm làm việc thì được nâng một bậc lương và được hưởng các chính sách chế độ tương ứng với bậc lương đó;

kj – hệ số tính đến mức chuyển chi phí cho nhân công thành đầu tư cho VCN, kj ~1 và được dẫn trong bảng 1.1. sau:

: Chi phí cho nhân viên theo các hạng mục do áp dụng quy định của Nhà nước và của doanh nghiệp;

j – chỉ số các dạng chi phí từ 1 đến 6 theo thực tế, được định nghĩa như sau:

Dạng chi phí 1: đầu tư cơ bản vào vốn con người: Quỹ lương hàng năm trung bình cho một NLĐ+Chi phí lôi kéo và giữ chuyên gia+Tiền trả thêm ngày lễ, tết, không liên quan tới sản phẩm làm ra (ước tính ~2800 usd/người*năm đối với NLĐ lương đến bậc 3; ~4000 usd/người*năm đối với lương bậc 4-6).

Dạng chi phí 2: Chi phí đào tạo nhân viên gồm: Chi phí đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn+Chi phí đào tạo các phòng ban+Tiền ứng tăng thêm (lãi) do đào tạo và đào tạo lại đem đến (ước tính ~100 usd/người*năm);

Dạng chi phí 3: Chi phí cho nghiên cứu KHKT và cải tiến mới, gồm: Chi phí cho dự án nghiên cứu mới; Chi phí đào tạo chuyên gia, nhà khoa học; Quỹ khuyến khích sáng kiến cải tiến và các hoạt động sáng tạo (ước tính 100 usd/người*năm);

Dạng chi phí 4: Chi phí chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, gồm: Chi phí khám sức khỏe định kỳ; Chi phí cho công tác BHLĐ và ATLĐ; Chi phí đảm bảo yêu cầu VSLĐ; Chi phí thăm khám, chữa bệnh cho nhân viên theo thông báo của bệnh viện; Chi phí bảo hiểm y tế tự nguyện cho nhân viên; Chi phí cho hoạt động nghỉ dưỡng và thể dục thể thao; Chi phí bù thêm cho nhân viên để duy trì lối sống lành mạnh, không có tệ nạn và hoạt động thể dục dưỡng sinh, v.v. (ước tính ~100 usd/người*năm);

Dạng chi phí 5: Các chi phí bổ sung cho nhân sự, gồm: Chi phí thu hút và tuyển chọn nhân sự (ví dụ: phân loại, sa thải, tuyển chọn, v.v.); Chi phí đi lại; Chi phí cho các dịch vụ cơ bản tại nơi ở; Chi phí mua quần áo chuyên dụng và BHLĐ; Chi phí cho ăn uống, v.v. (ước tính ~150 usd/người*năm);

Dạng chi phí 6: Tiêu chí hiệu quả đầu tư vào vốn con người, gồm: Khối lượng công việc được mỗi nhân viên thực hiện; Khối lượng lãi; Khối lượng sản xuất và khối lượng sản xuất trên mỗi nhân viên; Giá trị gia tăng; Sản phẩm làm ra sau mỗi giờ sản xuất, bảo hiểm y tế tự nguyện do doanh nghiệp chi trả; Số giờ lao động tính trên mỗi sản phẩm; Hệ số tải hành chính, gián tiếp (số nhân viên hành chính, gián tiếp, số lao động trí óc /số lao động trực tiếp); Năng suất mất đi (giá trị mỗi giờ sản xuất nhân với số giờ sản xuất bị mất); Chỉ số tổng hợp các yếu tố sản xuất (ước tính ~500 usd).

s – chỉ số kể đến bậc lương của NLĐ.

Khi ước lượng VCN cho cả doanh nghiệp, ta dùng công thức trên nhân thêm với số lượng NLĐ tương ứng ở các ngành nghề trong DN rồi tổng cộng tất cả lại.

                         (ĐX-2)

Trong đó: m – là số ngành nghề trong DN; n – là số NLĐ trong mỗi ngành nghề có trong DN; i – chỉ số ngành nghề thứ i trong m ngành và số NLĐ thứ i trong mỗi ngành nghề.

1.3. Thiệt hại do TNLĐ gây tử vong NLĐ

Cần lưu ý rằng, thiệt hại về tinh thần và các khía cạnh đạo đức không đưa vào tính toán quy đổi.

Thiệt hại do đứt đoạn quá trình làm ra GDP của toàn xã hội và với giả định rằng người chịu nạn là trụ cột nuôi sống gia đình. Các thông số đầu vào phục vụ tính toán là giá trị GDP của quốc gia hoặc của vùng lãnh thổ; mức lương trung bình của người làm công, dân số v.v. Lượng giá thiệt hại con người do tai nạn lao động gây ra được trình bày sau đây.

Giá trị kinh tế thiệt hại con người do tai nạn lao động gây ra bao gồm thiệt hại trực tiếp đối với các trường hợp tử vong và thiệt hại do quy đổi các trường hợp bị mất sức lao động (qui ước qui đổi theo tỷ lệ mất sức lao động). 

Công thức tính toán tổng thiệt hại con người do tai nạn lao động gây ra như sau  (1):

                            (1)

Trong đó:

– tổng thiệt hại do tai nạn lao động chết người gây ra, usd;

– tổng số người tử vong do tai nạn lao động, căn cứ vào số liệu thống kê được chính quyền công bố chính thức, người;

– tổng số người danh nghĩa (do quy đổi từ số người bị tai nạn lao động mất từ 20% đến trên 80% sức lao động) để tính toán thiệt hại, người;

, trong đó:  – số người bị tai nạn lao động mất từ 20% đến 80% sức lao động (tạm chia thành 4 mức 20_40; 40_60; 60_80 và >80 %), số liệu tính toán thực tế căn cứ vào số liệu thống kê được chính quyền công bố chính thức;

– tổng thiệt hại do một người tử vong vì tai nạn lao động, usd/người.

Công thức tính tổng thiệt hại do một người tử vong vì tai nạn lao động như sau:

       (2)

Trong đó: GDP – Tổng giá trị sản phẩm (tính bằng usd) của vùng lãnh thổ được tính toán giá trị thiệt hại tử vong, lấy theo số liệu thống kê được công bố chính thức;

N – Số lượng người lao động đang làm việc trong nền kinh tế (hoặc vùng lãnh thổ), người;

N = N * k * Z                                      (3)

Trong đó: N – tổng dân số trong vùng lãnh thổ được tính toán, được cho tùy ý căn cứ vào số liệu thống kê được công bố chính thức; k – là hệ số tính đến số người ở độ tuổi lao động (từ 15 tuổi đến 59 tuổi) trong tổng dân số, được cho tùy ý căn cứ vào số liệu niên giám thống kê (thông thường k=[0,4÷0,7], ở Việt Nam hiện nay, k=0,66);

Z – là hệ số việc làm, tính đến số người trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập ổn định, được cho tùy ý căn cứ vào số liệu công bố trong niên giám thống kê, hiện nay hệ số này ở Việt Nam là ~ 0,8 (tức có 20% dân số ở tuổi lao động bị thất nghiệp và bán thất nghiệp, không có việc làm và thu nhập ổn định);

LTB – là tiền lương trung bình trong một năm (12 lần lương tháng) của người lao động trong vùng lãnh thổ được tính toán, được nhận theo số liệu công bố trong niên giám thống kê, [usd/năm.ng];

Thưu – là tuổi nghỉ hưu trung bình của người lao động đang làm việc trong vùng được tính toán, [năm], được tính theo công thức sau:

                                        (4)

trong đó: Thưu.nam – là tuổi nghỉ hưu của lao động nam, [năm], được chọn tùy ý căn cứ vào quy định của luật lao động. Ở Việt Nam hiện nay quy định là 60 tuổi;

Thưu.nữ – là tuổi nghỉ hưu của lao động nữ, [năm], được chọn tùy ý căn cứ vào quy định của luật lao động. Ở Việt Nam hiện quy định là 55 tuổi;

K – là tỷ lệ nữ giới và nam giới trong vùng lãnh thổ được tính toán, được cho tùy ý căn cứ vào số liệu thống kê, hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ này là (51/49)=1,041 ;

TTB – là tuổi trung bình của người lao động đang làm việc trong vùng lãnh thổ được tính toán, [năm]. Được tính theo công thức sau:

                               (5)

StrC – là chi phí trung bình, trợ cấp cho chôn cất người chết vì tai nạn lao động, được cho tùy ý căn cứ vào chính sách của bảo hiểm. Hiện nay ở Việt Nam khoảng 400 [usd/ng];

TrATh – là trợ cấp hàng năm (12 lần trợ cấp hàng tháng) cho mỗi người ăn theo dưới 18 tuổi, được căn cứ vào số liệu công bố trong niên giám thống kê của vùng lãnh thổ được tính toán, [usd/ng.năm];

TATh – Tuổi trung bình của những người ăn theo dưới 18 tuổi, [năm], được căn cứ vào số liệu thống kê. Ở Việt Nam hiện nay là 10 tuổi;

TTh.TB – là tuổi thọ trung bình của dân cư trong vùng lãnh thổ được tính toán, [năm], được tính là:

                                           (6)

TTh.nam; TTh.nữ – tương ứng là tuổi thọ trung bình của nam giới và nữ giới tại thời điểm tính toán, lấy căn cứ vào niên giám thống kê. Đối với Việt Nam (năm 2014) là 73 tuổi và 77 tuổi. Thay vào (6) tính được TTB ≈ 75 tuổi;

TM.Th – là tuổi trung bình (năm) của người già (mẹ) ăn theo người tử vong vì TNLĐ, dân cư trong vùng lãnh thổ được tính toán, được tính như sau:

             (7)

Trong điều kiện GDP trung bình đầu người được công bố 2000 usd/năm*người; lương trung bình vùng là 200 usd/tháng; số NLĐ có quan hệ lao động chiếm khoảng 0,52% dân cư; trợ cấp cho người ăn theo 30 usd/tháng; tuổi thọ nam, nữ tương ứng là 73 tuổi và 77 tuổi; trợ cấp chôn cất là 400 usd/tử vong ta tính được thiệt hại của 1 NLĐ bị tử vong tính theo (2) là: 35206,4 usd. Quy ra tiền việt nam với tỷ giá 22700 vnđ/usd là: 799.185.280 vnđ/NLĐ tử vong.

Việc quy đổi người bị mất sức lao động từ 20% đến 100% được tạm lý giải như sau (trong khi chưa có số liệu thống kê và cơ sở quy đổi thật khoa học, chặt chẽ):

– Giả sử 3 người cùng mất sức lao động ở mức 20%, thì tương đương số học là một người mất sức lao động 60% SLĐ;

– Giả sử 3 người cùng mất sức lao động ở mức 30%, thì tương đương số học là một người mất 90% SLĐ;

– Giả sử 3 người cùng mất sức lao động ở mức 40%, thì tương đương số học là một người mất 100% và một người mất 20% SLĐ;

– Giả sử 3 người cùng mất sức lao động ở mức 50%, thì tương đương số học là một người mất 100% và một người mất 50% SLĐ;

– Giả sử 3 người cùng mất sức lao động ở mức 60%, thì tương đương số học là hai người mất 100% và một người mất 80%;

– Giả sử 3 người cùng mất sức lao động ở mức 70%, thì tương đương số học là hai người mất 100% và một người mất 10%;

– Giả sử 3 người cùng mất sức lao động ở mức 80%, thì tương đương số học là hai người mất 100% và một người mất 40%;

– Giả sử 3 người cùng mất sức lao động ở mức 90%, thì tương đương số học là hai người mất 100% và một người mất 70%;

– Giả sử 3 người cùng mất sức lao động ở mức 100%, thì tương đương số học là ba người mất 100%;

Tính trung bình thì: (0,6+0,9+1,2+1,5+1,8+2,1+2,4+2,7+3)/9 = 1,8

Như vậy, ta ước lượng trung bình cứ 1,8 người mất 100% sức lao động (tàn phế), thiệt hại sẽ tương đương với một người bị tử vong.

II/ HÌNH THỨC HÓA SỰ GIA TĂNG THIỆT HẠI DO TAI NẠN LAO ĐỘNG GÂY TỬ VONG – MẤT NGUỒN NHÂN LỰC

2.1. Khái niệm hệ số gia tăng tương đối thiệt hại RRSKNN khi tính đến thiệt hại vốn con người

Hệ số gia tăng tương đối thiệt hại RRSKNN khi tính đến thiệt hại vốn con người được hiểu là đại lượng phi thứ nguyên bằng tỷ số giữa thiệt hại RRSKNN đã tính cả vốn con người với thiệt hại RRSKNN tính theo phương pháp quy đổi cũ, chưa có thiệt hại vốn con người.

Thể hiện tổng quát như sau:

                      (8)

Trong đó:

GTTH – Hệ số gia tăng thiệt hại, phi thứ nguyên; ∑TNLĐ – Là thiệt hại do tai nạn lao động gây tử vong hoặc/và thương tích NLĐ, được tính toán, xác định theo các biểu thức từ (1) ÷ (7); ∑VCN – Là thiệt hại vốn con người tương ứng với số người bị tử vong hoặc/và thương tích do TNLĐ, được tính toán, xác định theo biểu thức (ĐX-1) ÷ (ĐX-2).

2.2. Xác định hệ số gia tăng thiệt hại

Theo kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất phát triển và hoàn thiện phương pháp xác định thiệt hại RRSKNN tính đến thiệt hại VCN gồm:

– Bổ sung gia cảnh NLĐ bị tử vong do TNLĐ hoặc BNN;                           

– Bổ sung vốn con người của doanh nghiệp.

Như vậy giá trị vật chất bị thiệt hại khi NLĐ bị tử vong do TNLĐ hoặc/và BNN sẽ được xác định  theo công thức tính toán được khuyến nghị bổ sung như sau:

             (9)

Trong đó: GDPTh.LĐ – Giá trị GDP bị mất do mất nguồn nhân lực (thiệt hại cho Chính phủ); VCNNLĐ.TV – Vốn con người của NLĐ tích lũy đến đến thời điểm bị tử vong do TNLĐ hoặc/và BNN; GDP -Tổng giá trị sản phẩm của vùng hoặc của quốc gia sử dụng để tính toán giá trị cuộc sống con người; N – Số lượng người lao động đang làm việc trong nền kinh tế vùng hoặc quốc gia; LTB – Mức lương trung bình trong vùng lãnh thổ hoặc trong toàn quốc; Th, TTB – Tương ứng là tuổi nghỉ hưu trung bình và tuổi trung bình của người lao động đang làm việc trong vùng hoặc trong toàn quốc.

Vốn con người của NLĐ tích lũy tính đến thời điểm bị tử vong do TNLĐ (hoặc/và BNN) được tính toán rút gọn như sau:

                    (10)

Trong đó: VCN – là vốn con người ban đầu do gia đình và xã hội đầu tư thông qua chi phí nuôi dưỡng và giáo dục từ khi sinh ra cho đến tuổi lao động, nhận bằng 18 tuổi, tạm qui đổi theo USD [usd/người*năm]. Với:

VCN=6[(CfND.6 + CfGD.6) + (CfND.6-12 + CfGD.6-12) + (CfND.12-18 + CfGD.12-18)]    (11)

Trong biểu thức (11) ở trên: CfND.6; CfND.6-12; CfND.12-18 – Tương ứng là chi phí nuôi dưỡng trung bình từ khi sinh ra đến 6 tuổi; từ 6 tuổi đến 12 tuổi và từ 12 tuổi đến 18 tuổi; CfGD.6; CfGD.6-12; CfGD.12-18 – Tương ứng là chi phí giáo dục trung bình từ khi sinh ra đến 6 tuổi; từ 6 tuổi đến 12 tuổi và từ 12 tuổi đến 18 tuổi.

Với điều kiện ở Việt Nam năm 2017, ta ước lượng theo (11) như sau:

VCN=6[3000 + 4800 + 6000] = 82.800 usd/người

TNgh – Tuổi nghề, với giả định cứ 3 năm làm việc thì được nâng một bậc lương và được hưởng các chính sách chế độ tương ứng với bậc lương đó;

kj – hệ số tính đến mức chuyển chi phí cho nhân công thành đầu tư cho VCN, kj ~1 và được dẫn trong bảng 1.1.

 – Chi phí cho nhân viên theo các hạng mục do áp dụng quy định của Nhà nước và của doanh nghiệp;

k – chỉ số các dạng chi phí từ 1 đến 6 theo thực tế, (xem chú giải cho biểu thức (ĐX-1)).

s – chỉ số kể đến bậc lương của NLĐ.

Với giả định tuổi trung bình của NLĐ khi bị tử vong do TNLĐ là 38 tuổi, tức tuổi nghề được 20 năm, với 3 năm một bậc lương thì trung bình NLĐ có lương bậc 6 khi bị TNLĐ. Khi đó vốn con người tích lũy tới khi bị TNLĐ tính theo (10) là   – Chi phí cho nhân viên theo các hạng mục do áp dụng quy định của Nhà nước và của doanh nghiệp theo ước tính nêu trên – tạm tính với 10 năm đầu k =1 (bậc thợ từ 1-3) và 10 năm làm việc tiếp theo k = 0,9 (bậc thợ từ 4-6):

Đối với điều kiện Việt Nam nhận làm tính toán [1]: GDP bình quân 2000 usd/người*năm; NLĐ có công ăn việc làm ổn định chiếm ~1/3 dân số; lương trung bình khoảng 250 usd/tháng*người; tỷ lệ nữ giới so với nam giới là 52/48; tuổi trung bình của NLĐ khi bị TNLĐ là 38 tuổi), giá trị thiệt hại GDP bị mất do mất nguồn nhân lực tính theo công thức (2.2) là:

Chi phí chính sách trợ cấp liên quan tới trường hợp tử vong, CSTrC , có thể tính toán được xuất phát từ các chi phí trợ cấp cho những người trông vào thu nhập của người đã chết.

  (12)

trong đó: STrC – Chi phí trung bình trợ cấp cho chôn cất người chết; TrCTB – số tiền trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ nuôi các con dưới 18 tuổi của người bị nạn; NATh – Số người ăn theo đối với 1 người làm việc, tính trung bình cho toàn vùng lãnh thổ; TATh – Tuổi trung bình của những người ăn theo (dưới 18 tuổi) người chịu tai nạn ở trong vùng đó; TrCMG – số tiền trợ cấp hàng tháng phụng dưỡng cha/mẹ già; TTh.TB – tuổi thọ trung bình kỳ vọng, năm; TMG – tuổi mẹ già khi NLĐ bị nạn.

Có thể tính toán một trường hợp sau: chúng ta lấy áp dụng điều kiện chính sách [1] là: phí trợ cấp chôn cất ~400 USD/người; số người ăn theo là 1 trẻ em 10 tuổi, trợ cấp hàng tháng cho trẻ dưới 18 tuổi của người bị nạn là ~30 usd/trẻ; nhu cầu phụng dưỡng cha/mẹ già (tuổi tính toán là 65, tuổi thọ trung bình kỳ vọng là 75) là 40 usd/mẹ già*tháng, chi phí đền bù liên quan tới trường hợp tử vong tính theo công thức (12) là:

Tổng thiệt hại tương ứng với một trường hợp tử vong được tính bằng thiệt hại tính theo công thức (9) và công thức (12) cộng lại. Đối với các điều kiện về chính sách của ta hiện nay là [1]:

           

Trong đó, 164.850 usd là thiệt hại VCN ban đầu do gia đình và xã hội đầu tư. 66.280 usd là thiệt hại VCN được tích lũy quy đổi trong thời gian 20 năm làm việc, tính đến khi bị tử vong do TNLĐ hoặc/và BNN (231130-164.850=66280).

Căn cứ vào biểu thức (8) hệ số gia tăng thiệt hại tính cho điều kiện năm 2017 (GDP công bố năm 2017 là ~2000 usd/người*năm):

HSGT = (231.130)/(66.280) = 3,487

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu, tính toán cụ thể cho điều kiện 2017, cho thấy hệ số gia tăng thiệt hại vào quãng 3,487 tức gần gấp 3,5 lần thiệt hại được quy đổi theo các chính sách đối với NLĐ nước ta.

Có thể nhận xét như sau:

1. Điều kiện phát triển kinh tế, năng suất lao động ở nước ta còn quá thấp. Vốn con người ban đầu do gia đình và xã hội đầu tư đến năm 18 tuổi chiếm tỷ trọng chủ yếu VCN ở độ tuổi 38 tuổi [(164.850)/(231.130) = 0,7132];

2. Về nguyên tắc, hệ số gia tăng thiệt hại khi tính đến thiệt hại vốn con người cần được giảm về giá trị cân bằng giữa đầu tư ban đầu của gia đình và xã hội với hiệu suất lao động tính toán trong khoảng thời gian 20 năm. Trong trường hợp kinh tế phát triển, tương quan này biến đổi động và có xu hướng giảm xuống tiệm cận với giá trị đơn vị (bằng 1);

3. Hệ số gia tăng thiệt hại tùy theo tình hình phát triển kinh tế – xã hội hàng năm mà có những giá trị cụ thể, khác biệt. Nó được dùng để tính toán thiệt hại do TNLĐ và BNN gây ra, phục vụ quản lý Nhà Nước và xây dựng các chế độ chính sách phù hợp đối với NLĐ;

4. Cần nghiên cứu hoàn thiện phương pháp xác định hệ số gia tăng thiệt hại khi tính đến mất nguồn nhân lực – mất vốn con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Quốc Quân và CTV, Báo cáo xây dựng và đề xuất phương pháp giản lược xác định vốn con người trong doanh nghiệp, Báo cáo khoa học thuộc đề tài CTPH 2018/01/TLĐ-BKHCN, Hà nội-2017;

2. Phạm Quốc Quân, Đỗ Trần Hải và CTV, Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện phương pháp xác định đương lượng vật chất con người, Báo cáo khoa học thuộc đề tài CTPH-2018/01/TLĐ-BKHCN, Hà Nội 2017;

3. Phạm Quốc Quân, Đỗ Trần Hải và CTV, Nghiên cứu mô tả và hình thức hóa sự gia tăng thiệt hại tính đến thiệt hại nguồn nhân lực, Báo cáo khoa học thuộc đề tài CTPH-2018/01/TLĐ-BKHCN, Hà Nội 2018;

4. Nguyễn An Lương, Lê Vân Trình và CTV, Báo cáo tổng kết toàn diện đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐL-KHCN-02, Hà Nội, 2005.

5. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân, Nghiên cứu tổng quan, phân tích các phương pháp liên quan tới đánh giá RR SKNN trong và ngoài nước và các yêu cầu về nội dung và học thuật của phương pháp đánh giá tổng quát RR SKNN, Hà Nội 2017,

6. Киселев А.В.,Фридман К.Б. Оценка риска здоровью, СПб, 1997. 100с

7. Критерии оценки риска для здоровья населения приоритетных химических веществ, загрязняющих окружающую среду. Методические рекомендации. Утверждены главным государственным санитарным врачом г. Москвы. М.: НИИ ЭЧ и ГОС им А.Н.Сысина, ММА им. И.М.Сеченова, ЦГСЭН в г. Москве , 2000 г. 53 с.

8. Профессиональный риск для здоровья работников (Руководство) / Под ред. Н.Ф. Измерова и Э.И. Денисова . – М.: Тровант , 2003г., 48 стр.

9. Руководство по оценке профессионального риска для здоровья работников. Организационно-методические основы, принципы и критерии оценки, Р 2.2.1766-03, Минздрав России, Москва 2004г., 21 стр.

10. Website: http://www.iki.rssi.ru, Space Research Institute of Russian academy Sciences, Environmental Health Information Processing System, Model of Risk.

TS. Đỗ Trần Hải,

VSTT. TSKH. Phạm Quốc Quân


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)