Giải pháp giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp của người lao động vận hành máy dán ép cao tần

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:15(GMT +7)

Các nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp của máy dán ép cao tần có thể là: nguy cơ về cơ khí, nguy cơ về điện, nguy cơ về nhiệt, nguy cơ về tiếng ồn, nguy cơ về rung, nguy cơ về bức xạ, nguy cơ về vật liệu, nguy cơ về ecgônômi, nguy cơ về môi trường lao động.

Nguy cơ đáng quan tâm nhất đối với máy dán ép cao tần là người lao động sẽ tiếp xúc với bức xạ điện từ trường cao (trong dải tần số Radio). Ảnh hưởng của bức xạ điện từ trường đến sức khỏe con người có thể là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đến hệ thống nội tiết, đến hệ thống trao đổi chất của cơ thể, đến hệ tim mạch, đến thành phần và hình thái của máu.

Nhóm giải pháp giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp cho người lao động vận hành máy dán ép cao tần

1. Giải pháp giảm thiếu nguy cơ tiếp xúc điện trường, từ trường tấn số Radio

– Kiểm tra đo đạc bức xạ điện từ trường khu vực làm việc của NLĐ theo quy định;

– Quản lý rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm bức xạ điện từ trường;

– Huấn luyện ATVSLĐ và giám sát an toàn phơi nhiễm bức xạ điện từ trường;

– Giải pháp kỹ thuật xử dụng vách ngăn chắn phơi nhiễm bức xạ điện từ trường, thiết kế khoảng cách an toàn trong xây dựng quy trình vận hành;

– Chăm sóc sức khỏe NLĐ trong lúc làm việc, khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định.

2. Giải pháp giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc tĩnh điện

– Kiểm tra đo đạc trường tĩnh điện tại bề mặt thiết bị theo quy định;

– Quản lý rủi ro nghề nghiệp do tiếp xúc tĩnh điện;

– Huấn luyện ATVSLĐ và giám sát an toàn tiếp xúc tĩnh điện;

– Giải pháp kỹ thuật tiếp đất an toàn thiết bị, khử tĩnh điện cho thiết bị;

– Trang bị găng tay BHLĐ chống chạm vào các bộ phận tích tĩnh điện gây giật;

– Chăm sóc sức khỏe NLĐ trong lúc làm việc, khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định.

3. Giải pháp giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc vi khí hậu

– Kiểm tra đo đạc các chỉ tiêu vi khí hậu theo quy định;

– Quản lý rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm vi khí hậu xấu;

– Huấn luyện ATVSLĐ và giám sát phơi nhiễm vi khí hậu xấu;

– Giải pháp kỹ thuật thông gió chống nóng cho nhà xưởng sản xuất bằng tự nhiên
hay nhân tạo;

– Trang bị quần áo thoáng mát cho NLĐ;

– Chăm sóc sức khỏe NLĐ trong lúc làm việc, nước uống, khám sức khoẻ và khám
phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định. Thời giờ làm việc nghỉ ngơi đảm bảo sức cho NLĐ.

4. Giải pháp giảm thiểu nguy cơ tai nạn điện

– Kiểm tra đo đạc điện trở tiếp đất an toàn cho máy dán ép cao tần theo quy định;

– Quản lý rủi ro nghề nghiệp phòng tránh tai nạn điện;

– Huấn luyện ATVSLĐ và giám sát an toàn điện;

– Giải pháp kỹ thuật tiếp đất an toàn thiết bị. Thường xuyên kiểm tra an toàn điện, rò rỉ điện, chạm vỏ thiết bị;

– Trang bị găng tay và giày ủng cách điện;

– Chăm sóc sức khỏe NLĐ trong lúc làm việc, xử lý cấp cứu tai nạn điện giật.

5. Giải pháp giảm thiểu nguy cơ bỏng nhiệt

– Khảo sát nguy cơ NLĐ bị bỏng nhiệt do vận hành máy dán ép cao tần;

– Quản lý rủi ro nghề nghiệp do bỏng nhiệt;

– Huấn luyện ATVSLĐ và giám sát an toàn phòng chống bỏng nhiệt;

– Giải pháp kỹ thuật sử dụng vách ngăn vùng nguy hiểm, thiết kế nút vận hành dùng 2 tay;

– Trang bị găng tay BHLĐ tránh chạm vào các điện cực và vật liệu nóng;

– Chăm sóc sức khỏe NLĐ trong lúc làm việc, xử lý sơ cấp cứu tai nạn bỏng nhiệt.

6. Giải pháp giảm thiểu nguy cơ chấn thương cơ học

– Khảo sát nguy cơ NLĐ bị chấn thương do vận hành máy dán ép cao tần;

– Quản lý rủi ro nghề nghiệp do chấn thương cơ học;

– Huấn luyện ATVSLĐ và giám sát an toàn phòng tránh chấn thương cơ học;

– Giải pháp kỹ thuật sử dụng vách ngăn vùng nguy hiểm, thiết kế nút vận hành dùng 2 tay;

– Trang bị găng tay chống chấn thương và giày BHLĐ chống dập ngón chân và giẫm đạp vật sắc nhọn;

– Chăm sóc sức khỏe NLĐ trong lúc làm việc, xử lý sơ cấp cứu tai nạn chấn thương thân thể, chảy nhiều máu, gãy chi.

—————————————————————

Tài liệu tham khảo: BCTK đề tài “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp của người lao động vận hành máy dán ép cao tần”, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, 2018.


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)