Hãy giải quyết vấn đề làm việc ca kíp

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:13(GMT +7)

Sản phẩm được đặt hàng trực tuyến và chuyển tới khách hàng ở mọi nơi trên thế giới. Các nhà hàng, nhà máy và trung tâm tư vấn qua điện thoại 24 giờ thì không bao giờ đóng cửa. Chúng ta đang sống trong nền kinh tế toàn cầu mà sản phẩm và dịch vụ của nó yêu cầu phải vận hành liên tục. Hậu quả của làm việc ca kíp là nhiều NLĐ bị căng thẳng và ảnh hưởng tới sức khoẻ do làm việc suốt cả ngày lẫn đêm. Việc thay đổi chương trình làm việc là rất khó để có thể đáp ứng được hoàn toàn các hoạt động đặc trưng của công việc. Không nghi ngờ gì việc làm việc ca kíp có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và an toàn của NLĐ.

Làm việc ca kíp

Làm việc ngoài giờ hành chính vào ban ngày ( ví dụ từ 9.00 đến 17.00) được gọi là làm việc theo ca. Làm việc theo ca có thể thay đổi cả chỗ làm việc và thời gian làm việc; NLĐ có thể luân phiên đổi ca hoặc làm ở một ca cố định, ví dụ họ chuyên làm ca đêm.

Làm việc theo ca là một thực tế đối với khoảng 25% lực lượng lao động ở Bắc Mỹ, với nhiều nghề và ngành công nghiệp và con số đó chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Số lượng NLĐ làm việc theo ca gồm rất nhiều nghề, như: chăm sóc sức khoẻ, đường sắt, làm đường, chế tạo, giao hàng đúng thời gian, vận chuyển hàng hoá, bảo vệ, dịch vụ cấp cứu, hải quan, công an cửa khẩu, dịch vụ công cộng, làm việc thời vụ, bộ đội, trạm khí đốt,  cửa hàng tạp hoá và nhà hàng.

Nhịp điệu cơ thể ( xuất hiện 1 lần trong ngày) là đồng hồ sinh học của cơ thể điều khiển các chức năng bên trong trong suốt 24 giờ trong ngày thông qua các tín hiệu ngày và đêm. Làm việc ban đêm và ngủ ban ngày là trái với nhịp điệu tự nhiên của cơ thể. Điều đó làm cho NLĐ làm ca đêm rất khó ngủ và làm cho cơ thể không thể hồi phục nhanh từ các hoạt động thể chất và tinh thần của cái đồng hồ “ngược” đó.

 Nguy cơ

Dưới đây là một số các nguy cơ chính liên quan đến làm ca đêm

– Những người làm ca đêm có giấc ngủ ngắn hơn và chất lượng kém hơn so với người làm ca ngày;

– Người làm ca đêm có nguy cơ mắc ung thư vú và các loại ung thư khác cao hơn;

– Người làm ca đêm có nguy cơ cao về bệnh tim mạch;

– Một số nghiên cứu cũng cho thấy người làm ca đêm có nguy cơ đẻ non, rối loạn hệ tiêu hoá và mắc chứng tâm thần;

– Người làm ca đêm cũng đối mặt với rủi ro bị tai nạn lao động cao hơn làm ca sáng và ca chiều.

Các nghiên cứu cũng cho thấy việc thay đổi ca làm việc cũng làm tăng nguy cơ tai nạn lao động. Một nghiên cứu mới đây phát hiện rằng không chỉ làm ca chiều và ca đêm công nhân mới có nguy cơ cao về TNLĐ hơn ca ngày mà công nhân thay đổi ca làm việc thậm chí còn có nguy cơ cao hơn.

Gợi ý cho người quản lý

– Tránh bố trí ca đêm cố định (không quay vòng ca);

– Giảm tối đa làm ca đêm liên tục;

– Tránh thay đổi ca nhanh;

– Bố trí nghỉ cuối tuần hơn là nghỉ ngày thường;

– Tránh vài ngày làm việc liên tục sau khi có kỳ nghỉ 4-7 ngày;

– Không để NLĐ làm ca dài ngày và hạn chế tối đa làm thêm giờ;

– Xem xét độ dài thời gian của các ca làm việc;

– Kiểm tra thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm việc;

– Giữ cho kế hoạch làm ca ổn định và dự đoán được bất trắc;

– Đánh giá rủi ro cho mỗi loại hình công việc trong một ca cụ thể;

– Các đêm không được quá dài và cần kết thúc càng sớm càng tốt. Bằng cách đó NLĐ sẽ được ngủ nhiều hơn và bớt bị quấy nhiễu;

– Khi thay đổi ca cần thực hiện sao cho NLĐ dễ thích nghi. Đổi ca nên theo hướng: sáng-chiều-đêm sẽ dễ thích nghi hơn là chiều ngược lại hoặc không theo quy luật nào cả.

– Ca sáng không nên bắt đầu quá sớm. Ca sáng bắt đầu càng sơm thì NLĐ càng phải dậy sớm, do đó sẽ được ngủ ít;

– Khi sắp xếp ca làm việc nên tham khảo ý kiến NLĐ;

– Nên tránh bố trí cùng một NLĐ làm việc hơn một ca trong ngày.

Lời khuyên cho NLĐ

Một số bước mà NLĐ làm việc theo ca có thể áp dụng cùng với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và hoạt động xã hội để giữ gìn sức khoẻ cho họ.

Chế độ ăn uống

– Người làm ca chiều cần ăn vào giữa trưa thay vì ăn vào giữa ca làm việc;

– Người làm ca đêm nên ăn nhẹ trong cả ca làm việc;

– Thư giãn trong khi ăn và nên nghỉ ngơi để tiêu hoá;

– Nên uống nhiều nước;

– Nên giảm bớt ăn đồ ăn  chứa nhiều muối và dầu mỡ;

– Duy trì khẩu phần ăn bình thường, cân bằng về lượng và chất;

– Giảm thiểu đồ uống có chất cồn và café;

– Tránh ăn đồ ăn nhanh và thức ăn đường phố.

Chế độ ngủ nghỉ

– Tìm nơi yên tĩnh và tiện nghi để ngủ giấc ngủ ban ngày;

– Ngủ trong phòng điều hoà, có bao tai êm chống ồn và che mắt;

– Trước khi đi ngủ, nên tạo không gian yên tĩnh;

– Ngủ theo thời gian ấn định để tạo thói quen;

– Tránh luyện tập nặng trước khi ngủ;

– Nếu bạn không thể ngủ được sau khi nằm 1 giờ, nên đọc sách hoặc nghe nhạc với âm lượng nhỏ;

– Nếu bạn vẫn không ngủ được, nên thay đổi lại giờ ngủ cho những ngày tiếp theo.

Hoạt động xã hội

– Nên có kế hoạch ăn với gia đình ít nhất 1 lần/ngày;

– Nên chuyện trò với vợ/chồng và con cái mỗi ngày;

– Nên dành thời gian cho bạn và bạn đời;

– Lập kế hoạch nghỉ ngơi cùng gia đình;

– Hãy dành thời gian để luyện tập thể thao;

– Cố gắng giảm stress.

Tuy làm việc theo ca đã mạng lại tính linh hoạt trong giải quyết công việc nhưng nó cũng gây ra nhiều rủi ro cho an toàn và sức khoẻ của NLĐ vì nó làm đảo lộn nhịp sinh hoạt và thói quen làm việc bình thường của NLĐ. Nhận biết và thực hiện các bước nhằm giảm thiểu những rủi ro này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cả NLĐ và NSDLĐ.

Biên dịch: P. Hải


(Nguồn tin: Canada Center for OHS)