Hướng dẫn Thực hành Tốt nhất cho Quản lý Rủi ro Vật liệu nano Nơi làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:14(GMT +7)

Các tác giả đề xuất một cách tiếp cận dự phòng được thiết kế để giảm thiểu sự phơi nhiễm nghề nghiệp với các vật liệu nano

Các công nghệ nano ngày nay có thể cải thiện đáng kể các tính chất của một loạt các sản phẩm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ việc sản xuất vật liệu với hiệu suất cao đến chẩn đoán và điều trị y tế – tuy nhiên chúng lại gây ra nhiều vấn đề về công nghệ, kinh tế, đạo đức, xã hội và môi trường. Một số hiệu ứng nảy sinh có thể kỳ vọng bao gồm sự xuất hiện của thị trường mới, tạo việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. Tác động của công nghệ nano đã được nhận thấy trong nhiều lĩnh vực đa dạng như nông nghiệp, mỹ phẩm, xây dựng, y tế và ngành công nghiệp hàng không. Hầu hết các trường đại học ở Québec và nhiều trung tâm nghiên cứu đang làm việc để thiết kế các ứng dụng mới. Nhiều công ty có dự án đang trong giai đoạn khởi động, trong khi các công ty khác đang sản xuất các vật liệu nano hoặc đã kết hợp chúng vào các quy trình của họ để cải thiện hiệu suất của sản phẩm, đây là một xu hướng sẽ tăng tốc trong những năm tới. Những sự phát triển mới này, có thể là sự phơi nhiễm của một số lượng công nhân ngày càng tăng lên với các hạt vô cùng nhỏ bé này, dấy lên một mối quan tâm đặc biệt đến những người lao động trong ngành công nghiệp và nhân viên trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu. Ước tính đến năm 2015, khoảng 10% việc làm trên toàn thế giới sẽ liên quan đến công nghệ nano, và hơn 2.000 sản phẩm thương mại sẽ chứa các vật liệu nano.

Với sự hiểu biết của chúng ta về những rủi ro về sức khoẻ và an toàn cho người lao động và môi trường, việc xử lý những vật liệu mới này với những đặc tính độc đáo của chúng sẽ làm dấy lên nhiều câu hỏi và thắc mắc. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng độc tính của một số vật liệu nano khác với các chất tương tự với cùng một thành phần hóa học. Các vật liệu nano xâm nhập cơ thể chủ yếu qua đường hít thở nhưng cũng thông qua da và đường tiêu hoá. Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng một số vật liệu nano nhất định có thể đi vào máu thông qua sự hoán vị và tích tụ trong các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Trong số nhiều ảnh hưởng đặc biệt khác được ghi nhận, các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng một số vật liệu nano là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm và các khối u phổi nhiều hơn khi so với các chất tương tự ở dạng số lượng lớn khi khối lượng cơ sở là tương đồng. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đặc tính hoá lý của vật liệu nano (kích thước, hình dạng, diện tích bề mặt riêng, tính tích tụ, tính hòa tan và tính chất bề mặt) đóng một vai trò quan trọng trong tác động của chúng tới các hệ thống sinh học, bao gồm khả năng tạo ra mất cân bằng oxi hóa. Do đó việc đánh giá rủi ro và kiểm soát để đảm bảo việc xử lý an toàn các vật liệu nano là rất quan trọng. Giống như nhiều hóa chất khác, cách tiếp cận quản lý và đánh giá rủi ro phải được xây dựng trên cơ sở từng trường hợp cụ thể

Tuy nhiên, vẫn chưa có được sự đồng thuận về phương pháp đo lường sự phơi nhiễm nghề nghiệp đặc trưng với các vật liệu nano, làm cho việc đánh giá định lượng rủi ro trở nên khó khăn nếu không phải là không thể trong nhiều tình huống. Do đó, cách tiếp cận phòng ngừa đã được khuyến nghị để giảm thiểu phơi nhiễm đến người lao động. Tại Québec, người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc an toàn, và người lao động phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Theo đó, để có thể thiết lập các quy trình làm việc tốt và các thủ tục phòng ngừa phù hợp với những rủi ro cho một tình huống công việc cụ thể thì các chương trình phòng ngừa có xét đến các đặc tính cụ thể của vật liệu nanô phải được xây dựng trong tất cả các môi trường lao động nơi các vật liệu nano được sử dụng.

May mắn là, kiến thức của khoa học hiện nay có thể giúp xác định, đánh giá và quản lý hiệu quả những rủi ro này, dù chỉ là một phần nào đó. Hướng dẫn thực hành tốt nhất này nhằm hỗ trợ phát triển an toàn các công nghệ nano ở Québec bằng cách tập hợp các kiến ​​thức khoa học hiện nay về xác định nguy cơ, các chiến lược xác định mức độ nanô trong các môi trường làm việc khác nhau, đánh giá rủi ro và áp dụng các cách tiếp cận quản lý rủi ro khác nhau. Một số kiến ​​thức về vệ sinh lao động là cần phải có để có thể sử dụng hướng dẫn này một cách có hiệu quả. Được thiết kế cho tất cả các môi trường làm việc có sản xuất hoặc sử dụng vật liệu nano, hướng dẫn này cung cấp thông tin thực tiễn và các công cụ phòng ngừa để xử lý an toàn các vật liệu nano trong phòng thí nghiệm và các nhà máy thí điểm cũng như các cơ sở công nghiệp mà có sản xuất hoặc có kết hợp vật liệu nano. Để có hiệu quả, quản lý rủi ro phải là một phần của văn hóa của tổ chức, và các vấn đề sức khoẻ và an toàn phải được xem xét khi thiết kế nơi làm việc hoặc được ưu tiên nhanh nhất có thể. Điều này rất quan trọng đối với việc quản trị một tổ chức một cách bài bản. Trên thực tế, quản lý rủi ro là một quá trình lặp được thực hiện như là một phần của phương pháp có cấu trúc nhằm thúc đẩy việc cải tiến liên tục trong quá trình ra quyết định và thậm chí có thể thúc đẩy hoạt động tốt hơn. Mục tiêu của hướng dẫn này là góp phần vào việc thực hiện cách tiếp cận như vậy đối với việc phòng ngừa các rủi ro liên quan đến vật liệu nano. Tùy thuộc vào quy trình, các rủi ro khác (có liên quan đến tiếp xúc với dung môi, các hơi khí độc, căng thẳng nhiệt, căng thẳng ergonomic, v.v…) có thể xuất hiện, nhưng chúng không được đề cập đến trong hướng dẫn này.

Các tác giả đề xuất một cách tiếp cận dự phòng được thiết kế để giảm thiểu sự phơi nhiễm nghề nghiệp với các vật liệu nano. Với những con đường phơi nhiễm khác nhau, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độc tính của vật liệu nano và các nguy cơ đến sức khoẻ, cách tiếp cận của chúng tôi chủ yếu dựa vào xác định rủi ro, các chiến lược đánh giá rủi ro khác nhau và một hệ thống các biện pháp kiểm soát, kết hợp với các kiến thức cụ thể về các vật liệu nano. Đánh giá rủi ro cho phép lựa chọn các quy trình, thiết bị và phương pháp làm việc nhằm làm giảm sự phơi nhiễm nghề nghiệp, đặc biệt bằng cách kiểm soát sự phát thải vật liệu nano tại nguồn. Nó cũng có thể lựa chọn các biện pháp phòng ngừa chung hoặc riêng lẻ và xác định các biện pháp quản lý hành chính và đào tạo cần thiết để bảo vệ tất cả người lao động cũng như những người bảo dưỡng máy móc và không gian làm việc.

Phiên bản thứ hai này kết hợp thông tin mới trong các tài liệu khoa học. Ngoài ra, phụ lục đã được bổ sung phần mô tả các sáng kiến ​​tại nơi làm việc ở Quebec; ví dụ như mô tả các tình huống có nguy cơ vào trong tài liệu này; các biện pháp dự phòng và dữ liệu về hiệu quả tương đối của chúng; và việc thực hiện các biện pháp kiểm soát phơi nhiễm. Cuối cùng, chúng tôi lưu ý rằng các giải pháp cho bất kỳ nơi làm việc cụ thể nào phải được phát triển trên cơ sở từng trường hợp có tính đến việc đánh giá rủi ro của từng xưởng sản xuất.

Hướng dẫn Thực hành Tốt nhất cho Quản lý Rủi ro Vật liệu nano Nơi làm việc (Bản tiếng Anh – Full)

Biên dịch: Việt Thắng


(Nguồn tin: irsst.qc.ca)