Khái quát chung về Rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
1. Khái lược về sự kiện rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Sự kiện rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – là sự kiện, trong đó diễn ra quá trình gây thiệt hại bởi tác động bất lợi của các mối nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động sản xuất đến tính mạng, sức khỏe NLĐ.
Như vậy, nếu ở các sự kiện rủi ro khác diễn ra quá trình “gây thiệt hại nhanh chóng, tức thì, rõ rệt” thì ở sự kiện RRAT&SKNN diễn ra quá trình “gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe NLĐ trong suốt quá trình lao động sản xuất”, tức bao gồm “gây thiệt hại nhanh chóng, tức thì, rõ rệt” và “gây thiệt hại từ từ, tích lũy trong suốt quá trình lao động sản xuất”.
2. Nguyên lý đền bù thiệt hại
Mọi thiệt hại về vật chất, tinh thần, về tính mạng và sức khỏe của NLĐ trong quá trình lao động sản xuất đều được xác định và đền bù một cách thỏa đáng nhất có thể.
Thực tiễn đền bù thiệt hại nêu trên chủ yếu thông qua các chính sách bảo hiểm sức khỏe lao động.
Các chính sách bảo hiểm đa dạng và phát triển cùng với những thành tựu nghiên cứu về tác động bất lợi tới sức khỏe con người trong sản xuất. Từ chỗ chỉ bảo hiểm, đền bù những thiệt hại dạng hiện như TNLĐ, BNN, người ta đã có chính sách bảo hiểm mọi thiệt hại dạng hiện và dạng ẩn. Không chỉ xác định quy mô thiệt hại trực tiếp ở NLĐ, mà còn xác định các thiệt hại ẩn ở những người thân của NLĐ để đền bù cho phù hợp với yêu cầu an sinh cao của xã hội.
3. Phân loại sự kiện rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Sự kiện RRAT&SKNN có thể phân thành 3 loại chính như sau:
Sự kiện RRAT&SKNN loại 1. Sự kiện RRAT&SKNN, trong đó hiện thực hóa tác động của một mối nguy hiểm, độc hại nhất định;
Sự kiện RRAT&SKNN loại 2. Sự kiện RRAT&SKNN, trong đó hiện thực hóa đồng thời tác động của hai mối nguy hiểm, độc hại trở lên;
Sự kiện RRAT&SKNN loại 3. Sự kiện RRAT&SKNN là sự kiện kéo theo của sự kiện RRAT&SKNN xảy ra ở vị trí làm việc khác, ở nơi khác.
4. Bốn tính chất của sự kiện RRAT&SKNN
1- Sự kiện RRAT&SKNN tuân theo quy luật nhân – quả một cách chặt chẽ;
2- Sự kiện RRAT&SKNN luôn luôn có căn nguyên ở người sử dụng lao động (NSDLĐ). Mọi lỗi trực tiếp của NLĐ gây ra sự kiện RRNN chỉ là “giọt nước tràn ly”, là hệ quả từ trách nhiệm không đầy đủ của NSDLĐ;
3- Sự kiện RRAT&SKNN là dạng sự kiện, về nguyên lý luôn luôn có thể can thiệp giảm thiểu hoặc can thiệp ngăn chặn;
4- Về mặt kinh tế – xã hội, do trình độ phát triển xã hội loài người chưa đạt tới trình độ đủ văn minh, còn dựa vào nền kinh tế sản xuất hàng hóa, RRAT&SKNN luôn được tiếp cận trên cơ sở so sánh chi phí/lợi ích.
5. Thế nào là RRAT&SKNN tại nơi làm việc
RRAT&SKNN tại nơi làm việc là thiệt hại tiềm năng đối với sức khỏe, tính mạng NLĐ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng lao động.
Như vậy, nội hàm của thuật ngữ RRAT&SKNN chính là rủi ro tai nạn lao động, rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp và liên quan đến nghề nghiệp, rủi ro suy giảm SKNN. Biểu diễn như sau:
RRAT&SKNNj = RRTNLĐj + RRBNNj + RRSGSKNNj (1)
Trong đó:
– RRAT&SKNNj – Rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại vị trí làm việc thứ j;
– RRTNLĐj – Rủi ro tai nạn lao động tại vị trí làm việc thứ j;
– RRBNNj – Rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan nghề nghiệp tại vị trí làm việc thứ j;
– RRSGSKNNj – Rủi ro suy giảm sức khỏe nghề nghiệp do làm việc tại vị trí “j” có điều kiện lao động ô nhiễm, không hợp vệ sinh cụ thể nào đó (suy giảm sức khỏe nhưng chưa bị bệnh). RR này được coi là RR ẩn, đòi hỏi phương thức tiếp cận, xác định riêng;
Việc phân tách RRAT&SKNN thành 3 thành phần như trong công thức (1) có một số thuận tiện sau:
– Mỗi loại rủi ro thành phần có những đặc điểm riêng nên việc xác định chúng góp phần xác định các giải pháp cảnh báo, phòng ngừa và can thiệp một cách phù hợp và hiệu quả;
– Các rủi ro thành phần tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, tuy không được biểu diễn bằng giá trị tuyệt đối (thiệt hại quy đổi), nhưng việc đánh giá hoặc so sánh rủi ro vẫn có thể thực hiện theo từng loại rủi ro thành phần. Việc này cho phép xác định thứ tự ưu tiên thực thi các giải pháp kiểm soát và quản lý hiệu quả trong điều kiện hạn chế về nguồn lực.
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc RRAT&SKNN (Khrupacheva A.G. và CS, 2011)
Để nghiên cứu rủi ro, chúng ta phân biệt sự kiện rủi ro, xác suất sự kiện rủi ro, mức độ nghiêm trọng về hậu quả của sự kiện rủi ro. Về sự kiện và xác xuất rủi ro chúng ta thấy:
Nếu ta gọi A là sự kiện rủi ro thì sự kiện A là sự kiện bao gồm sự có mặt đồng thời của hai sự kiện thành phần là:
Sự kiện B – Có người lao động (NLĐ) trong vùng làm việc (VLV) có sự cố, xác suất của sự kiện này là P(B) ≤ 1;
Sự kiện C – Xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc sự cố khác trong VLV, xác suất sự kiện này là P(C) ≤ 1;
Xác xuất của sự kiện rủi ro A khi đó là:
P(A) = P(B*C) = P(B)*P(C) ≤ 1. (2)
Nếu NLĐ có sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) và nhờ đó mà tránh được phần nào tổn thất – sự kiện D, thì sự kiện rủi ro A là sự kiện B và sự kiện C xảy ra đồng thời, kết hợp với sự kiện D. Xác suất của sự kiện A khi đó sẽ là:
P(A) = P[(B*C)+D] = P(B)*P(C)+P(D) ≤ 1. (3)
Trong đó: P(A) – xác suất sự kiện rủi ro; P(B) – xác suất sự kiện có NLĐ trong VLV có sự cố; P(C) – xác suất xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc sự cố mất an toàn; P(D) – xác suất sự kiện NLĐ có sử dụng PTBVCN khi sự cố xảy ra.
Đây là các sự kiện độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau, cũng không loại trừ nhau.
Theo các định nghĩa và phân tích sự kiện rủi ro trình bày ở trên, khái niệm rủi ro được biểu diễn như sau:
(4)
Trong đó: RRj – Rủi ro tại vị trí làm việc thứ “j”; P(A)ji – Xác suất sự kiện rủi ro thứ “i” tại vị trí làm việc thứ “j”; U(A)ji – Thiệt hại do sự kiện rủi ro thứ “i” tại vị trí làm việc thứ “j” gây ra; k – là số loại thiệt hại có thể có do sự kiện rủi ro thứ “i” gây ra tại vị trí làm việc thứ “j”.
Thực tế, sự kiện rủi ro được thống kê theo năm, do vậy khái niệm xác xuất được thay bằng khái niệm tần suất. Trong nhiều tài liệu, sự kiện RRNN được phân loại theo tần suất thống kê như sau, bảng 1.
Như vậy chúng ta thấy để đánh giá RRNN, người ta có thể sử dụng ma trận 5×5, theo hàng dọc là phân loại tần suất xuất hiện sự kiện rủi ro, theo hàng ngang là phân loại hậu quả.
Do sự kiện RRNN và hậu quả của chúng thống kê được trong các lĩnh vực hoạt động nhân sinh ngày một đa dạng, các nhà nghiên cứu đã phân loại xác suất và hậu quả theo thang 7 mức, 9 mức và 11 mức. Khi đó thay vì ma trận đánh giá 5×5, ta sẽ có ma trận đánh giá RRNN (5×7)/(7×5), hoặc (5×9)/(9×5), hoặc (7×9)/(9×7), hoặc (9×11)/(11×9), hoặc các ma trận vuông 5×5; 7×7; 9×9; 11×11.
Ma trận vuông 5×5 đánh giá rủi ro theo các mức tần suất sự kiện và mức hậu quả
Tại các giao điểm của các mức tần suất và hậu quả sự kiện là giá trị mức rủi ro SKNN. Ta thấy bảng ma trận 5×5 có 9 mức rủi ro, như sau:
Ưu điểm của phương thức ma trận trong xác định RRNN là dễ trình bày, dễ thấy, dễ hình dung. Nhược điểm của phương thức này là bán định lượng, gián tiếp qua mức phân loại.
Trong thực tiễn quản lý An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), chúng ta phân biệt một số dạng rủi ro sau:
1- Rủi ro tai nạn lao động (RRTNLĐ). Rủi ro này bao gồm rủi ro thương tích và rủi ro tử vong;
2- Rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp (RRBNN). Rủi ro này bao gồm rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan tới nghề nghiệp;
3- Rủi ro suy giảm sức khỏe (RRSGSK) do làm việc trong điều kiện lao động độc hại nhưng chưa đến mức thể hiện thành các triệu chúng lâm sàng của bệnh (RRSGSK);
Nói chung, NLĐ làm việc tại các cơ sở sản xuất công nghiệp (SXCN) bằng cách này hay cách khác, mức độ nhiều hay ít đều phải chịu tất cả các rủi ro nêu trên. Các rủi ro đó mang tính đặc thù của từng ngành nghề, trong từng điều kiện của các cơ sở SXCN cụ thể. RRNN bao gồm tất cả các dạng rủi ro mà NLĐ phải chịu trong lao động sản xuất. Trong tương lai có thể nghiên cứu bổ sung thêm loại hình rủi ro thứ 4 là: Rủi ro gia tăng, phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của NLĐ, vào tuổi đời, tuổi nghề, đặc trưng cơ địa và một số thói quen tiêu cực đối với sức khỏe của NLĐ làm việc tại vị trí làm việc thứ j.
6. Thế nào là RRAT&SKNN của một doanh nghiệp
Rủi ro nghề nghiệp của cơ sở sản xuất là tổng rủi ro nghề nghiệp của tất cả NLĐ trong cơ sở sản xuất đó.
Hình thức hóa rủi ro nghề nghiệp của vị trí làm việc của nhóm NLĐ như sau:
(5)
Trong đó: RRAT&SKNNCSZ – Rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của cơ sở sản xuất “Z”;
RRAT&SKNNNhj – Rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại vị trí làm việc của nhóm “Nhj” trong cơ sở “Z”; m – Tổng số lượng vị trí làm việc theo nhóm trong cơ sở “Z”.
RRAT&SKNNj – Rủi ro nghề nghiệp tại vị trí làm việc đơn lẻ thứ “j”; n – Tổng số lượng vị trí làm việc đơn lẻ trong cơ sở sản xuất thứ “Z”;
7. Mức RRAT&SKNN của doanh nghiệp
Để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau về RR, người ta đưa ra khái niệm Mức RRAT&SKNN của doanh nghiệp.
Mức RRNN (MRRNN) của một cơ sở sản xuất xác định bằng giá trị trung bình của RRNN tất cả nhân viên và NLĐ trong cơ sở đó.
Biểu diễn hình thức như sau:
(6)
Trong đó: MRRNNCS – là mức RRNN của cơ sở sản xuất;
RRNNCN.i – là RRNN của NLĐ thứ “i”;
N – là tổng số NLĐ trong cơ sở sản xuất tính theo sổ lương.
Trong thực tiễn cho phép số lượng thống kê, đánh giá RRNN không ít hơn 95% tổng số NLĐ của cơ sở.
8. Nhận diện, quan trắc, giám sát các mối nguy hiểm tiềm ẩn gây RRAT&SKNN tại vị trí làm việc
Để có thể xây dựng các giải pháp kiểm soát RRAT&SKNN tại vị trí làm việc của NLĐ, trước hết phải nhận diện được các mối nguy hiểm, độc hại tại vị trí làm việc đó.
Có 28 loại mối nguy hiểm, độc hại phổ biến (Phải nhận diện tại mỗi vị trí làm việc cụ thể) trong sản xuất. Ở mỗi vị trí làm việc, chúng ta lập danh sách các mối nguy hiểm, độc hại phát hiện được, sắp xếp thứ tự ưu tiên kiểm soát để tiến hành quan trắc, giám sát, phân tích đánh giá tác động của chúng tới an toàn và sức khỏe của NLĐ và đánh giá RRAT&SKNN cá nhân NLĐ.
Yêu cầu chung đối với phương pháp đánh giá RRAT&SKNN
1) Phải xác định được đầy đủ RRAT&SKNN tại vị trí làm việc (bao gồm: RRTNLĐ; RRBNN; RRSGSKNN);
2) Phải chỉ dẫn xác định RRAT&SKNN của Doanh nghiệp như thế nào;
3) Phải có chỉ số cho phép so sánh RRAT&SKNN giữa các Doanh nghiệp trong ngành;
4) Phương pháp phải có yêu cầu theo dõi, thống kê số liệu cụ thể.
9. Kết luận
Bài viết đã nêu khái quát chung về RRAT&SKNN. Khác với các loại rủi ro khác, RRAT&SKNN có những đặc trưng riêng và được phân cấp thống nhất với phân loại ĐKLĐ.
Có thể nêu một số kết luận như sau:
1/ RRAT&SKNN là những sự kiện gây thiệt hại đến tính mạng và sức khỏe NLĐ. Về nguyên tắc, những rủi ro này luôn luôn có thể kiểm soát, can thiệp giảm thiểu;
2/ RRAT&SKNN bao gồm 3 thành phần là RRTNLĐ, RRBNN, RRSGSKNN. Những rủi ro thành phần này có thể hiện diện đồng thời cũng có thể hiện diện riêng lẻ tại vị trí làm việc;
3/ Để phân tích, đánh giá RRAT&SKNN cụ thể tại vị trí làm việc, tùy thuộc tình trạng thống kê TNLĐ và BNN, BLQNN, tùy thuộc phân loại ĐKLĐ tại chỗ làm việc mà sử dụng các phương pháp phù hợp. RRAT&SKNN về nguyên tắc, không phụ thuộc vào mục đích phân tích, đánh giá. Chính vì vậy, cần có bộ công cụ nhất quán để vừa đánh giá được đúng RRAT&SKNN, vừa cho phép chỉ ra những tồn tại chính yếu lại vừa cho phép xác định nghĩa vụ tài chính đóng góp vào quỹ BHXH TNLĐ, BNN bắt buộc – từ đó tạo động lực thúc đẩy NSDLĐ làm tốt công tác quản lý và kiểm soát RRAT&SKNN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Trần Hải và CTV (2019), Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro, lượng giá thiệt hại và chiến lược giảm thiểu rủi ro sức khỏe nghề nghiệp, Báo cáo tổng kết đề tài.
2. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân (2019), Phương pháp trực tiếp và gián tiếp xác định rủi ro nghề nghiệp ở cơ sở sản xuất công nghiệp, Tập san kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Hà Nội.
3. Адриановский В.И., Липатов Г.Я., Нарицина Ю.П. (2010). Некоторые результаты изучения заболеваемости с временной утратой трудоспособности рабочих, занятых в огневом рафинировании меди.//Фундаментальные исследования. Медицинские науки. № 2, С. 14 -18.
4. Под ред. Н.Ф. Измерова и Э.И. Денисова . – М.: Тровант (2003), Профессиональный риск для здоровья работников (Руководство)/, 48 стр.
5. Минздрав России (2004), Руководство по оценке профессионального риска для здоровья работников. Организационно-методические основы, принципы и критерии оценки, Р 2.2.1766-03, 24 стр.
6. До Чан Хай, Нгуен Тханг Лой, Фам К. К. (2015; 2016; 2017; 2018 гг), Статьи и доклады в сборниках ежегодных международных научных конференций «Качество внутреннего воздуха зданий и окружающей среды».
TS. Nguyễn Thắng Lợi,
VSTT. TSKH. Phạm Quốc Quân và CTV
(Nguồn tin: Vnniosh.vn)