Kiểm soát các nguy cơ
– Kiểm soát công nghệ;
– Kiểm soát hành chính;
– Phương tiện bảo vệ các nhân.
Tất cả ba loại biện pháp kiểm soát trên có thể được sử dụng kết hợp với nhau, nhưng ưu tiên bao giờ cũng được dành cho các biện pháp kiểm soát công nghệ trước các biện pháp khác. Các biện pháp hành chính và phương tiện bảo vệ các nhân không nên đưa vào sử dụng, trước khi cố gắng sử dụng các biện pháp kiểm soát công nghệ, hoặc không thể kiểm soát được công nghệ.
Các biện pháp kiểm soát công nghệ
Các biện pháp kiểm soát công nghệ được coi là tốt nhất bởi vì chúng loại trừ được nguy cơ và khả năng phơi nhiễm của người lao động với nguy cơ đó. Các biện pháp kiểm soát công nghệ trực tiếp giải quyết mối nguy cơ và không phải phụ thuộc vào hành động của người lao động mới có thể có hiệu quả.
Các biện pháp kiểm soát công nghệ bao gồm:
* Thiết kế lại quy trình, như:
– Thay thế mô-tơ dùng xăng bằng mô-tơ dùng điện để tránh khí thải;
– Lắp đặt thiết bị cấp nguyên liệu tự động để bảo vệ bàn tay;
– Sử dụng phương pháp làm ướt để giảm mức độ gây bụi;
* Cơ khí hóa quy trình, như: hệ thống dây chuyền để loại trừ khả năng gây bụi do xúc bằng xẻng;
* Thay thế các sản phẩm có nguy cơ bằng những sản phẩm an toàn hơn, như:
– Sử dụng hóa chất ít độc hại, ít bụi và ít bay hơi hơn;
– Thay thế các thiết bị cũ kỹ bằng thiết bị mới hơn có lắp sẵn hệ thống bảo vệ;
* Cách ly quy trình hoặc cách ly người lao động khỏi quy trình, như:
– Lắp đặt hệ thống chống ồn cho những thiết bị gây ồn;
– Xây phòng điều khiển nơi người lao động có thể được bảo vệ chống lại tiếng ồn, nhiệt độ và giải phóng hơi độc hại;
*Lắp đặt “hệ thống thông gió cục bộ”, như:
– Hệ thống thông khí lắp đặt ngay trên thùng cấp nhiên liệu;
– Hàn bàn máy và trạm làm việc để loại trừ ngay nguy cơ có trong không khí ngay từ nơi chúng được tạo ra.
Lợi thế của các biện pháp kiểm soát công nghệ là ở chỗ chúng loại trừ được nguy cơ và khả năng phơi nhiễm của người lao động với nguy cơ đó. Nhưng có một số bất lợi hoặc vấn đề của kiểm soát công nghệ. Các bất lợi đó gồm:
– Các biện pháp kiểm soát công nghệ có thể rất đắt tiền và nhà sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhỏ thấy khó khăn trong lắp đặt;
– Một số nguy cơ không có giải pháp công nghệ vào thời điểm này;
– Lắp đặt hệ thống rào cản hoặc cách ly nguy cơ không loại trừ được mối nguy cơ đó, nên người lao động vẫn có thể phơi nhiễm trong trường hợp tai nạn hoặc rò rỉ;
– Việc thay thế một hóa chất hay một cỗ máy mới sẽ làm cho người lao động phơi nhiễm với nguy cơ mới;
– Các hệ thống thông gió phải được bảo trì và thử nghiệm thường xuyên để duy trì tính hiệu quả.
– Các biện pháp kiểm soát công nghệ như thông gió hoặc cơ giới hóa phải được bảo trì và sửa chữa, gây phơi nhiễm nguy cơ cho người công nhân cơ khí.
Kiểm soát hành chính
Các biện pháp kiểm soát hành chính không loại trừ được nguy cơ nhưng được sử dụng để hạn chế thời gian phơi nhiễm của từng nguời lao động với nguy cơ. Các biện pháp kiểm soát hành chính phụ thuộc vào hành động của con người mới có hiệu quả.
Có nhiều loại biện pháp kiểm soát hành chính, bao gồm:
– Luân chuyển người lao động từ nhiệm vụ có độc hại đến nhiệm vụ không độc hại để giảm thời gian phơi nhiễm;
– Tăng số lần nghỉ giữa ca nhằm giảm thiểu thời gian phơi nhiễm;
– Thay đổi kế hoạch làm việc, nếu có thể: như thời gian biểu làm việc với nguy cơ stress về nhiệt độ vào buổi tối khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp;
– Luôn giữ khu vực làm việc không bị bừa bãi (sắp xếp đồ đạc) nhằm giảm thiểu khả năng tai nạn và hỏa hoạn; bảo vệ công cụ và thiết bị; và tránh tích tụ vật liệu độc hại;
– Tăng cường thiết bị và thực hành vệ sinh cá nhân để người lao động rửa tay rửa mặt trước khi ăn uống, cấm sử dụng thực phẩm tại nơi làm việc, và cho phép người lao động tắm sau ca làm việc và để quần áo nhiễm bẩn tại nơi làm việc;
– Tăng cường đào tạo người lao động và thực hành công việc nhằm nâng cao khả năng của người lao động trong việc nhận biết và đánh giá nguy cơ, và tiến hành hành động để bảo vệ họ.
– Tăng thêm thời gian nghỉ thường xuyên.
Các biện pháp hành chính cũng có những bất lợi và vấn đề.
Phơi nhiễm nguy với nguy cơ vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng thời gian phơi nhiễm của người lao động được giảm đi. Việc luân chuyển công việc làm giảm thời gian phơi nhiễm cho một người lao động, nhưng nó cũng làm tăng số người lao động bị phơi nhiễm. Giống như các quy trình khác liên quan tới con người, sai sót của con người có thể xảy ra và mang lại kết cục là phơi nhiễm với nguy cơ.
Phương tiện bảo vệ các nhân (PTBVCN)
Việc sử dụng phương tiện bảo vệ các nhân được coi là loại hình yếu nhất trong kiểm soát nguy cơ. PTBVCN nên được sử dụng như phương tiện kiểm soát chính cuối cùng khi không tiến hành được các biện pháp kiểm soát công nghệ và hành chính, hoặc trong điều kiện cấp cứu.
PTBVCN không loại trừ được nguy cơ hay giảm được thời gian phơi nhiễm. PTBVCN chỉ đơn giản giảm thiểu khối lượng phơi nhiễm có hại bằng cách đưa ra một rào cản giữa nguy cơ và người lao động. Có nhiều yếu tố có thể làm giảm đi tính hiệu quả của rào cản này. PTBVCN hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của con người mới có hiệu quả.
Có nhiều loại phương tiện bảo vệ các nhân, gồm thiết bị bảo vệ đầu, tai, mắt, hệ hô hấp (thông qua mũi và miệng), bàn tay, cơ thể và bàn chân.
Bất lợi của biện pháp kiểm soát nguy cơ bằng cách sử dụng phương tiện bảo vệ các nhân gồm:
– Phần lớn phương tiện bảo vệ các nhân hiện có đều được thiết kế theo kích cỡ của người lao động Canada, châu Âu và nước Mỹ, và do đó có thể không vừa khít với người lao động ở những nước khác trên thế giới;
– PTBVCN phải là loại chuyên dụng cho nguy cơ nhất định;
– PTBVCN phải được sử dụng đúng quy trình, được kiểm tra thường xuyên, và bảo quản theo đúng trình tự;
– Một số PTBVCN, như bộ lọc bán mặt nạ có hộp lọc và găng tay, phải được thay thế thường xuyên để luôn là rào cản chống lại nguy cơ;
– Một số PTBVCN tạo ra nguy cơ riêng của nó đối với sức khỏe và tai nạn, như trong trường hợp stress nhiệt, giảm khả năng nghe và nhìn, giảm khả năng cầm nắm của tay, có tiềm ẩn đối với nhiễm trùng tai và làm cho người lao động khó chịu khi sử dụng những thiết bị cồng kềnh.
Việc sử dụng phương tiện bảo vệ các nhân không phải là một biện pháp kiểm soát hiệu quả đối với nguy cơ tại nơi làm việc nếu không có thiết bị chính xác và đào tạo người lao động trong sử dụng, chăm sóc và bảo quản chúng.
—————————-
(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Dự án NILP-OSB)
(Nguồn tin: )