Kiểm soát công việc và môi trường lao động
1. Thông tin về đối tượng công việc
Trước khi 1 tổ hoặc nhóm tiến hành công việc cần phải làm rõ các yếu tố sau:
- Nội dung công việc
- Phạm vi công việc
- Thời gian thực hiện
- Thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cần dùng
- Số lượng người tham gia công việc
- Các bước thực hiện công việc
Tất cả các thông tin đó người lao động cần được biết. Nếu không, công việc sẽ dễ gặp trục trặc và tai nạn lao động dễ xảy ra. Ngoài ra, cần nắm được các tiềm năng nguy hiểm có liên quan đến công việc.
Bản chất của thông tin về đối tượng công việc bao trùm 1 dải khá rộng: từ việc giáo dục, huấn luyện cho người lao động khi mới tuyển dụng đến việc hội ý vào mỗi buổi sáng trước khi làm việc để khẳng định các bước thực hiện công việc.
Nếu có sự thay đổi về trật tự công việc do có tai nạn thì các thông tin đó phải được thông báo đầy đủ cho người lao động.
Ngôn ngữ cũng có thể là rào cản lớn nếu người lao động là người nước ngoài hoặc từ các vùng khác nhau của đất nước đến (ví dụ người dân tộc).
Một trong những ví dụ về thông tin công việc là tờ thông tin an toàn hóa chất (MSDS). Luật về an toàn và sức khỏe lao động quy định người vận chuyển hóa chất có tính nguy hại tới sức khỏe người lao động phải thông báo: tên, thành phần của hóa chất. Các hóa chất nằm trong danh mục này gồm:
– Có tính chảy nổ;
– Có áp suất cao;
– Oxy hóa;
– Gây độc cấp tính;
-Gây ung thư.
2. Tư thế lao động
Đôi khi người lao động phải làm việc trong tư thế gò bó, không tự nhiên. Mặc dù cơ thể con người có thể điều chỉnh để thích ứng với trạng thái không tự nhiên nhưng với những tư thế này rất dễ gây mệt mỏi, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Một trong những nguyên nhân là thiết bị máy móc nhập ngoại, nhất là những máy nhập từ châu Âu nếu chưa chỉnh sửa cho phù hợp với người Châu Á. Trong những trường hợp như thế, người lao động có thể mệt mỏi.
Mỗi loại hình công việc đều có nhịp độ “kinh tế” của nó. Nếu người lao động làm việc với nhịp độ này, họ sẽ không cảm thấy mệt mỏi mà vẫn giữ được năng suất lao động và sự an toàn.
Tự động hóa làm giảm nhẹ tải trọng công việc và tai nạn lao động nhưng tai nạn nghiêm trọng lại tăng lên.
3. Quy trình thực hiện công việc
Thực hiện đúng quy trình công việc là rất quan trọng vì nó giúp cho việc thực hiện công việc được tốt đồng thời đảm bảo an toàn.
Điều tốt hơn nữa là nếu mọi người lao động đều tham gia xây dựng quy trình; sau đó quy trình phải phát tới tay mọi người lao động. Những điểm chủ yếu trong quy trình phải được kiểm tra lại trước khi tiến hành công việc. Cán bộ giám sát phải kiểm tra xem quy trình có được tuân thủ không và bản thân cán bộ giám sát cũng phải tuân theo quy trình.
4. Ngăn ngừa mỏi mệt
Có rất nhiều nguyên nhân gây mỏi mệt. Điều quan trọng là phải nắm bắt được những nguyên nhân đó và xử lý một cách chuẩn xác, càng sớm càng tốt.
Mệt mỏi mãn tính là nguy hiểm hơn cả.
Mệt mỏi sẽ làm ảnh hưởng tới khối lượng công việc, độ chính xác. Một trong những biện pháp làm giảm sự mệt mỏi là giảm mật độ công việc.
5. Kiểm soát môi trường lao động
Kiểm soát môi trường lao động là yếu tố quan trọng làm cho nơi làm việc được an toàn. Ở Nhật Bản, Kiểm soát môi trường lao động được quy định trong nhiều văn bản Luật. Một số ví dụ như sau: Theo Pháp lệnh về An toàn và Sức khỏe lao động
5.1. Các công trình trong đó lắp đặt các thiết bị có hóa chất
Người sử dụng lao động phải xây các bộ phận của nhà như: tường, cột, sàn, máu, cầu thang v.v… bằng vật liệu chống cháy nếu trong nhà chứa các thiết bị có hóa chất, nhất là các bộ phận đó tiếp giáp với các thiết bị đó.
5.2. Các công trình trong đó lắp đặt máy sấy các chất nguy hại
Người sử dụng lao động phải bố trí một phần của công trình là nhà một tầng để lắp đặt máy sấy các chất nguy hại, trừ phi nhà đó đã là nhà một tầng hoặc là nhà bằng vật liệu chống cháy hoặc bán cháy.
5.3. Lối đi
– Người sử dụng lao động phải bố trí không gian lối đi dẫn đến các vị trí làm việc và trong khu vực làm việc phải có lối đi an toàn và luôn được duy trì ở trạng thái tốt.
– Lối đi chính phải có chỉ dẫn và phải luôn duy trì ở trạng thái tốt.
5.4. Chiếu sáng cho lối đi
Người sử dụng lao động phải bố trí chiếu sáng lối đi, trừ đường hầm, tầng hầm mà thông thường không có lối đi vì công nhân sẽ sử dụng những thiết bị chiếu sáng riêng.
5.5. Lối đi trong nhà
Người sử dụng lao động phải bố trí lối đi trong nhà theo các điều sau:
– Lối đi đủ rộng, tùy theo yêu cầu đi lại;
– Bề mặt lối đi phải đảm bảo không gây vấp, trượt hay có vật nhọn;
– Cố gắng không đặt vật cản ở độ cao khoảng 1,8m cách mặt sàn;
5.6. Lối đi giữa các máy
Người sử dụng lao động phải bố trí lối đi giữa các máy móc, thiết bị tối thiểu 0,8m.
5.7. Sàn thao tác
Người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng thao tác không gây vấp, trượt hay có vật nhọn
5.8. Ghế ngồi
Người sử dụng lao động phải cung cấp ghế ngồi có độ cao thích hợp và an toàn cho người sử dụng máy tiện hay các máy có bộ phận quay hoặc máy quá cao so với độ cao của người lao động.
5.9. Nơi làm việc xử lý các chất nguy hại
Nơi xử lý các chất nguy hại, chất gây cháy, nổ người sử dụng lao động phải tạo chỗ làm việc và sàn sơ tán (sàn có lối đi dẫn thẳng xuống đất) để trong trường hợp khẩn cấp, người lao động có thể chạy thoát theo lối đi này đến nơi an toàn.
5.10. Tiêu chuẩn về CO2 trong mỏ
Người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng nồng độ CO2 trong không khí vùng làm việc trong hầm, hố, mỏ… bằng hoặc thấp hơn 1,5%, trừ những nơi phải vào cấp cứu hoặc nguy hiểm nhưng có dùng mặt nạ phòng độc, mặt nạ thở oxy.
5.11. Chỉ báo, ví dụ về tiếng ồn
Khi người lao động làm việc trong môi trường rất ồn ở trong nhà, người sử dụng lao động phải có các biện pháp, ví dụ: có bảng cảnh báo cho người lao động nhận thực được rằng họ đang làm việc trong môi trường rất ồn.
5.12. Khu vực cấm vào
(1): Người sử dụng lao động phải treo bảng cấm người không phận sự vào khu vực cấm vào trừ những người được phép vào làm việc. Bảng “cấm vào” phải đặt ở nơi dễ nhìn thấy cho những khu vực, ví dụ:
a) Nơi xử lý vật liệu có nhiệt độ cao hoặc nơi có nhiệt độ cực cao
b) Nơi xử lý vật liệu có nhiệt độ thấp hoặc nơi có nhiệt độ cực thấp
c) Nơi ánh sáng mạnh có sóng siêu âm
d) Nơi nồng độ CO2 cao hơn 1,5% hoặc O2 thấp hơn 18% hoặc HS cao hơn 10ppm
e) Nơi các chất độc hại như: khí, hơi hoặc bụi phát sinh
f) Nơi có các vi sinh vật gây bệnh
(2): Người lao động không được tự động vào khu vực cấm khi chưa được phép
5.13. Lưu lượng không khí
Khi làm việc trong nhà, người lao động phải được cấp tối thiểu 10 m3 không khí tươi/người trong suốt thời gian làm việc, không tính lượng không khí cấp cho máy móc công nghệ, trừ khi nhà cao hơn 4m.
5.14. Thông gió
(1): Khi người lao động làm việc trong nhà trong thời gian dài thì người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng tổng diện tích của cửa sổ và các lỗ cửa khác có tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài phải lớn hơn 1/20 diện tích sàn nhà trừ phi có hệ thống thông gió cưỡng bức.
(2): Nếu nhiệt độ trong nhà bằng hoặc nhỏ hơn 10oC thì vận tốc gió thổi tới người lao động không được vượt quá 1m/s.
5.15. Cường độ chiếu sáng – độ rọi
Người sử dụng lao động phải duy trì cường độ chiếu sáng trên mặt sàn thao tác theo tiêu chuẩn quy định như trong bảng dưới đây, trừ những nơi như: xử lý vật liệu nhạy sáng, dưới hầm lò, hay các nơi khác đòi hỏi phải chiếu sáng đặc biệt.
Loại công việc |
Độ rọi (Lux) |
Đòi hỏi độ chính xác cao |
300 |
Công việc bình thường |
150 |
Công việc không đòi hỏi ánh sáng mạnh |
70 |
5.16. Chiếu sáng và độ rọi
(1): Người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng chiếu sáng không gây độ chói lóa và tương phản quá mức.
(2): Người sử dụng lao động cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống chiếu sáng ít nhất 6 tháng 1 lần.
5.17. Các trang thiết bị khác
Người sử dụng lao động phải nỗ lực trong việc cung cấp cho người lao động những trang thiết bị cần thiết, sử dụng có hiệu quả.
5.18. Phòng nghỉ ngơi dùng trong phân xưởng nguy hại
Nếu người lao động làm việc trong các gian xưởng có các yếu tố nguy hại như: nhiệt độ rất cao, rất thấp, rất ẩm hay phát sinh ra hơi, khí độc hoặc bụi thì người sử dụng lao động phải bố trí phòng nghỉ cho người lao động bên ngoài gian sản xuất trừ phi ở những nơi không thể bố trí được như: hầm mỏ.
5.19. Ghế cho những việc phải đứng
Khi người lao động phải làm việc ở tư thế đứng nhưng vẫn có thể ngồi được thì người sử dụng lao động phải cung cấp loại ghế để có thể ngồi mà vẫn làm việc được.
5.20. Phương tiện để ngủ hoặc ngủ trưa
(1): Khi người lao động cần phải ngủ đêm hoặc cần có thời gian nghỉ trưa thì phải bố trí cho họ chỗ nghỉ; cần có chỗ riêng cho nam và nữ.
(2): Cần cung cấp chăn, màn, chiếu v.v… cho người lao động ngủ hoặc nghỉ; đồng thời các phương tiện khác nữa để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm tại chỗ làm việc.
5.21. Phòng nghỉ
Khi người sử dụng lao động thuê từ 50 người lao động cả nam và nữ trở lên hoặc 30 lao động nữ trở lên thì phải bố trí cho họ phòng nghỉ hoặc phương tiện để nghỉ, tách riêng nam và nữ.
5.22. Phương tiện tắm rửa
Khi người lao động làm việc trong môi trường có thể bị lây ô nhiễm sang cơ thể hoặc quần áo, người sử dụng lao động phải bố trí chỗ tắm rửa cho họ để họ có thể rửa mặt, tay chân hoặc thay quần áo hoặc máy giặt để giặt quần áo.
Pháp lệnh về phòng ngừa bụi
5.23. Thông gió
Khi người lao động làm việc trong môi trường bụi bặm, người sử dụng lao động phải lắp hệ thống thông gió chung để thông gió hoặc có các hệ thống đặc biệt để giảm nồng độ bụi trong nhà xưởng.
4 chữ “C” thần diệu”
* Clearing out: phân loại những thứ cần dùng và những thứ không cần dùng, để sử dụng và xử lý sau.
* Clearing up: làm cho chỗ làm việc ngăn nắp, gọn gàng, xếp đặt các thứ dễ nhìn thấy khi cần sử dụng.
* Cleaning: quét dọn sạch sẽ khỏi bụi, bẩn tại chỗ làm việc.
* Cleanliness: giữ cho chỗ làm việc luôn sạch sẽ, vệ sinh.
Megumu Fukumi, JISHA
(Nguồn tin: Tài liệu Hội thảo Quản lý An toàn Hóa chất ở Việt Nam, Kinh nghiệm của Nhật bản)