Kiểm soát nguy cơ rủi ro chính: Phần 3 – Các thành phần của hệ thống kiểm soát nguy cơ, rủi ro chính

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:13(GMT +7)

Khái niệm “kiểm soát nguy cơ, rủi ro chính” là một hoạt động công nghiệp cần kiểm soát toàn diện được áp dụng trong các hoạt động bình thường của nhà máy để bảo vệ công nhân và người sống và làm việc bên ngoài nhà máy. Những biện pháp kiểm soát này tạo thành một gói tích hợp – hệ thống kiểm soát nguy cơ, rủi ro chính – không chỉ nhằm ngăn ngừa tai nạn mà quan trọng hơn là giảm thiểu các hậu quả của bất kỳ tai nạn nào xảy ra.

Do tính phức tạp của các hoạt động công nghiệp, biện pháp kiểm soát nguy cơ, rủi ro chính cần dựa vào phương pháp tiếp cận có hệ thống.

Các thành phần cơ bản của hệ thống này bao gồm:

(a) Xác định các cơ sở nguy cơ, rủi ro chính. Cần xác định các cơ sở theo định nghĩa, theo tiêu chuẩn phân loại được xếp loại cơ sở có nguy cơ, rủi ro chính. Các cơ quan chính phủ và các nhà quản lý sẽ xây dựng quy cách xác định các cơ sở ưu tiên.

(b) Thông tin về các cơ sở có nguy cơ, rủi ro chính. Khi đã xác định được các cơ sở có nguy cơ, rủi ro chính, phải thu thập thông tin bổ sung về thiết kế và vận hành. Ngoài ra, thông tin này cũng mô tả các nguy cơ, rủi ro khác một cách chi tiết với từng cơ sở. Do tính phức tạp của các cơ sở, thông tin sẽ được thu thập và sắp xếp một cách có hệ thống và tất cả các bên có liên quan trong ngành như các nhà quản lý và công nhân đều có thể tiếp cận được thông tin này và bên ngoài ngành là các cơ quan chính phủ có thể yêu cầu vì các mục đích cấp phép và kiểm tra. Để mô tả đầy đủ về các nguy cơ, rủi ro cần thực hiện các nghiên cứu an toàn và đánh giá rủi ro nhằm phát hiện ra các lỗi quy trình và đề ra các ưu tiên trong quá trình đánh giá nguy cơ, rủi ro. Có thể sử dụng các phương pháp xếp loại nhanh chóng để lựa chọn các đơn vị cần được đánh giá kỹ hơn.

(c) Hành động trong hoạt động công nghiệp. Ngoài ra, để chuẩn bị báo cáo, các nhà quản lý có trách nhiệm điều hành và bảo trì nhà máy an toàn. Cần phải có chính sách an toàn thích hợp. Kiểm tra kỹ thuật, bảo trì, sửa chữa nhà máy, đào tạo và lựa chọn nhân sự thích hợp phải được thực hiện theo các quy trình thích hợp. Cùng với việc chuẩn bị báo cáo an toàn, các tai nạn phải được điều tra và báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền. Rút ra các bài học từ những tai nạn và các vụ suýt xảy ra tai nạn.

(d) Các hành động của các cơ quan chính phủ. Các đánh giá về rủi ro nhằm mục đích cấp phép, kiểm tra và thực thi luật là trách nhiệm của chính phủ trong việc kiểm soát các nguy cơ, rủi ro chính. Quy hoạch sử dụng đất có thể giảm đáng kể nguy cơ gây thảm họa và sẽ chịu sự kiểm soát của chính phủ. Việc đào tạo các thanh tra viên nhà máy bao gồm các thanh tra viên hóa chất cũng là vai trò quan trọng của chính phủ.

(e) Kế hoạch khẩn cấp. Toàn bộ các nội dung trước tập trung vào ngăn ngừa các tai nạn nghiêm trọng. Kế hoạch khẩn cấp nhằm giảm các hậu quả của các vụ tai nạn nghiêm trọng và khi không thể đảm bảo được an toàn tuyệt đối. Để lập kế hoạch khẩn cấp, cần phân biệt giữa kế hoạch trên công trường và ngoài công trường. Một kế hoạch có kết cấu tốt và rõ ràng là kế hoạch được căn cứ vào báo cáo an toàn đã được chuẩn bị chu đáo và có thể triển khai được một cách nhanh chóng và hiệu quả khi tai nạn nghiêm trọng xảy ra.


(Nguồn tin: Theo cuốn “Kiểm soát nguy cơ rủi ro chính”)