Kiểm soát nguy cơ rủi ro chính: Phần 4 – Đánh giá các rủi ro

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:13(GMT +7)

Các cơ sở có nguy cơ, rủi ro chính phải được vận hành ở tiêu chuẩn an toàn rất cao. Đây là nghĩa vụ của những người quản lý. Ngoài ra, những người quản lý nắm giữ vai trò chủ chốt trong việc tổ chức và thực hiện hệ thống kiểm soát nguy cơ, rủi ro chính. Điều này có nghĩa, những người quản lý phải thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro, mục đích của việc đánh giá là nhằm hiểu tại sao tai nạn xảy ra và làm sao có thể ngăn ngừa tai nạn hoặc ít nhất là giảm thiểu được tai nạn đó.

Để đạt được mục đích đánh giá nguy cơ, rủi ro, cần phải tuân thủ các quy trình nhất định hoặc sử dụng trợ giúp nhất định. Nhiều phương pháp làm việc đã được xây dựng cho mục đích này. Các phương pháp này được tóm tắt trong bảng sau:

Các phương pháp làm việc để đánh giá rủi ro

Phương pháp

Mục đích

Mục tiêu

Nguyên tắc làm việc

1. Phân tích rủi ro sơ bộ

1. Nhận biết các rủi ro

1. Hoàn thành khái niệm tư duy

1. Sử dụng “trợ giúp tư duy”

2. Biểu đồ ma trận của các tương tác

3. Sử dụng danh sách kiểm tra

4. Phân tích hậu quả sự cố

2. Sử dụng “trợ giúp tìm kiếm”

5. Nghiên cứu rủi ro và nghiên cứu khả năng hoạt động được

6. Phân tích trình tự tai nạn (quy nạp)

2. Đánh giá các rủi ro theo tần suất xảy ra của chúng

2. Tối ưu hóa độ tin cậy và tính khả dụng của các hệ thống an toàn

3. Mô tả đồ họa các trình tự sự cố và tính toán xác suất toán học

7. Phân tích sơ đồ cây sự cố (diễn dịch)

8. Phân tích hậu quả tai nạn

3. Đánh giá các hậu quả tai nạn

3. Giảm thiểu các hậu quả và xây dựng các kế hoạch khẩn cấp tối ưu

4. Mô hình toán học các quy trình vật lý và hóa học

Một trong các phương pháp được nêu trong bảng trên, thảo luận chi tiết được trình bày trong hai phương pháp bổ sung cho nhau. Những phương pháp này là:

– Phân tích nguy cơ, rủi ro sơ bộ (PHA); và

– Nghiên cứu nguy cơ, rủi ro và khả năng hoạt động (HAZOP)

Mô tả vắn tắt sẽ theo một trong hai phương pháp được sử dụng để xác định tần suất xảy ra tai nạn. Những phương pháp này là “phân tích sơ đồ cây sai sót” và “phân tích trình tự tai nạn”. Ứng dụng của chúng trong việc đánh giá rủi ro phải giới hạn về số lượng nhỏ các trường hợp đặc biệt.

1. Phân tích nguy cơ, rủi ro sơ bộ (PHA)

PHA được thực hiện như là bước đầu tiên trong đánh giá nguy cơ, rủi ro. Đánh giá này bắt đầu với loại tai nạn liên quan đến vật liệu độc, dễ cháy và nổ. Những thủ tục này ghi rõ các thành phần hệ thống (các bộ phận máy như là bồn chứa, đường ống, bình phản ứng) hoặc các sự kiện (nổ bình, phản ứng nhanh mạnh) có thể dẫn tới điều kiện nguy hiểm.

Khi các hệ thống nguy cơ, rủi ro đã được xác định, các sự kiện có thể gây ra tai nạn phải được ghi rõ. Các sự kiện như là “hình thành khí nổ bên ngoài hoặc bên trong bình bảo quản” hoặc “phát tán khí độc” sẽ cần được kiểm tra để xác định các thành phần của máy móc có thể gây tai nạn. Các thành phần bao gồm các bình, bồn chứa, đường ống, bình phản ứng, ống, bơm, cánh khuấy, van xả hoặc các hệ thống khác sẽ được lựa chọn để kiểm tra chi tiết hơn bằng các phương pháp đánh giá khác như là HAZOP.

Các kết quả của PHA được ghi lại theo mẫu như được thể hiện trong bảng sau:

Phân tích rủi ro sơ bộ trong nhà máy bảo quản LPG

Tai nạn

Hệ thống

Nguy cơ, rủi ro

Các bộ phận liên quan đến an toàn

Nổ hơi

Bình bảo quản

Tạo thành khí quyển dễ nổ bên ngoài bình chứa do:

– Van an toàn bị hỏng

Van an toàn

– Bình bị mòn

Bảo vệ bình, chống ăn mòn

– Quá áp

Dụng cụ đo áp suất, nhiệt độ, hệ thống phun, van an toàn

Vì PHA nhanh và hiệu quả về mặt chi phí và vì nó nhận biết được các vấn đề chính, đánh giá rủi ro luôn luôn bắt đầu bằng phương pháp này.

Các kết quả chỉ ra các hệ thống hoặc các quy trình nào cần phân tích thêm và những hệ thống nào ít được quan tâm từ quan điểm rủi ro chính. Theo cách này, có thể giới hạn đánh giá về các vấn đề chính, do vậy tránh lãng phí công sức không cần thiết.

2. Nghiên cứu nguy cơ, rủi ro và khả năng hoạt động được (HAZOP)

Khi PHA đã xây dựng được các hệ thống hoặc sự kiện có thể gây nguy cơ, rủi ro chính, cần phải xem xét những sai lệch từ vận hành thông thường trong những hệ thống này hoặc những trục trặc trong vận hành có thể gây ra các sự kiện rủi ro. Để làm được như vậy, cần xem xét chi tiết hệ thống và chế độ vận hành. Nghiên cứu rủi ro và khả năng hoạt động để hỗ trực thực hiện công việc này.

 Khái niệm cơ bản:

HAZOP kiểm tra toàn bộ quy trình hoặc ít nhất là những bộ phận của quy trình đã được phân loại “có liên quan” trong PHA. Khái niệm nêu ra các câu hỏi một cách có hệ thống về từng bộ phận của quy trình để tìm ra những sai lệch từ ý định thiết kế có thể làm tăng các điều kiện rủi ro.

Việc kiểm tra lần lượt được tập trung vào từng phần thiết kế. Mỗi phần giải quyết một số câu hỏi xung quanh các hướng dẫn kỹ thuật nghiên cứu phương pháp. Về cơ bản, các hướng dẫn được sử dụng để đảo bảo rằng các câu hỏi được đưa ra để kiểm tra tính trọn vẹn của mỗi bộ phận thiết kế sẽ phát hiện ra mọi cách thức có thể khác với ý định thiết kế. Điều này thường dẫn đến một số sai lệch trên lý thuyết và sau đó xem xét từng sai lệch để xác định nguyên nhân và hậu quả của sai lệch đó là gì và thế nào.

Một số nguyên nhân có thể không có thực và vì vậy các hậu quả phát sinh sẽ được loại bỏ do không có ý nghĩa. Một số hậu quả có thể không quan trọng và sẽ không được xem xét thêm. Tuy nhiên, có thể có một số sai lệch với cả hai nguyên nhân mà có thể thấy được và tiềm ẩn hậu quả nguy hiểm.

Sau khi đã kiểm tra từng phần thiết kế và ghi lại bất kỳ rủi ro tiềm ẩn liên quan nào, nghiên cứu chuyển sang phàn tiếp theo của thiết kế. Việc kiểm tra cứ tiếp tục như vậy cho đến khi kiểm tra được toàn bộ máy móc.

Mục đích của kiểm tra nhằm xác định tất cả những sai lệch có thể so với thiết kế dự kiến để làm việc và toàn bộ các rủi ro liên quan đến những sai lệch này. Ngoài ra, có thể giải quyết được một số rủi ro nếu giải pháp này rõ ràng và chắc chắn không gây ra các tác động tiêu cực đối với các bộ phận khác của thiết kế, có thể đưa ra quyết định sửa thiết kế tại chỗ. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn như vậy, đặc biệt là khi cần thu được thêm thông tin. Do vậy, kết quả kiểm tra thông thường bao gồm một tổ hợp các quyết định và câu hỏi cần trả lời tại các cuộc họp tiếp theo.

3. Các phương pháp đánh giá khác

Các phương pháp đánh giá cho phép định lượng khả năng xảy ra tai nạn và rủi ro liên quan đến vận hành nhà máy dựa vào mô tả đồ họa của các trình tự tai nạn. Ví dụ, mô tả này có thể có dạng phân tích sơ đồ cây lỗi, loại phân tích được sử dụng để thực hiện phân tích toán học các trình tự tai nạn (Lambert, 1973; Fussell, 1976; Henley và Kunmamoto, 1981).

Những phương pháp này đã được sử dụng để xác định độ tin cậy của các hệ thống điện tử. Chúng cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành hạt nhân nhưng các phương pháp này không thích hợp đối với đánh giá tổng quan về các nguy cơ, rủi ro chính do đòi hỏi nhiều công sức trong việc sử dụng.

4. Phân tích hậu quả tai nạn

Đánh giá nguy cơ, rủi ro chỉ hoàn chỉnh khi các hậu quả của tai nạn có khả năng xảy ra được xác định. Vì lý do này, bước cuối cùng của đánh giá nguy cơ, rủi ro là phân tích các hậu quả của một tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra đối với chính nhà máy, người lao động, khu vực lân cận và môi trường. Các kết quả phân tích được sử dụng để xác định xem cần lắp đặt các biện pháp bảo vệ nào như các hệ thống phòng cháy, hệ thống báo động hoặc hệ thống giảm áp suất.

Phân tích hậu quả tai nạn bao gồm:

a. Mô tả tai nạn (nứt bình, nứt ống, lỗi của van an toàn, cháy);

b. Ước tính lượng chất được giải phóng (chất độc, chất dễ cháy, chất nổ);

c. Tính toán phát tán chất được giải phóng (khí hoặc chất lỏng bay hơi);

d. Dự báo các hậu quả (độc, phóng xạ nhiệt, sóng vụ nổ).

Trong khi các yêu cầu a và b có thể đáp ứng bằng cách sử dụng các kết quả của đánh giá rủi ro, phải áp dụng các phương pháp tính toán hậu quả để xác định c và d.


(Nguồn tin: Theo cuốn “Kiểm soát nguy cơ rủi ro chính”)