Kiến tạo một nền văn hóa an toàn

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:16(GMT +7)

Thế nào là văn hóa an toàn?
Không có định nghĩa duy nhất về “văn hóa an toàn”. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện sau khi cuộc điều tra thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 và theo đó văn hóa an toàn được định nghĩa là “môi trường có tổ chức mà ở đó an toàn và sức khỏe được hiểu và được chấp nhận là, những ưu tiên hàng đầu”. Trong các ngành công nghiệp có nguy cơ cao, như hàng không, năng lượng hạt nhân, sản xuất hóa chất và vận chuyển nhiên liệu thì điều này rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là an toàn và sức khỏe không tồn tại cách biệt với các khía cạnh khác của các tổ chức, chẳng hạn như quản lý tài chính và nhân sự, và chúng đều chịu ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy văn hóa an toàn thực sự là một phần của văn hóa tổng thể của công ty. Trên cơ sở đó một định nghĩa thực tế hơn có thể là “Văn hóa an toàn là một môi trường có tổ chức mà ở đó an toàn và sức khỏe được hiểu và được chấp nhận là những ưu tiên hàng đầu”.

Những yếu tố nào tại nơi làm việc góp phần xây dựng một nền văn hóa an toàn tốt?

Thứ nhất, không thể ghép văn hóa an toàn vào một tổ chức, như thể tổ chức là duy nhất, và các hệ thống an toàn tốt nhất trên thế giới sẽ thất bại nếu không có một nền văn hóa hỗ trợ.

Thái độ, của cả cá nhân và tổ chức, ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Môi trường nơi mọi người làm việc và các hệ thống và quy trình trong một tổ chức cũng ảnh hưởng đến văn hóa an toàn.Vì vậy, mỗi tổ chức cần phải xem xét tất cả các khía cạnh trong việc phát triển và nuôi dưỡng văn hóa an toàn phù hợp với các tổ chức và cá nhân trong đó.

Các tài liệu hiện có cho thấy một số yếu tố được xác định trong các tổ chức có văn hóa an toàn tốt.

1. Cam kết các cấp
Tổ chức xác nhận an toàn và sức khỏe là một giá trị cốt lõi và tích cực quan tâm đến lực lượng lao động. Tầm nhìn của tổ chức là nơi làm việc không có tai nạn, thương tích và an toàn và sức khỏe được lồng ghép vào mọi khía cạnh trong quá trình làm việc. Thái độ này là điều hiển nhiên trong toàn tổ chức từ giám đốc điều hành đến các thành viên mới nhất và thiếu kinh nghiệm nhất của lực lượng lao động.

2. An toàn và sức khỏe được coi là một khoản đầu tư chứ không phải là một khoản chi phí
Quản lý rủi ro về an toàn và sức khỏe không được xem là một khoản chi phí, mà là cách để cải thiện hiệu suất làm việc của tổ chức. An toàn và sức khỏe được báo cáo là một phần của quá trình phát triển ngân sách chi phí phù hợp.

 

3. An toàn và sức khỏe là một phần của quá trình cải tiến không ngưng
Nếu sự an toàn và sức khỏe được lồng ghép vào tất cả các phần của tổ chức, thì sau đó trở thành một phần của quá trình cải tiến không ngừng. Điều này có nghĩa rằng các nguồn lực và thời gian được dành nhằm đảm bảo cho tổ chức có thể xác định được các điểm yếu và xây dựng được chiến lược để giải quyết và tăng cường hoạt động an toàn.

4. Tất cả mọi người đều được đào tạo và cung cấp thông tin
Những người được cung cấp thông tin thường xuyên về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc có khả năng lưu tâm về vấn đề an toàn và sức khỏe và cách thức mà hành động của họ có thể ảnh hưởng đến bản thân và những người khác. Áp phích, các chính sách và biển báo là không đủ. Thảo luận và truyền đạt thông tin về an toàn và sức khỏe nên được đưa vào tất cả các khía cạnh của quá trình làm việc từ các cuộc họp của lãnh đạo đến các cuộc gặp gỡ cá nhân.

Những người được đào tạo chuyên môn đúng đắn và nhận thức được mối nguy hiểm liên quan đến mình, hoặc những người giám sát, ít có khả năng bị ảnh hưởng hoặc bị chấn thương. Việc huấn luyện có thể có nhiều hình thức và phải được thực hiện liên tục trong suốt thời gian cá nhân làm việc với tổ chức.

5.  Một hệ thống phân tích chỗ làm việc, và việc phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy hại tại nơi làm việc
Hệ thống quản lý, hệ thống an toàn, thái độ và nhận thức của mỗi cá nhân có thể được nghiên cứu, đo lường và phân tích để có được thực trạng của tổ chức và những cản trở người lao động thực hiện công việc tốt nhất. Điều này thường được gọi là một cuộc khảo sát và hỗ trợ thiết lập tư liệu gốc làm cơ sở xuất phát cho các tổ chức. Các cuộc khảo sát để đánh giá kết quả được tiến hành định kỳ trong các tổ chức đang phấn đấu vì văn hóa an toàn tốt.
Hệ thống báo cáo được sử dụng dễ dàng tức là phải ngắn gọn, mở, khách quan và trong thực tế quản lý muốn biết và rút ra được bài học từ việc xác định yếu tố nguy hại và các trường hợp suýt bị TNLĐ. Cần chú ý đến cả những chi tiết, sự kiện nhỏ.
Các báo cáo được phân tích phải đảm bảo rằng những vấn đề riêng lẻ và hệ thống phải được phát hiện và được kiểm soát thích hợp.

 

6. Một môi trường làm việc tạo sự thoải mái cho mọi người

Niềm tin là một phần thiết yếu của văn hóa an toàn tốt và thường là những trở ngại khó khăn nhất để vượt qua trong việc xây dựng văn hóa an toàn. Tất cả mọi người trong tổ chức được khuyến khích để nhận ra rằng các sự cố cần phải được báo cáo và cảm thấy thoải mái trong việc khắc phục những hành động không an toàn theo trách nhiễm đã được phân cấp. Đây là trường hợp thực tế, nếu người quản lý thực sự biết những gì đang xảy ra và lực lượng lao động nói sự thật, ngay cả khi nó không phải là những gì người quản lý muốn nghe. Mọi người ở các cấp chịu trách nhiệm về an toàn có nghĩa là phải đón nhận cả tin xấu.

 

7. Tổ chức ghi nhận những thành công

Việc công nhận, khen thưởng, khuyến khích, tăng cường và phản hồi là rất quan trọng. Văn hóa an toàn tốt là giúp tất cả mọi người duy trì tinh thần trách nhiệm bằng cách ghi nhận mọi thành quả dù lớn hay nhỏ.

Văn hóa an toàn là việc tăng cường công tác quản lý an toàn và sức khỏe một cách tổng thể cho toàn bộ tổ chức, toàn bộ cách tiếp cận cuộc sống.

 

Làm thế nào để phát triển văn hóa an toàn tại nơi làm việc của tôi?

Để xây dựng văn hóa an toàn, cần phải thay đổi từ cấp cao nhất. Phạm vi bạn có thể gây ảnh hưởng đến tổ chức phần lớn phụ thuộc vào vị trí của bạn trong hệ thống phân cấp.

Việc đầu tiên phải bàn đến là nhiệm vụ quản lý cấp cao thông qua các cơ cấu truyền thông hiện có như:

•           Họp nhóm
•           Các phiên họp kế hoạch chiến lược
•           Mạng lưới đại diện an toàn và sức khỏe
•           Các ủy ban an toàn và sức khỏe
•           Các kế hoạch đề xuất

Sử dụng thông tin hiện có để hỗ trợ sự tranh luận của bạn, chẳng hạn như:

•           Tỷ lệ tai nạn / sự cố;
•           Chi phí bồi thường cho NLĐ;
•           Tỷ lệ vắng mặt;
•           Số lượng các mối nguy hại được báo cáo;
•           Sự tồn tại (hoặc thiếu) cơ cấu và các chương trình hỗ trợ ATVSLĐ;
•           Phân bổ ngân sách cho các sáng kiến an toàn và sức khỏe từ các báo cáo hàng năm, v.v.

Nếu bạn có được cam kết của quản lý cấp cao được phản ánh trong chính sách thì bước tiếp theo là xây dựng ngay tại nơi bạn làm việc một tổ chức và có kế hoạch phát triển từ tổ chức đó.

Con người vừa là sản phẩm vừa là nhà sản xuất trong môi trường của mình. Cố gắng để thay đổi thái độ của mọi người mà không xét đến môi trường nơi họ làm việc và các hệ thống họ làm việc thì không thể thành công. Bất kỳ sáng kiến thay đổi nào cũng cần phải tính đến mối tương tác giữa con người, môi trường và các hệ thống như trong Sơ đồ.

  



Kế hoạch An toàn lao động là một chương trình hỗ trợ các tổ chức thực hiện cách tiếp cận quản lý rủi ro về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc và nhiều yếu tố nằm trong kế hoạch tạo nên một văn hóa an toàn tích cực trong một tổ chức.

 

Kế hoạch An toàn lao động có thể được sử dụng để:

•           cung cấp thông tin về sự an toàn mong muốn và thực tế quản lý;

•           xác định những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống quản lý;

•           cung cấp giải pháp để thực hiện an toàn; và

•           hướng sự quan tâm đến các khu vực cần được cải thiện.

Kế hoạch An toàn lao động khuyến khích sự cải tiến không ngừng về hoạt động an toàn như là một cách tiếp cận thực tiễn tốt nhất về quản lý an toàn. Kế hoạch An toàn lao động phù hợp với mọi quy mô tổ chức.

Nên nhớ ATVSLĐ là một lĩnh vực mang lại lợi ích cho cả cấp quản lý và NLĐ. Bất kỳ quá trình nào mang lại sự hợp tác giữa các cấp của một tổ chức sẽ tăng cường văn hóa của tổ chức đó. Việc thúc đẩy văn hóa an toàn dễ dàng hơn thay đổi năng suất, chất lượng và lợi nhuận. Rõ ràng, việc xây dựng và phát triển văn hóa an toàn tích cực là khoản chi phí có hiệu quả, tăng năng suất và cuối cùng là cải tiến hoạt động tài chính của tổ chức.

 


(Nguồn tin: commerce.wa.gov.au)