Tiêu chí để đánh giá mức Văn hóa an toàn của cơ sở áp dụng Văn hóa an toàn trong sản xuất ở Việt Nam

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:16(GMT +7)

Nguyên tắc xây dựng phương pháp và các tiêu chí đánh giá Văn hóa an toàn (VHAT) trong cơ sở sản xuất ở Việt Nam là phải mang tính kế thừa các thành quả đã đạt được trong công tác ATVSLĐ ở Việt Nam, kế thừa và thống nhất với cách đánh giá và các tiêu chí đánh giá của thế giới, phù hợp với điều kiện Việt Nam và đo đạc, định lượng được bầu không khí (môi trường) VHAT của cơ sở. Hay nói cách khác là đo được mức VHAT của cơ sở so với thang đo quốc tế và đánh giá được những thay đổi trong công tác ATVSLĐ khi áp dụng VHAT.

Việc triển khai xây dựng VHAT trong cơ sở sản xuất ở Việt Nam là công việc hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Đến thời điểm Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động triển khai đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và xây dựng mô hình cơ sở văn hóa an toàn trong sản xuất ở Việt Nam”, chưa có sơ sở nào xây dựng và đánh giá VHAT nên việc xây dựng phương pháp đánh giá chỉ có thể tham khảo kinh nghiệm và tài liệu của nước ngoài liên quan đến vấn đề này.

Việc xây dựng VHAT trong cơ sở sản xuất là một quá trình đòi hỏi nỗ lực, sự quyết tâm của lãnh đạo cơ sở và thời gian, có khi mất hàng chục năm. Trong khi đó, việc áp dụng mô hình cơ sở VHAT của đề tài không thể kéo dài. Đó cũng là 1 đặc điểm yêu cầu phương pháp đánh giá phải đủ nhậy, đo được cả những sự thay đổi nhỏ của mức VHAT ở cơ sở áp dụng.

Mức VHAT có thể đạt được trong thời gian đề tài có thể triển khai được sẽ phụ thuộc lớn vào tình hình công tác ATVSLĐ hiện tại của cơ sở áp dụng. Nếu cơ sở đã chú ý đầu tư nhiều cho công tác ATVSLĐ trong những năm qua (như đã áp dụng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ, hệ thống quản lý môi trường hoặc ít nhất cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm) thì các chính sách, cam kết của lãnh đạo, công tác thông tin, báo cáo… đã có nền nếp, việc triển khai VHAT sẽ thuận lợi hơn.

Trên cơ sở các điều kiện nêu trên và kinh nghiệm ở nước ngoài Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động phối hợp với Hội KHKT ATVSLĐ Việt Nam đưa ra thang đánh giá 5 mức VHAT (từ mức 1 đến mức 5). Có 4 nhóm tiêu chí, gồm 23 tiêu chí cụ thể, được chấm điểm theo thang 50 điểm (mỗi mức VHAT ứng với 10 điểm).

Nội dung các tiêu chí và thang điểm đánh giá VHAT của VNNIOSH-VOSHA

Tiêu chí

Mức độ thấp (10-20 điểm)

Mức độ cao (40-50 điểm)

I. NHÓM TIÊU CHÍ THỨ NHẤT: THỂ HIỆN CỦA LÃNH ĐẠO

1. Sự cam kết của lãnh đạo về an toàn

– Đảm bảo an toàn là trách nhiệm của người lao động

– Lãnh đạo cấp cao chỉ nói về tầm quan trọng của cam kết về an toàn

– Lãnh đạo cao nhất chứng minh sự cam kết của mình về công tác an toàn

– Lãnh đạo và đội ngũ nhân viên thường xuyên bàn luận về công tác an toàn

– Hành động tốt về an toàn được ghi nhận

2. Mục tiêu thực hiện ATVSLĐ

– Các mục tiêu an toàn chỉ được đặt ra đột xuất khi có sự cố xảy ra và có xu hướng chỉ căn cứ vào kinh nghiệm trước đây.

– Các mục tiêu được lập trên cơ sở tham khảo kiến thức bên ngoài và các dữ liệu bên trong đơn vị

– Các chỉ tiêu cải thiện được xác lập

3. Tác động

– Không có cơ chế để các kết quả về công tác an toàn VSLĐ ảnh hưởng tới quyết định của lãnh đạo hoặc quyết định phương án thiết kế.

– Các quá trình kinh doanh đảm bảo rằng công tác ATVSLĐ sẽ có thể buộc phải thay đổi thiết kế hoặc dừng dự án lại.

4 . Đầu tư và bố trí nguồn lực

– Nguồn lực hoặc các trang bị cung cấp cho các hoạt động ATVSLĐ ít hoặc không đủ.

– Tổ chức có đầu tư chiến lược để triển khai các quá trình ATVSLĐ của tổ chức một cách rộng rãi.

5. Chính sách và chiến lược về ATVSLĐ

– Tổ chức không có chính sách rộng hoặc chiến lược về ATVSLĐ.

– Các hoạt động ATVSLĐ được thực hiện không có hệ thống, không có kế hoạch.

– Chính sách rộng về an toàn được lập thành hồ sơ và công bố công khai.

– Việc kiểm tra chính sách và chiến lược được quy định là một bộ phận của quy trình kinh doanh của tổ chức.

6. Quan hệ giữa an toàn và năng suất

– Việc kiểm tra an toàn không được thực hiện do thường bị cản trở bởi tiến độ công việc.

– Bộ máy cán bộ được khuyến khích chú ý đến công tác ATVSLĐ trong thiết kế và được tạo đủ các nguồn lực, được ưu tiên hơn cả việc đảm bảo tiến độ của dự án.

II. NHÓM TIÊU CHÍ THỨ HAI: LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

7. Lập kế hoạch ATVSLĐ

– Không có kế hoạch về ATVSLĐ và chỉ được lập ra một cách đột xuất, không có hệ thống.

– Việc lập kế hoạch chiến lược về an toàn là công việc tất yếu và là một bộ phận cốt lõi của các quy trình kinh doanh.

8. Huấn luyện và năng lực

– Lực lượng cán bộ được trao thực nhiện nhiệm vụ về ATVSLĐ được chọn do có thể phân công được họ nhiều hơn là theo kiến thức họ được huấn luyện và kinh nghiệm của họ.

– Có chương trình huấn luyện ATVSLĐ toàn diện.

– Áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp.

– Có đánh giá hiệu quả của việc huấn luyện.

9. Hiểu biết về các mối nguy hiểm

– Người lao động không nhận thức được rằng công việc của họ có liên quan đến vấn đề an toàn của tổ chức sau này.

– Tất cả nhân viên đều nhận diện được các mối nguy hiểm mới và các nối nguy hiểm cũ và hoàn toàn hiểu cách làm việc của họ ảnh hưởng đến công tác an toàn thế nào.

10. Đánh giá và kiểm soát các nguy cơ

– Từ các chuyên gia đến những người lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm thực hiện đánh giá các rủi ro dựa vào kinh nghiệm của từng người.

– Thông tin về các nguy cơ luôn được sử dụng khi lập kế hoạch.

– Người lao động tham gia sâu rộng vào công việc đánh giá rủi ro.

III. NHÓM TIÊU CHÍ THỨ BA: THÔNG TIN, SỰ TIN CẬY LẪN NHAU VÀ TRÁCH NHIỆM

11. Trao đổi thông tin

– Không có phản hồi cho nhân viên về các kết luận liên quan đến ATVSLĐ của tổ chức.

– Nhân viên thường xuyên được cung cấp thông tin về công tác an toàn của dự án và cảm thấy trách nhiệm phải cùng lãnh đạo đẩy mạnh công tác an toàn.

12. Sự hợp tác trong nhóm

– Nỗ lực đảm bảo an toàn do người ngoài nhóm thực hiện dự án quy định.

– Cán bộ an toàn đóng vai trò then chốt trong nhóm làm việc và có ý kiến tại các buổi họp liên quan.

13. Sự tham gia của người lao động

– Chỉ có một số công nhân tham dự vào các hoạt động đảm bảo an toàn hoặc các cuộc họp về an toàn.

– Người lao động tham gia tích cực và có đóng góp vào việc thiết kế, thực hiện và đánh giá các thay đổi liên quan.

14. Quan hệ với các quy định bên ngoài

– Mục tiêu công tác ATVSLĐ của DN và cơ quan kiểm soát là đối lập nhau (DN cố chứng minh rằng mình tuân thủ đầy đủ pháp luật về ATVSLĐ, còn cơ quan kiểm soát thì đi tìm các lỗi của DN).

– Cơ quan kiểm soát đánh giá thường xuyên và được xem là hoạt động giám sát an toàn mang tính xây dựng.

15. Sự tham gia của những người được hưởng lợi

– Không có quy định chính thức về sự tham gia của những người hưởng lợi.

– Những người hưởng lợi và đại diện của họ tham gia vào dự án vào đúng thời điểm.

16. Sự tin cậy và trách nhiệm

– Người quản lý vờ tin cậy và giao trách nhiệm cho người lao động.

– Người lao động tin rằng toàn bộ công tác an toàn và các tiến độ được trao đổi thẳng thắn.

17. Trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ

– Các chuyên viên an toàn thực hiện công việc của họ cách ly với các nhân viên.

– Mỗi người trong tổ chức tin và nhận thức được rằng an toàn lao động là trách nhiệm của họ.

IV. NHÓM TIÊU CHÍ THỨ TƯ: ĐÁNH GIÁ, KIỂM ĐIỂM VÀ XEM XÉT LẠI KẾ HOẠCH

18. Bài học kinh nghiệm

– Không thực hiện rút kinh nghiệm và công bố công khai hoặc không có phản hồi từ bài học kinh nghiệm (các vi phạm); Thông tin được phổ biến chỉ “cho những người cần biết”.

– Có hệ thống thông tin về an toàn và khuyến khích trao đổi những nhận xét và bài học kinh nghiệm thông qua việc trình bày các thông tin một cách hiệu quả.

19. Hệ thống quản lý an toàn và việc đánh giá

– Quan điểm về hệ thống quản lý ATVSLĐ không được thừa nhận; có các chính sách và quy trình độc lập.

– Có hệ thống quản lý ATVSLĐ toàn diện và bao phủ toàn bộ các lĩnh vực của công tác ATVSLĐ và việc thiết kế nó cho phép tất cả mọi người lao động có thể thực hiện được.

20. Đánh giá các mục tiêu an toàn

– Tiêu chuẩn để xác định rằng các mục tiêu an toàn đã được thực hiện được áp dụng riêng biệt và có xu hướng không thích đáng.

– Các quy trình kinh doanh xác định một cách tích cực việc thực hiện các mục tiêu an toàn là tiêu chuẩn thành công của dự án và chúng tạo thành dấu mốc quan trọng.

21. Thử nghiệm, đánh giá về an toàn khi thiết kế, chế tạo

– Việc thử nghiệm và đánh giá các mặt của công tác ATVSLĐ có xu hướng được thực hiện đột xuất và có thể không đầy đủ để xử lý một sự cố cụ thể.

– Các thông tin phê phán việc quản lý công tác ATVSLĐ được phản hồi từ các thử nghiệm và đánh giá về an toàn trong phạm vi toàn tổ chức.

22. Vấn đề báo cáo TNLĐ và BNN

– Thực hiện không đều, thậm chí không báo cáo

– Thực hiện đều đặn, nghiêm chỉnh chế độ báo cáo về TNLĐ, BNN cho cấp có thẩm quyền.

23. Tôn vinh, khen thưởng xử phạt

– Việc tôn vinh, khen thưởng hành vi tốt và xử phạt các vi phạm ATVSLĐ thực hiện không thường xuyên

– Việc tôn vinh, khen thưởng hành vi tốt cũng như xử phạt các vi phạm ATVSLĐ thực hiện kịp thời, nghiêm minh.


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)