Văn hóa an toàn và chăm sóc sức khỏe

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:16(GMT +7)

Các cơ sở chăm sóc sức khỏe cần tăng cường và đẩy mạnh một nền văn hóa an toàn mạnh mẽ bao gồm một cam kết về an toàn cho người lao động, cung cấp và tiếp cận đầy đủ thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân cũng như những nỗ lực huấn luyện rộng rãi sử dụng các giao thức yêu cầu các hành động an toàn cụ thể.

Hiệp hội Điều dưỡng Hoa Kỳ (2016 ) tuyên bố “Văn hóa an toàn mô tả các giá trị và hành vi cốt lõi có được khi có sự cam kết chung và liên tục của tập thể lãnh đạo tổ chức, các nhà quản lý và nhân viên y tế để nhấn mạnh sự an toàn hơn là mục đích cạnh tranh”. Tương tự, Viện quản lý An toàn và Sức khỏe mô tả văn hóa an toàn là “thái độ, niềm tin, nhận thức và giá trị mà người lao động chia sẻ liên quan đến an toàn tại nơi làm việc”.

Văn hóa an toàn có một số các đặc điểm quan trọng sau:

– Các tổ chức phải có cam kết cung cấp các nguồn lực để giải quyết các vấn đề về an toàn và thực hiện chăm sóc an toàn mọi lúc để chứng tỏ rằng an toàn là sự ưu tiên cao.

– Mọi người phải có trách nhiệm về kiến thức an toàn, thực hiện và báo cáo các tình trạng không an toàn với trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp tổ chức.

– Các tổ chức phải nhận ra các hoạt động có rủi ro cao như việc tiếp xúc với các mầm bệnh qua đường máu và khí dung, hoặc với các tác nhân hóa học tại nơi làm việc.

– Phải có và giám sát các tiêu chuẩn phòng ngừa chấn thương nơi làm việc và môi trường làm việc tốt.

– Dữ liệu đầu vào giữa bệnh nhân và nhân viên chăm sóc phải được tìm để cung cấp các giải pháp hiệu quả và bền vững nhằm chăm sóc bệnh nhân an toàn đồng thời mang lại sự an toàn cho nhân viên y tế.

– Các nhân viên y tế phải tin rằng họ có thể báo cáo sai sót hoặc gần sai sót mà không sợ bị trả thù để có thể cải thiện sự an toàn với sự hỗ trợ và phản hồi liên tục thay vì áp dụng hình phạt.

Có 5 loại mối nguy liên quan đến công việc phải được giám sát, ngăn ngừa và kiểm soát trong một nền văn hóa làm việc an toàn và lành mạnh:

– Các mối nguy sinh học là các tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) có thể lây từ người sang người thông qua các đường phơi nhiễm khác nhau (cách thức lây nhiễm) và có thể dẫn đến trình trạng cấp tính và mãn tính.

– Các mối nguy hóa học liên quan tới bất kỳ dạng hóa chất nào bao gồm dược phẩm, dung dịch, khí, hơi, thuốc xịt, và các phân tử có khả năng gây độc tính hoặc kích thích hệ thống cơ thể.

– Các mối nguy cơ khí môi trường là các khía cạnh của nơi làm việc có thể gây ra hoặc tiềm ẩn tai nạn, chấn thương, căng thẳng hoặc khó chịu (ví dụ, thiết bị không đủ hoặc không phù hợp, sàn nhà nguy hiểm, thiết kế nơi làm việc kém).

– Các mối nguy vật lý là các tác nhân ở nơi làm việc có thể gây tổn thương mô bằng cách truyền năng lượng từ các tác nhân này sang người.

– Các mối nguy tâm lý xã hội là những yếu tố trong môi trường lao động có thể gây căng thẳng, mệt mỏi hoặc các vấn đề giữa cá nhân người lao động.

Trong những nỗ lực liên tục về an toàn và phòng ngừa lây nhiễm trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, ban quản lý và người lao động phải luôn luôn lưu tâm đến các mối nguy liên quan đến công việc và tuân thủ hệ thống phân cấp kiểm soát, bao gồm các biện pháp kiểm soát kỹ thuật, hành chính, loại bỏ mối nguy và các biện pháp kiểm soát thực hành công việc cũng như việc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE) để hỗ trợ văn hóa an toàn thông qua việc thực hiện các chiến lược bảo vệ an toàn và nghề nghiệp trên toàn hệ thống.

Việc loại bỏ và thay thế các quy trình và các chất ít nguy hiểm hơn cũng như sử dụng các biện pháp kiểm soát môi trường và biện pháp kiểm soát kỹ thuật như thông gió, phòng áp lực âm, bảo vệ rào chắn và phòng cách ly được xem là tuyến phòng thủ đầu tiên và không dựa vào sự tuân thủ cá nhân. Các biện pháp kiểm soát hành chính và thực hành công việc gồm các chính sách, tiêu chuẩn, quy trình và hành động được thiết lập trong tổ chức để hạn chế tiếp xúc mối nguy và cải thiện sự an toàn cho người lao động. Ví dụ như vệ sinh tay, cách ho, chính sách miễn dịch cho nhân viên, đào tạo và huấn luyện. Mặc dù các chiến lược hành chính và kỹ thuật là những cách tiếp cận kiểm soát và phòng ngừa được ưu tiên để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm cho nhân viên y tế, nhưng các biện pháp này không phải lúc nào cũng khả thi. Do đó, PPE, tuyến phòng thủ cuối cùng, phải được sử dụng để đảm bảo an toàn. PPE như găng tay, áo choàng, kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc phải được tổ chức cung cấp khi cần thiết. Cần cố gắng hết sức để đảm bảo nhân viên y tế sử dụng PPE phù hợp và “những nhân viên này sẽ cảm thấy không thoải mái khi không mặc PPE trong các tình huống thích hợp”.

Không thể phóng đại tầm quan trọng của văn hóa an toàn nơi làm việc với mục tiêu hỗ trợ đầy đủ, giám sát, duy trì thực hành công việc và điều kiện làm việc an toàn. Điều này có nghĩa là phát triển các chính sách và các quy trình nhận dạng, giảm thiểu và loại bỏ các mối nguy liên quan đến công việc một cách chủ động và hiệu quả. Ban quản lý và các nhân viên y tế có trách nhiệm làm việc cùng nhau để đạt được nỗ lực liên tục này.


(Nguồn tin: cdc.gov)