Một số biện pháp giảm thiểu bụi, tiếng ồn và rung trong công nghiệp khai mỏ

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:14(GMT +7)

Bao gồm các mức độ thực hiện và các biện pháp nói chung được cho là có thể đạt được ở một cơ sở công nghiệp mới trong công nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý

Bụi

Nên giảm thiểu sự phát bụi lơ lửng từ các bề mặt khô như các thiết bị chứa quặng thải, hồ chứa chất thải, kho dự trữ và các khu vực  không được  che phủ khác. Các biện pháp quản lý bụi được khuyến nghị gồm:

– Các kỹ thuật khử bụi (như tưới nước, sử dụng các bề mặt dùng cho mọi thời tiết, sử dụng chất độn dính tích tụ) cho đường đi và khu vực công trường, tối ưu hóa mô hình giao thông và giảm tốc độ di chuyển;

– Các bề mặt nên được tái trồng cây hoặc làm cho không tạo ra bụi khi không hoạt động;

– Các khu mới chỉ nên được phát quang  và  khai  thác  khi  thật  cần thiết

– Đất trọc và các vật liệu  dễ bị xói mòn cần được nhanh chóng trồng lại cây hoặc che phủ;

– Việc lưu trữ các vật liệu bụi nên được  đi kèm hoặc thực hiện cùng với các biện pháp khử bụi hiệu quả;

– Việc nạp tải, vận chuyển và thải vật liệu nên được tiến  hành ở độ cao tối thiểu và che chắn gió, và cân nhắc  việc  sử dụng hệ thống phun nước khử bụi;

– Hệ  thống băng  chuyền  dùng  cho các vật liệu bụi nên được che phủ và trang bị các phương pháp làm sạch các dây đai quay trở lại.

Tiếng ồn và rung

Các nguồn phát ra tiếng ồn liên quan đến khai thác mỏ có thể bao gồm tiếng ồn từ các động cơ vận tải, việc chất và dỡ đá vào các xe có cơ cấu  lật  làm bằng  thép, máng trượt,  phát điện  và các nguồn khác có liên quan đến các hoạt động xây dựng và khai mỏ. Những  ví dụ bổ sung về nguồn gây tiếng ồn bao gồm việc xúc, khoan, chặt, gây nổ, vận chuyển (bao gồm các đường  hành lang cho đường  sắt, đường bộ, và đường băng chuyền), ép, nghiền, và chất kho. Cách thông lệ tốt trong việc ngăn ngừa và kiểm soát nguồn gây tiếng ồn có thể được thiết lập dựa trên mục đích sử dụng đất chính và khoảng cách tới những người tiếp nhận tiếng ồn như cộng đồng dân cư và các khu vực cộng đồng dân cư sử dụng. Các biện pháp quản lý được khuyến nghị bao gồm:

– Mức ồn tại vùng đối tượng tiếp nhận gần nhất cần phải phù hợp với những hướng dẫn về tiếng ồn;

– Khi cần thiết, có thể giảm thiểu và kiểm soát phát thải tiếng ồn bằng cách áp dụng các kĩ thuật bao gồm:

+ Bao che, phủ lớp cách âm lên tường bao quanh xưởng sản xuất;

+ Lắp đặt các rào chắn âm và/hoặc  chắn  tiếng  ồn  cùng với tường bao và rèm tại hoặc gần  các  thiết  bị  tạo  ra  âm thanh (như máy tán, máy nghiền, và máy sàng);

+ Dựng  hàng  rào  tự  nhiên  tại các đường phân giới của cơ sở sản  xuất  như  hàng  cây  thực vật hay bờ đất;

+ Tối ưu hóa tuyến đường bên trong công trường, đặc biệt nhằm giảm thiểu nhu cầu các phương  tiện  ngược  chiều (giảm tiếng ồn từ báo động ngược chiều) và nhằm tối đa hóa khoảng cách đến những đối tượng tiếp nhận bị ảnh hưởng ồn nhậy cảm gần nhất.

Các chấn  rung đáng kể nhất  thường liên quan đến hoạt  động phá nổ; tuy nhiên các chấn rung cũng có thể tạo thành bởi nhiều loại thiết bị. Các mỏ phải giảm thiểu các chấn rung đáng kể này như thiết kế phù hợp cho bệ của máy nghiền.  Đối với  sự phát thải có liên quan đến hoạt động phá nổ (như rung, áp lực không khí, siêu áp, đá bay), các thực hành quản lý được khuyến nghị áp dụng như sau:

– Việc xẻ đất đá bằng cơ khí nên được  sử  dụng  khi  có  thể,  nhằm tránh hoặc giảm thiểu sử dụng chất nổ;

– Sử dụng kế hoạch  phá nổ cụ thể, quy trình nạp thuốc và tỷ lệ phá nổ chính xác, ngòi nổ cháy chậm hay bằng điện tử và các thí nghiệm nổ đặc thù trong công trường (việc sử dụng lỗ khoan đầu tiên bằng ngòi nổ cháy chậm ngắn sẽ cải thiện độ phân rã và giảm rung động mặt đất);

– Triển  khai  thiết  kế  nổ, bao  gồm việc khảo sát bề mặt nổ, tránh nạp quá số thuốc nổ, và thực hiện mũi khoan khảo sát để kiểm tra độ lệch và tính toán lại kết quả của vụ nổ;

– Thực hiện việc kiểm soát độ rung mặt đất và áp suất dư bằng các lưới tọa độ khoan;

– Thiết kế một cách tương thích nền móng của các máy nghiền chính và các nguồn gây rung động đáng kể khác.


(Nguồn tin: Hướng dẫn MT-KS-AT ngành dầu mỏ, khai thác dầu mỏ, năng lượng”, 2011)