Nghiên cứu mới tìm ra những phương thức để thúc đẩy sự an toàn và niềm vui trong công việc của người lao động làm việc từ xa

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:14(GMT +7)

Một nghiên cứu mới khuyến cáo những người quản lý dây chuyền, là những người giám sát người lao động làm việc từ xa hoặc lao động phân tán (distributed workers), nên làm việc thường xuyên với những chuyên viên an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để kiểm soát những rủi ro mà họ phải đối mặt.

Gần một nửa số người lao động ở Tây Âu (129,5 triệu người) dành tối thiểu vài tiếng đồng hồ làm việc cách xa văn phòng hoặc trụ sở chính, và con số này đang có xu hướng tăng lên.

Do bị giới hạn giao tiếp mặt đối mặt thông thường, các vấn đề về tiếp cận với nguồn lực an toàn và sức khoẻ, và có nhiều hơn một nơi làm việc – là nơi mà những rủi ro có vẻ như khó dự đoán và kiểm soát hơn – việc quản lý sức khoẻ và an toàn của những người lao động phân tán (distributed workers) xuất hiện những thách thức rất lớn.

Hiện nay, các nghiên cứu điển hình, tư vấn và thực nghiệm cũng như các nguồn lực thực tiễn được công bố bởi Viện nghiên cứu An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp (Institution of Occupational Safety and Health – IOSH), là đơn vị tài trợ cho công việc được tiến hành bởi các nghiên cứu viên từ Đại học Đông Anglia (University of East Anglia – UEA), Đại học Kingston Anh quốc và Sức khoẻ Thân thiện tại Nơi làm việc (Affinity Health at Work), chỉ ra vai trò quan trọng của các nhà quản lý trong việc giúp đảm bảo an toàn cho những người lao động làm việc từ xa.

Các nghiên cứu viên đã khảo sát các nghiên cứu hiện tại, phong cách lãnh đạo và các mô hình, thành phần của quản lý và truyền thông, cũng như giao tiếp trực tiếp với các chuyên viên an toàn và sức khoẻ.

Các nghiên cứu viên không tìm ra bằng chứng nào về ý tưởng rằng thực hành tốt về an toàn sức khỏe nghề nghiệp có thể được truyền tải một cách hiệu quả tới những người lao động phân tán, thái độ và hành vi của các nhà quản lý dây chuyền đối với vấn đề an toàn và sức khoẻ lại có nhiều ảnh hưởng hơn đối với người lao động làm việc từ xa mà họ quản lý so với việc giao tiếp trực diện và “mô hình hoá vai trò (role modelling)” của các chuyên viên an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

Kết luận này chỉ ra rằng các nhà quản lý dây chuyền nên bắt đầu xây dựng và phát triển những mối quan hệ một-một gần gũi hơn với những người lao động từ xa mà họ quản lý cũng như các chuyên viên an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp để đảm bảo sự an toàn, sức khoẻ và hạnh phúc của người lao động được chăm sóc chu đáo.

Giáo sư Karina Nielsen, Giáo sư Kevin Daniels và Rachel Nayani của UEA đã tiến hành nghiên cứu cùng với Emma Donaldson-Feilder và Tiến sỹ Rachel Lewis của khoa Sức khoẻ Thân thiện tại Đại học Việc làm và Kingston London, là nơi nhóm nghiên cứu đưa ra báo cáo và bộ công cụ.

Giáo sư Daniels, Giáo sư về Hành vi tổ chức của Trường Kinh doanh Norwich, Đại học Đông Anglia nói rằng:

“Làm việc từ xa hoặc làm việc phân tán hiện đang là một mô hình làm việc được đánh giá cao. Thật đáng ngạc nhiên, là trước nghiên cứu này, có rất ít người hiểu được cách thức quản lý hiệu quả vấn đề sức khoẻ, an toàn và hạnh phúc của những người lao động từ xa.

“Nghiên cứu này là chương trình quy mô lớn và toàn diện đầu tiên xem xét vấn đề này. Trong nghiên cứu, chúng tôi đã có thể kết hợp được kiến thức từ những tổ chức hàng đầu về sức khoẻ và an toàn của những người lao động từ xa với lĩnh vực nghiên cứu về người lao động từ xa và những nhà quản lý của họ. Nghiên cứu đánh dấu một bước tiến lớn trong việc quản lý sức khoẻ và an toàn của những người lao động từ xa.”

Ngay từ ban đầu, nhóm nghiên cứu đã đặt ra ba câu hỏi chính:

     • Liệu các khung lãnh đạo về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp hiện hành có được áp dụng trong bối cảnh làm việc phân tán?

     • Những khung hoặc mô hình nào khác có thể được áp dụng, hoặc tối ưu cho, lãnh đạo về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của những người lao động phân tán?

     • Các chuyên viên an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp có thể áp dụng các khung tương ứng trong bối cảnh làm việc phân tán để đảm bảo hiệu quả lãnh đạo về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của những nhà quản lý dây chuyền hay không?

Gần 1.000 cá nhân của 19 tổ chức và 41 chuyên viên an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp đã được điều tra, phỏng vấn về những phong cách hành vi lãnh đạo về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp và các khả năng (cũng như các rào cản) để thực hành an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp phù hợp cho những người lao động phân tán trong mọi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, là những nơi có tỉ lệ làm việc phân tán cao.

Sau đó xác định các kỹ năng và năng lực để củng cố một cách hiệu quả các hành vi lãnh đạo nhằm tạo điều kiện thực hành an toàn và chăm sóc sức khoẻ tốt cho những người lao động phân tán.

Kate Field, Trưởng phòng Thông tin và Tin tức của IOSH, nói rằng:

“Nghiên cứu về lãnh đạo và quản lý an toàn và sức khỏe khi nó tác động đến những người lao động phân tán hoặc làm việc từ xa nhằm làm sáng tỏ những điểm chưa từng được nghiên cứu.

“Các vấn đề liên quan đến các rủi ro tâm lý bao gồm căng thẳng, bất mãn và không cân bằng giữa cuộc sống và công việc đã từng được đánh giá trong quá khứ, nhưng nghiên cứu về những người lao động phân tán đối mặt với những rủi ro vật lý và ecgonomi rất cao ví dụ như thường xuyên làm việc trên máy tính thì lại có tần suất thấp hơn. Điều quan trọng hơn trong nghiên cứu này là kiểm nghiệm về vai trò của quản lý dây chuyền, dưới dạng chuyên gia về sức khoẻ và an toàn.

“Các kết quả chỉ ra rằng việc truyền tải một cách cơ học các thông tin an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp đối với những người lao động từ xa không mang lại hiệu quả. Xây dựng những mối quan hệ bền chặt với những người quản lý dây chuyền được trang bị tốt kiến thức về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp dường như có tác động tích cực hơn (thậm chí nhiều hơn so với tiếp xúc với các chuyên gia sức khoẻ và an toàn).

“Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một bảng câu hỏi về “phong cách lãnh đạo” cho những người quản lý dây chuyền để khám phá mức độ yêu cầu đối với hành vi quản lý và lãnh đạo mà họ thực hiện để hỗ trợ tốt vấn đề an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho những người lao động phân tán.

“Cũng có một loạt các công cụ thông tin và thân thiện với người sử dụng khác bao gồm một bảng đánh dấu các nguy cơ và rủi ro, thông tin về các rào cản và hỗ trợ, các nghiên cứu thực nghiệm và những lời khuyên hàng đầu, cũng như một khung tự đánh giá cho chuyên viên an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.”

Biên dịch: Việt Thắng


(Nguồn tin: IOSH)