Nghiên cứu tại khu vực Bắc Âu tìm ra mối liên hệ mới giữa việc làm theo ca và sức khỏe, đưa ra các khuyến nghị về cách thức tổ chức việc làm theo ca

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:17(GMT +7)

Các nghiên cứu mới từ tổ chức NordForsk khẳng định rằng làm việc ca đêm liên quan đến rủi ro ngày càng tăng về các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe như chấn thương do tai nạn và nghỉ làm do ốm đau. Các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến nghị về cách thức tổ chức việc làm theo ca nhằm giảm thiểu các nguy cơ về an toàn và sức khỏe.

Khoảng 20% người lao động ở Châu Âu là những lao động làm việc theo ca kíp. Một dự án lớn do NordForsk tài trợ (tạm dịch: Dự án Giờ làm việc, Sức khỏe, Trạng thái khỏe mạnh và Việc tham gia vào tuổi thọ làm việc, WOW) đưa ra một số khuyến nghị thực tế về ecgonomic cho ca làm việc tùy thuộc vào việc tận dụng lượng lớn dữ liệu có căn cứ về giờ làm và sức khỏe tại các nước Bắc Âu (1,2). Dữ liệu gồm: thông tin về giờ làm việc hàng ngày của ngành chăm sóc sức khỏe và xã hội… Ngài Mikko Härmä, Giáo sư nghiên cứu, Viện Sức khỏe nghề nghiệp Phần Lan (FIOH) nhấn mạnh: “Lần đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng dữ liệu dose-response data trong mối liên kết giữa các đặc tính việc làm khác nhau với sức khỏe để có thể đưa ra những khuyến nghị chi tiết hơn về các đặc tính việc làm tối ưu đối với công việc làm theo ca”.

Bằng chứng mới về mối liên kết của việc làm theo ca với bệnh ung thư vú, sức khỏe bà mẹ và tình trạng sảy thai

Một số nghiên cứu của WOW cho thấy mối liên hệ của việc làm ca và bệnh ung thư. Nhóm làm việc quốc tế được triệu tập bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) theo phân loại của WHO năm 2019 thì làm việc ca đêm có thể là tác nhân gây ung thư ở người và có thể gây ra ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và đại trực tràng (3). Một số nhà nghiên cứu của WOW tham gia viết báo cáo đánh giá sâu dự kiến được xuất bản năm nay.

TS. Johnni Hansen, Trung tâm Nghiên cứu Hiệp hội Ung thư Đan Mạch xác nhận: “Các nghiên cứu chất lượng cao hiện có về việc làm ca đêm và bệnh ung thư cho thấy con số ngày càng tăng các ca làm đêm hàng tuần hoặc trong thời gian dài liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ngoài ra, các nghiên cứu các ca làm việc ban đêm cường độ thấp và/hoặc diễn ra trong thời gian ngắn cho thấy không có nguy cơ gia tăng đáng chú ý nào”.

Nghiên cứu căn cứ trên dữ liệu bảng lương toàn Đan Mạch đối với phụ nữ làm việc tại bệnh viện cho thấy nguy cơ tăng tình trạng sảy thai ở những người làm 2 hoặc 3 ca đêm vào tuần trước đó, so sánh với những phụ nữ không làm ca đêm (4). Con số tích lũy các ca làm đêm trong suốt các tuần từ 3-21 của thai kỳ tăng nguy cơ sảy thai ở mô hình tùy thuộc vào liều lượng.

Giáo sư Anne Helene Garde, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Môi trường làm việc tại Đan Mạch cho biết: “Để giảm tỉ lệ sảy thai, phụ nữ mang bầu không nên làm việc nhiều hơn 1 ca đêm/1 tuần”.

Chấn thương nghề nghiệp và nghỉ ốm tùy thuộc vào việc áp dụng kế hoạch làm việc

Mối liên hệ giữa đặc tính của việc làm theo ca và chấn thương nghề nghiệp đã được nghiên cứu tại Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan. Một nghiên cứu của Đan Mạch cho thấy nguy cơ chấn thương cao hơn vào buổi tối hoặc các ca làm về đêm (5). Một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng khoảng thời gian nghỉ giữa các ca càng ngắn, thì rủi ro chấn thương càng cao (6). Trong một nghiên cứu tại Na Uy, việc tăng số lượng trở lại làm việc nhanh (như được định nghĩa bằng khoảng thời gian ít hơn 11 giờ đồng hồ giữa các ca làm việc) liên quan tới nguy cơ cao hơn các tai nạn liên quan đến công việc tự báo cáo, các vụ việc gần gây tai nạn và ngủ gật tại nơi làm việc (7).

Giáo sư Mikko Härmä cho biết: “Trong nghiên cứu của Phần Lan (8), chúng tôi cũng phát hiện thấy nguy cơ chấn thương nghề nghiệp cao hơn đối với ca làm việc từ 12 tiếng trở lên”.

Các nghiên cứu của WOW cũng điều tra mối liên hệ giữa các đặc tính của làm ca với việc nghỉ ốm. Một nghiên cứu từ Phần Lan cho thấy nghỉ ốm ngắn từ 1-3 ngày thường xảy ra sau khoảng thời gian làm việc kéo dài, một số ca làm đêm liên tiếp và quay trở lại làm việc nhanh (9). Nghiên cứu gần đây nhất của Đan Mạch-Phần Lan về nghỉ ốm dài ngày (từ 30 ngày trở lên) chỉ ra rằng làm việc buổi tối và từ 5 hoặc nhiều hơn các ca làm đêm liên tục có liên quan đến nguy cơ nghỉ ốm dài ngày cao hơn, đặc biệt là ở người lao động cao tuổi (10).

Giáo sư Anne Helene Garde cho biết thêm: “Kết quả nghiên cứu cho thấy việc lập kế hoạch giờ làm việc có khả năng ảnh hưởng đến nguy cơ nghỉ ốm kéo dài”.

Những khuyến nghị cơ bản của WOW về lập kế hoạch làm việc theo ca

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị khoảng thời gian làm việc ban đêm ngắn hơn và cần nhiều thời gian hơn để hồi phục giữa các ca làm việc (1,2)

– Số lượng các ca làm việc ban đêm liên tục nên ở mức thấp, và tối đa là 3 ca.

– Nên tránh quay trở lại làm việc nhanh (<11 tiếng).

– Khuyến nghị sử dụng hệ thống ca làm luân phiên nhanh (ví dụ: 2-3 ca đêm liên tục) so sánh với việc sử dụng lịch làm việc luân phiên chậm hơn (4 hoặc nhiều hơn các ca làm việc đêm liên tục).

– Phụ nữ mang thai không nên làm việc nhiểu hơn 1 ca đêm/1 tuần.

Xem chi tiết báo cáo: Working hours, health, well-being and participation in working life – EN

Tài liệu tham khảo

  1. Garde AH, Begtrup L, Bjorvatn B, Bonde JP, Hansen J, Hansen Å M, et al. How to schedule night shift work in order to reduce health and safety risks. Scand J Work Environ Health. 2020;46(6): 
  2. IARC. Night shift work. IARC Monogr Identif Carcinog Hazards Hum: IARC; 2020. p. 1-371. 
  3. Begtrup LM, Specht IO, Hammer PEC, Flachs EM, Garde AH, Hansen J, et al. Night work and miscarriage: a Danish nationwide register-based cohort study. Occup Environ Med. 2019;76(5):302-8. 
  4. Nielsen HB, Dyreborg J, Hansen ÅM, Hansen J, Kolstad HA, Larsen AD, et al. Shift work and risk of occupational, transport and leisure-time injury. A register-based case-crossover study of Danish hospital workers. Safety Science. 2019;120:728-34. 
  5. Nielsen HB, Hansen Å M, Conway SH, Dyreborg J, Hansen J, Kolstad HA, et al. Short time between shifts and risk of injury among Danish hospital workers: a register-based cohort study. Scand J Work Environ Health. 2019;45(2):166-73. 
  6. Vedaa O, Harris A, Erevik EK, Waage S, Bjorvatn B, Sivertsen B, et al. Short rest between shifts (quick returns) and night work is associated with work-related accidents. Int Arch Occup Environ Health. 2019;92(6):829-35. 
  7. Härmä M, Koskinen A, Sallinen M, Kubo T, Ropponen A, Lombardi DA. Characteristics of working hours and the risk of occupational injuries among hospital employees: a case-crossover study. Scand J Work Environ Health. 2020;46(6):570-578.  
  8. Ropponen A, Koskinen A, Puttonen S, Härmä M. Exposure to working-hour characteristics and short sickness absence in hospital workers: A case-crossover study using objective data. Int J Nurs Stud. 2019;91:14-21. 
  9. Larsen AD, Ropponen A, Hansen J, Hansen ÅM, Kolstad HA, Koskinen A, et al. Working time characteristics and long-term sickness absence: a large register-based study of Danish and Finnish nurses. International Journal of Nursing Studies. 2020:103639.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: Finnish Institute of Occupational Health)