Nguy cơ tại nơi làm việc được đánh giá như thế nào?
Một loại hình đặc biệt trong đánh giá nguy cơ tại nơi làm việc là thanh tra tai nạn. Mục tiêu của việc điều tra tai nạn là xác định xem điều gì là nguyên nhân của tai nạn và trong tương lai những tai nạn như thế sẽ được phòng chống như thế nào.
Những hoạt động trong quá trình đánh giá là:
- Quan sát hiện trường về quy trình sản xuất và các quy trình làm việc;
- Phỏng vấn người lao động và giám sát viên;
- Khảo sát bằng văn bản, danh mục hoặc bộ câu hỏi về thiết bị và khu vực làm việc;
- Rà soát lại các văn bản có liên quan tới an toàn;
- Đo lường và theo dõi phơi nhiễm của người lao động;
- So sánh kết quả theo dõi với giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp (OELs);
- Báo cáo kết quả của quá trình đánh giá lên ủy ban sức khỏe và an toàn, ban quản lý, và người lao động bị ảnh hưởng;
- Tiến hành hành động để kiểm soát và loại trừ nguy cơ.
Các đánh giá nguy cơ và thanh tra tai nạn thường kéo theo nguồn lực tư vấn kỹ thuật (nhân lực cũng như sách vở và tài liệu) nhằm tìm hiểu nhiều hơn về bản chất của nguyên liệu và thiết bị đang được sử dụng.
Có các khía cạnh quan trọng đối với các bước đánh giá liệt kê trong trang này và trang trước.
Quan sát hiện trường
Những khía cạnh về chách quan sát có hiệu quả trong khi tiến hành “thanh tra thị sát” bao gồm:
– Hiểu được quy trình sản xuất của lĩnh vực làm việc hoặc bộ phận, từ đầu đến cuối;
– Quan sát toàn bộ chu kỳ công việc của bất cứ công việc vận hành nào vài lần để hiểu được công việc đuợc làm thế nào;
– Xác định nguy cơ có thể gây cả tác động tức thì và tác động sức khỏe lâu dài;
– Ghi thành văn bản công việc quan sát bằng cách:
+ Sử dụng bảng kiểm bằng văn bản;
+ Ghi chép lại số sê-ri và model của thiết bị;
+ Ghi chép thông số về kích thước máy móc và khu vực làm việc;
+ Chụp ảnh, đặc biệt trong thanh tra tai nạn, về cả các hoạt động cụ thể và các khu vực làm việc rộng hơn.
Phỏng vấn người lao động, giám sát viên và những người khác
Những khía cạnh chủ yếu trong việc phỏng vấn hiệu quả trong các cuộc thanh tra bao gồm:
– Nói với ít nhất ba hoặc bốn người lao động tại mỗi khu vực làm việc và từng ca khác nhau, nhằm hiểu một cách tốt nhất về phơi nhiễm và các mối lo của nguời lao động. Người lao động phải được hỏi về công việc cụ thể của họ, bất cứ một sự phơi nhiễm nguy cơ mà công việc của họ tạo ra, những thiết bị bảo vệ mà họ dùng, công việc đào tạo họ đã tham gia, bất cứ chấn thương hoặc bệnh tật nào họ đã trải nghiệm, và các mối quan tâm lo lắng về công việc. Người lao động phải được hỏi về những công việc mà họ thỉnh thoảng mới làm, những công việc không thường xuyên, cũng như công việc thường nhật;
– Nói với giám sát viên về những điều họ biết về nguy cơ đối với người lao động trong xưởng của họ, những biện pháp phòng ngừa nào họ đã tiến hành để kiểm soát những nguy cơ nay, thiết bị bảo vệ cá nhân nào sẵn có, và thiết bị đó được phân phát ra sao, loại hình đào tạo người lao động được tham gia, và các quy trình nào phải theo để loại trừ hoặc kiểm soát mối nguy cơ mới khi chúng được nhận ra;
– Nói với công nhân cơ khí sửa máy và kỹ sư của nhà máy những người hiểu biết kỹ về thiết bị và quy trình, và những vấn đề đã xảy ra trong vài tháng vừa qua trong khu vực làm việc;
– Nói với nhân viên y tế, những người biết rõ các loại hình chấn thương và bệnh tật đã được người lao động và giám sát viên báo cáo;
– Nói với điều phối viên hoặc ủy ban sức khỏe và an toàn về những nguy cơ họ đã xác định được trong khu vực làm việc, và các biện pháp bảo vệ đã được tiến hành.
Để tìm kiếm thông tin từ người được phỏng vấn, tốt nhất là nói chuyện với họ một cách riêng tư, hoặc cách xa những nguời khác, như thế nguời đang được phỏng vấn sẽ không lo lắng về việc những người khác nghĩ gì về câu trả lời của họ.
Khảo sát bằng văn bản
Thường là có ích khi tiến hành khảo sát bằng văn bản, danh mục, và bảng hỏi tại nơi làm việc để đưa ra thông tin cho quy trình đánh giá nguy cơ. Trong số các loại hình khảo sát có thể được tiến hành gồm:
– Khảo sát một phân xưởng hay một khu vực cụ thể để đưa ra số lượng người lao động hiện có, xác định các sản phẩm được làm ra và quy trình đuợc tiến hành, và để xác định nguy cơ có liên quan tới những hoạt động đó;
– Khảo sát hoặc lên danh mục thiết bị tại một cơ sở phân xưởng để đưa ra số liệu về các loại thiết bị đang được sử dụng, xác định kế hoạch thời gian bảo trì và lịch sử về sửa chữa cụ thể, và xác định các bộ phận và thiết bị bảo vệ đã bị mất;
– Khảo sát hay bảng hỏi toàn bộ người lao động trong một phân xưởng biết được những chấn thương và bệnh tật mà người ta đã trải nghiệm, biết thông tin về loại hình đào tạo và thiết bị bảo vệ đã có, và tìm hiểu về các mối quan tâm và lo lắng mà họ biết đang có.
Rà soát tài liệu
Mỗi cuộc đánh giá nguy cơ hoặc điều tra tai nạn sẽ kéo theo việc rà soát các văn bản trong phân xưởng hoặc cả nhà máy. Phải đệ trình một yêu cầu bằng văn bản lên người quản lý và điều phối viên về sức khỏe và an toàn trước ngày thanh tra. Một số văn bản có thể không tồn tại, nhưng cũng cần phải biết sự thật.
Trong danh mục các văn bản tài liệu có thể được yêu cầu thanh tra gồm:
– Hồ sơ chấn thương và bệnh tật của người lao động, cho cả nhà máy nói chung và khu vực làm việc cụ thể;
– Hồ sơ y tế cụ thể của người bị phơi nhiễm, như thử thính giác hoặc kết quả thử mức độ chì trong máu;
– Hồ sơ các cuộc thanh tra trước đây và các cuộc chỉnh sửa nguy cơ tại khu vực làm việc đã thanh tra;
– Văn bản các chương trình an toàn, như kế hoạch sơ tán khi hỏa hoạn, kế hoạch giao lưu về nguy cơ với người lao động, và các chương trình an toàn nói chung;
– Hồ sơ các cuộc rà soát hàng năm về các chương trình an toàn nói chung;
– Biên bản của các cuộc họp của ủy ban sức khỏe và an toàn có liên quan tới các khu vực làm việc;
– Hồ sơ của các cuộc điều tra tai nạn, kể cả xác định nguyên nhân tai nạn và những việc đã tiến hành để phòng ngừa tai nạn trong tương lai;
– Phiên bản của danh mục kiểm kê các nguyên liệu có nguy cơ đang được sử dụng trong khu vực làm việc;
– Phiên bản các tờ khai số liệu an toàn hóa chất hoặc tờ khai an toàn vật liệu đang sử dụng;
– Tài liệu hướng dẫn sử dụng trang thiết bị của nhà sản xuất hiện đang sử dụng;
– Hồ sơ bảo trì máy móc và thiết bị;
– Hồ sơ thử các hệ thống báo động;
– Hồ sơ theo dõi phơi nhiễm của ngưòi lao động với hóa chất, tiếng ồn, và các nguyên liệu khác;
– Hồ sơ đào tạo người lao động , kể cả ngày, chủ đề đào tạo và giáo viên;
– Hồ sơ các cuộc thanh tra trước đây do thanh tra nhà nước tiến hành;
– Hồ sơ kiểm toán do công ty mẹ của nhà máy tiến hành, kiểm toán do công ty lẻ (adidas, Nike and Reebok) tiến hành, và kiểm toán do “monitor” bên ngoài tiến hành.
Đo lường và theo dõi
Điều quan trọng là phải có thông tin chính xác và toàn diện về trang thiết bị đang sử dụng và công việc đang được tiến hành có thể gây nguy cơ cho người lao động.
Đo lường và theo dõi có thể đơn giản như quan sát quy trình công việc để đánh giá nguy cơ trong lao động, hoặc sử dụng thước dây để đo chiều rộng một lối đi. Hoặc có thể phức tạp như sử dụng thiết bị đặc biệt để đo chính xác lượng hóa chất trong không khí tại nơi làm việc vào thời điểm thử nghiệm.
Kết quả theo dõi chỉ có thể có ích nếu được tiến hành theo đúng thủ tục sử dụng thiết bị theo dõi mức độ phơi nhiễm của ngưòi lao động với hóa chất, tiếng ồn, nhiệt độ, v.v… . Kết quả theo dõi không đại diện chính xác cho mức độ phơi nhiễm của người lao động trong các hoạt động “bình thương” và “không thường xuyên” không thể được sử dụng một cách có hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của người lao động.
Theo dõi và đo lường phải tập trung vào các vấn đề liên quan tới người lao động và giám sát viên trong khu vực làm việc. Ví dụ, nếu người lao động phàn nàn về viêm họng và mắt, thì đo lường lượng hóa chất trong không khí là có lợi. Nếu người lao động báo cáo là có đau đầu và đau tai, thì đo đạc mức tiếng ồn là có ích. Nếu người lao động kêu đau tay và cổ tay, thì đánh giá nguy cơ lao động là có ích.
Các cuộc thanh tra thị sát phải đưa ra được tài liệu và đo lường số liệu máy móc và hóa chất đang được sử dụng, chính xác vị trí tay, chân của người lao động và nguyên liệu được lấy từ đâu trong khi máy vận hành, và khoảng cách giữa máy và người là bao xa.
So sánh với giới hạn OELs
Kết quả theo dõi mức độ phơi nhiễm với hóa chất, tiếng ồn, nhiệt độ và phơi nhiễm khác phải được so sánh với giới hạn phơi nhiễm cho phép trong nghề nghiệp (OEL) và/hoặc với những hướng dẫn tự nguyện như Ngưỡng giá trị giới hạn (TLVs) của Hội Nghị những Nhà nghiên cứu vệ sinh công nghiệp Mỹ (ACGIH). Kết quả theo dõi cho thời gian làm việc dài hơn 8 tiếng đồng hồ phải được điều chỉnh bởi vì OELs được xác định cho việc phơi nhiễm trong ngày lao động 8 giờ và tuần lao động 40 giờ.
—————————————
S.Tầm: K. Dung
(Nguồn tin: : Tài liệu dự án NILP-OSB, 2007)