Phát triển Công cụ Phân tích rủi ro Không gian hạn chế và Phân loại nghề nghiệp

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:14(GMT +7)

Mục tiêu của dự án nghiên cứu này là để góp phần phòng ngừa tai nạn tại không gian hạn chế bằng cách giúp các doanh nghiệp áp dụng những quy định hiện hành.

Quy định của Quebec về An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp (Regulation respecting Occupational Health and Safety – ROHS) định nghĩa một không gian hạn chế là bất kỳ khu vực kín tuyệt đối hoặc tương đối nào mà không được thiết kế để con người làm việc, hoặc không dự định để làm việc, nhưng có thể thỉnh thoảng được sử dụng để tiến hành công việc. Người lao động do đó có thể phải xâm nhập một không gian ví dụ như (i) không phải là nơi làm việc, (ii) bị hạn chế thao tác và (iii) xuất hiện rủi ro với sức khoẻ và an toàn. Vấn đề khi làm việc trong không gian hạn chế xuất hiện trong rất nhiều khu vực và ngành nghề: đô thị, sản xuất, hoá chất, quân đội, nông nghiệp, xây dựng và vận chuyển. Những không gian hạn chế phổ biến nhất trong công nghiệp là các loại bể chứa, hồ chứa, xilô, thùng, hố ga, hố, cống, đường ống và các xe tải  hoặc ô tô bồn chứa có những đặc điểm như đã được định nghĩa trong các quy định. Người lao động khi thâm nhập vào các không gian hạn chế để tiến hành bảo dưỡng, sản xuất hoặc các nhiệm vụ khác (ví dụ như công nghiệp xây dựng). Những nguy cơ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp chủ yếu là dưỡng khí, sinh học, thể chất và ecgônômi. Những rủi ro đối với người lao động làm việc trong những không gian hạn chế này là cao do hạn chế về không gian, thông gió tự nhiên không đầy đủ, phải làm việc cách ly, và các vấn đề tiếp cận, giải cứu và trao đổi thông tin. Hơn nữa, những tai nạn lại thường hay xuất hiện trong những không gian hạn chế. Tại Quebec, là ví dụ, từ năm 1998 đến 2011, 40 ca tử vong xuất hiện trong 32 tai nạn khi làm việc trong không gian hạn chế, chiếm khoảng 4% trong tổng số các trưởng hợp tử vong trong báo cáo điều tra của Ủy ban tiêu chuẩn, công bằng, sức khỏe và làm việc an toàn (CNESST).

Quy định của Quenbec về làm việc trong không gian hạn chế liên quan tới trình độ người lao động, cách xác định nguy cơ, kiểm soát khí quyển, giám sát thâm nhập và các quy trình giải cứu. Canada có một tiêu chuẩn cho không gian làm việc hạn chế: CSA Z1006 – Quản lý Làm việc trong Những Không gian Hạn chế. Thực tế, trước khi bắt đầu làm việc trong một không gian hạn chế, một người có đủ trình độ cần phải tiến hành đánh giá rủi ro để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Mục tiêu của dự án nghiên cứu này là để góp phần phòng ngừa tai nạn tại không gian hạn chế bằng cách giúp các doanh nghiệp áp dụng những quy định hiện hành. Hai mục tiêu cụ thể là (i) nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro không gian hạn chế và xác định các vấn đề dựa trên lý thuyết và quan sát hiện trường, và (ii) phát triển một công cụ phân tích rủi ro không gian hạn chế  và phân loại nghề nghiệp phù hợp với các nhu cầu được đặt ra trong giai đoạn đầu tiên của dự án.

Phương pháp nghiên cứu bao gồm (i) rà soát tiêu chuẩn tài liệu về quản lý rủi ro không gian hạn chế, (ii) phân tích các kết quả điều tra tai nạn gây tử vong trong không gian hạn chế tại Quebec để xác định những sai sót dẫn đến tai nạn và (iii) khảo sát khoảng 15 doanh nghiệp và tổ chức có quản lý thâm nhập không gian hạn chế cho người lao động và các nhà thầu phụ của họ. Kết quả cho thấy, đầu tiên, số lượng các tai nạn tử vong có nguyên nhân liên quan đến các vấn đề kiểm soát thiết bị điện đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguy cơ cơ khí trong những không gian hạn chế. Một cách tiếp cận đa ngành vì thế sẽ là phù hợp hơn. Thứ hai, các giai đoạn ước lượng và đánh giá rủi ro ít khi được giải quyết dựa trên các tài liệu chính thức, ngoại trừ những rủi ro về khí quyển. Tài liệu này tập trung chủ yếu vào việc xác định các nguy cơ có liên quan đến làm việc trong những dạng không gian hạn chế khác nhau. Những công cụ chính để phân tích rủi ro trong các không gian hạn chế được gợi ý trong các tài liệu (ví dụ như bảng câu hỏi, ma trận rủi ro) thường không đầy đủ và không đưa vào tính toán những yếu tố cụ thể ví dụ như các đặc tính vật lý của không gian hạn chế, các điều kiện giải cứu, sự đa dạng của các nguy cơ, hoặc các điều kiện thể chất và tâm lý của người thâm nhập vào không gian đó. Hơn nữa, không có bất cứ ai trong nhóm nghiên cứu từng gặp phải các rủi ro đã được dự đoán, thay vào đó chỉ dựa trên kinh nghiệm của những người được cấp phép. Trong một vài trường hợp, phương pháp này có thể dẫn đến những đánh giá rủi ro không chính xác (ví dụ như bỏ sót hoặc đánh giá quá thấp) và có khả năng dẫn đến những biện pháp giảm thiểu rủi ro không phù hợp. Thứ ba, trong các tài liệu, khái niệm về không gian hạn chế tương đồng, với mục tiêu để làm sáng tỏ gánh nặng của phân tích rủi ro, lại không tương thích với các tiêu chuẩn đánh giá thực tế. Ý tưởng của việc phân loại các không gian hạn chế là để tạo điều kiện cho đánh giá rủi ro và trao đổi thông tin đã được mô tả trong các tài liệu, nhưng lại không được sử dụng nhiều trong thực tế. Thứ tư, các khảo sát thực tế cho thấy rằng hầu hết các quy trình giải cứu không được thử nghiệm hoặc không khả thi với các sở cứu hoả địa phương. Cuối cùng, cần chú ý rằng các tài liệu nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy trình giải cứu, tập huấn người lao động và các điều kiện cần đạt được trước khi thâm nhập vào những không gian hạn chế, nhưng lại tập trung rất ít vào thiết kế an toàn cho những không gian này, mặc dù đó là biện pháp kiểm soát rủi ro có tầm quan trọng lớn nhất.

Dựa trên cơ sở của những kết quả này và tiêu chuẩn ISO 12100 – An toàn của Thiết bị – Những nguyên tắc thiết kế chung – Đánh giá và Giảm thiểu Rủi ro, một công cụ đánh giá rủi ro gồm năm bước đã được phát triển cho các không gian hạn chế, để đáp ứng mục tiêu thứ hai của dự án. Bước 1 của công cụ bao gồm một danh sách 26 câu hỏi đóng-kết thúc với muc tiêu đánh giá những đặc điểm của không gian hạn chế, môi trường xung quanh và các điều kiện làm việc. Mục tiêu của bước 2 là mô tả quy trình tai nạn liên quan đến những rủi ro được xác định bởi người sử dụng công cụ. Bước 3 tạo điều kiện cho việc đánh giá rủi ro bằng cách sử dụng một ma trận rủi ro và tiêu chuẩn phù hợp với bối cảnh của những không gian hạn chế. Với mục tiêu này, tiêu chuẩn thiết kế của công cụ sẽ ước lượng rủi ro hiện có để đề xuất  áp dụng an toàn cho thiết bị. Bước 4 cung cấp một sơ đồ phân loại theo các nhóm và mức độ rủi ro. Cuối cùng, bước 5 bao gồm một vòng phản hồi được sử dụng để đánh giá những rủi ro tồn tại sau khi đã lựa chọn các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Công cụ có thể được sử dụng để xác định, dựa trên cơ sở của tiêu chuẩn cụ thể, bất cứ khi nào tiến hành hai nhiệm vụ trong không gian hạn chế đều có thể được xác định, cũng như xem xét để đơn giản hoá việc giảm thiểu rủi ro nếu có thể. Công cụ cũng có thể giúp ra quyết định, dựa trên cơ sở của tiêu chuẩn được xác định trước, khi công tác cứu hộ mà không cần thâm nhập là ưu tiên khả thi và khi các rủi ro tồn tại là có thể chấp nhận được. Hai mươi hai chuyên gia về không gian hạn chế đã được yêu cầu kiểm tra sự phù hợp và tính thực tiễn của công cụ. Công cụ cũng được so sánh với những dạng công cụ khác được khuyến cáo trong tài liệu hoặc bởi các doanh nghiệp để phân tích rủi ro phù hợp với công việc trong không gian hạn chế. Các đặc tính khác biệt của công cụ là (i) tính đầy đủ, phạm vi đa ngành trong việc xác định rủi ro, (ii) tiêu chí lựa chọn chi tiết để ước lượng rủi ro, (iii) khả năng ứng dụng của các kết quả phân tích rủi ro và (iv) tác động của các biện pháp giảm thiểu rủi ro không gian hạn chế theo các thông số rủi ro. Nghiên cứu đưa ra trợ giúp cho những người thiết kế, nhân viên an toàn và cứu hộ trong những nỗ lực của họ để nâng cao sức khoẻ và điều kiện làm việc an toàn cho những người lao động phải làm việc trong các không gian hạn chế. Công cụ có thể được sử dụng để thiết kế một không gian hạn chế hoặc để đánh giá một không gian hạn chế đã có sẵn.

Báo cáo: “Development of a Confined Space Risk Analysis and Work Categorization Tool” – Bản tiếng Anh (Full)

Biên dịch: Việt Thắng


(Nguồn tin: irsst.qc.ca)