Phòng ngừa stress cho người lao động làm việc trên dây chuyền lắp ráp
Làm việc trên dây chuyền lắp ráp thực hiện trong môi trường có nhiều yếu tố nguy hại, ví dụ: tiếng ồn, rung động và các hiểm hoạ do máy móc- tất cả đều là những yếu tố gây stress.
Ảnh mình họa. Nguồn: Internet
Làm việc trên dây chuyền lắp ráp thực hiện trong môi trường có nhiều yếu tố nguy hại, ví dụ: tiếng ồn, rung động và các hiểm hoạ do máy móc- tất cả đều là những yếu tố gây stress.
Có cảm giác rằng những người giám sát môi trường lao động (MTLĐ) không để tâm đến việc tạo ra một môi trường làm việc an toàn; đây cũng là một yếu tố nữa tạo ra stress. Ngoài ra, sự phát triển kỹ thuật trong sản xuất dây chuyền lắp ráp, nhất là ở các công ty lớn thường tạo ra các nhiệm vụ phức tạp làm cho NLĐ khó duy trì được tất cả các bước trong sản xuất, từ đó cũng gây nên stress.
Những điều mà NLĐ hình dung sẽ gây ra nguy cơ thì cũng sẽ tạo ra stress y như rủi ro có thực vậy. Nếu hiểm nguy đã bị loại trừ thì có thể trấn an NLĐ rằng mọi việc đã an toàn. Tuy nhiên, chỉ một nghi ngờ nhỏ cũng làm cho họ cảm thấy bất an.
Quy mô của stress đối với lao động chân tay, nhất là lao động trên dây chuyền lắp ráp có thể gây ra chi phí rất lớn. Tại Thuỵ Điển, người ta ước tính, các rối loạn cơ-xương-khớp và đau lưng gây mất chi phí còn nhiều hơn chi phí cho quân sự, vào khoảng một nửa các rối loạn dạng này là do stress.
Các biện pháp thực hành loại trừ stress cho công nhân dây chuyền lắp ráp
Dựa trên nhiều kinh nghiệm thực tế, đã soạn thảo được quyển cẩm nang hướng dẫn cách loại trừ stress cho NLĐ làm việc trên dây chuyền lắp ráp. Các biện pháp này bao gồm từ cách đối phó của NLĐ với stress, cải thiện môi trường làm việc tới thay đổi cách tổ chức công việc. Quyển cẩm nang có các chương về công tác chuẩn bị và các nội dung công việc cần thay đổi.
Sau cùng, cuốn cẩm nang cũng đưa ra hàng loạt các đặc trưng quan trọng đối với cách thức tổ chức lao động mới nhằm phòng ngừa stress, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động so với cách tổ chức lao động cũ. Các đặc trưng đó là:
* Làm việc theo nhóm, tối đa là 10 người để phát huy động lực, hỗ trợ được nhau và tăng năng suất lao động;
* Cách thức lãnh đạo mới: Người lãnh đạo phải được đào tạo, có trách nhiệm và có quyền lực; giá trị thực tế của NLĐ và phụ trách sản xuất phải được cộng vào trong sản phẩm;
* Chia sẻ mục tiêu: dựa trên quan điểm của công ty và các ảnh hưởng cũng như đóng góp của tổ, đội sản xuất trong việc đặt ra mục tiêu của công ty, đặc biệt là xem xét việc thu hẹp khoảng cách giữa ban giám đốc và NLĐ trực tiếp, vấn đề vốn dĩ tồn tại lâu nay đối với sản xuất dây chuyền;
* Tăng cường đối thoại: thông qua việc tổ chức các cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo của công ty với NLĐ (ví dụ: thông qua cuộc họp giữa lãnh đạo phụ trách các tổ, đội lao động) hay thông qua các dịp như hội nghị bàn về mục tiêu mới, các kết quả phân tích hay giới thiệu khách của các công ty ngoài đến tham quan;
* Liên tục cải tiến; Việc cải thiện trên dây chuyền lắp ráp dựa trên kỹ thuật hiện đại hoặc thiết bị mới thường dưới dạng các thay đổi lớn mà không có sự cải thiện nào giữa các đợt thay đổi. Cách thức tổ chức lao động mới dựa trên sự thay đổi cách tổ chức công việc và làm việc nhóm, ưu tiên sự cải tiến liên tục thông qua việc lôi cuốn NLĐ tham gia trong việc phát hiện và giải quyết các khúc mắc trong quá trình làm việc.
Kết luận của cuốn cẩm nang cho rằng con đường từ môi trường stress đến không stress đối với lao động lắp ráp dây chuyền là rất dài và khó khăn nhưng bù lại phần thưởng cho cả tập thể, NLĐ và quản lý cũng như tiết giảm chi phí và tăng năng suất lao động cũng bù lại những nỗ lực cho toàn công ty.
Biên dịch: P. Hải
(Nguồn tin: ilo.org)