Quản lý rủi ro do ngã tại nơi làm việc
Cách thức nhận diện các nguy cơ do ngã
Hoạt động này bao gồm việc đánh giá các khu vực nơi tiến hành công việc. Các nhiệm vụ cần đặc biệt chú ý là những nhiệm vụ được thực hiện:
– trên bất kỳ cấu trúc hay mặt bằng nào đang được xây dựng hoặc lắp đặt, phá hủy hoặc tháo dỡ, điều tra, kiểm tra, sửa chữa hoặc vệ sinh
– trên một bề mặt yếu, dễ vỡ (ví dụ tấm lợp xi-măng, mái lợp kim loại bị rỉ sét, tấm lợp bằng sợi thủy tinh và cửa sổ áp mái)
– trên một bề mặt tiềm ẩn nguy cơ không bền vững (ví dụ các khu vực tiềm ẩn sập nền đất)
– sử dụng thiết bị để làm việc trên bề mặt được nâng cao (ví dụ: khi dùng các thang nâng tự hành hoặc các loại thang di động)
– trên một mặt phẳng nghiêng hoặc trơn gây khó khăn trong việc giữ thăng bằng (ví dụ: ngói tráng men)
– gần gờ, mép mở, không được bảo vệ (ví dụ: gần giếng cầu thang chưa hoàn thiện)
– gần hố hoặc hầm mà người lao động có thể bị ngã xuống (ví dụ: các mương, rãnh, giếng thang máy …)
Thanh tra nơi làm việc
Đi xung quanh nơi làm việc và nói chuyện với người lao động để tìm ra được vị trí làm việc có thể gây tai nạn ngã. Trường hợp này có thể dùng một bảng câu hỏi điều tra. Những nội dung chủ yếu cần tìm hiểu bao gồm:
– bề mặt:
+ vững, ổn định, yếu hay dễ nứt vỡ
+ tiền ẩn nguy cơ chơn trượt, ví dụ: các bề mặt ẩm ướt hoặc láng bóng
+ sự an toàn chuyển động của người lao động tại nơi các bề mặt thay đổi
+ sức bền hoặc khả năng trợ tải
+ độ nghiêng của bề mặt làm việc, ví dụ: tại nơi các bề mặt vượt quá 7o
– mặt bằng: nơi các mặt bằng thay đổi và người lao động có nguy cơ ngã từ một mặt bằng này xuống một mặt bằng khác
– cấu trúc: độ ổn định của các cấu trúc tạm thời hoặc kiên cố
– mặt đất: độ bằng phẳng và ổn định của mặt đất để hỗ trợ sự an toàn cho việc dựng giàn giáo hoặc một bề mặt để làm việc
– khu vực làm việc: đông người hay ồn ào
– lối ra vào từ khu vực làm việc
– bảo vệ các gờ, mép đối với các gờ, mép sàn mở, các mặt bằng làm việc, lối đi, tường hoặc mái nhà
– các hốc, lối lên xuống hầm hoặc các hố, rãnh đào – là những vị trí yêu cầu phải bảo vệ
– tay gạt – những nơi có thể bị mất tay gạt
Trong một số tình huống, cần có những tư vấn từ các nhà chuyên môn về kỹ thuật như: kỹ sư cấu trúc, để kiểm tra độ bền vững của các cấu trúc hoặc khả năng chịu tải.
Hồi cứu thông tin sẵn có, bao gồm cả những ghi chép về sự cố
Cần kiểm tra các ghi chép về những chấn thương xảy ra trước đó và những vụ việc “gần xảy ra” sự cố liên quan đến tai nạn do ngã.
Thông tin và tư vấn về các nguy cơ và rủi ro do ngã liên quan đến các ngành sản xuất và các hoạt động công việc đặc thù đều sẵn có, có thể tham khảo từ các nhà xây dựng luật pháp, các hiệp hội công nghiệp, các liên đoàn, các nhà chuyên môn về kỹ thuật và các nhà tư vấn về an toàn.
Cách đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro sẽ giúp bạn xác định được:
– điều gì có thể xảy ra nếu nảy sinh một vụ tai nạn do ngã và tình huống này sẽ xảy ra như thế nào
– rủi ro nguy hiểm đến mức nào
– các biện pháp kiểm soát hiện có liệu có phát huy tác dụng
– bạn phải làm gì để kiểm soát được rủi ro
– mức độ cấp thiết để có hành động cần thiết
Việc đánh giá rủi ro là không cần thiết nếu bạn đã biết rõ được rủi ro đó là gì và cách thức kiểm soát nó.
Khi tiến hành đánh giá các rủi ro nảy sinh từ từng trường hợp ngã, cần lưu ý tới những vấn đề sau:
– thiết kế và bố cục của các khu vực làm việc được nâng lên cao bao gồm cả khoảng cách khi một cú ngã có thể xảy ra
– số lượng và sự di chuyển của tất cả mọi người tại nơi làm việc
– độ tiếp cận của những người lao động với các khu vực không an toàn, nơi các vật nặng được đặt trên những khu vực làm việc được nâng lên cao (ví dụ: sàn bốc hàng) và tại nơi công việc được thực hiện phía bên trên người lao động và xuất hiện rủi ro nếu có vật nào đó rơi xuống
– thanh kiểm tra và bảo dưỡng đầy đủ nhà máy và trang thiết bị (ví dụ: giàn giáo)
– chiếu sáng phù hợp để có tầm nhìn quang đãng
– điều kiện thời tiết – sự xuất hiện của mưa, gió, quá nóng hoặc lạnh có thể gây ra các điều kiện dễ trơn trượt hoặc không vững chắc
– giầy dép và quần áo phù hợp với các điều kiện
– sự phù hợp và điều kiện liên quan đến các loại thang bao gồm cả vị trí và cách sử dụng
– sự phù hợp của kiến thức và hoạt động huấn luyện hiện có để tiến hành công việc an toàn (ví dụ: những lao động trẻ, mới vào làm và chưa có kinh nghiệm có thể chưa quen với nhiệm vụ công việc)
– các quy trình phù hợp dành cho mọi tình huống khẩn cấp tiềm ẩn.
Đánh giá rủi ro chung
Nếu bạn chịu trách nhiệm tại một số khu vực làm việc khác nhau hoặc vị trí làm việc khác nhau nơi các nguy cơ ngã tương tự như nhau, thì bạn có thể tiến hành một đánh giá rủi ro riêng lẻ (hoặc đánh giá chung). Tuy nhiên, cần tiến hành thực hiện đánh giá rủi ro nếu có khả năng một người lao động nào đó có thể bị phơi nhiễm với các rủi ro lớn hơn hoặc rủi ro khác.
Cách kiểm soát rủi ro
Có một số cách để kiểm soát được các rủi ro do ngã. Một số biện pháp kiểm soát thật sự đem lại hiệu quả. Các biện pháp này có thể được sắp xếp theo cấp bậc về mức độ bảo vệ cho đến độ tin cậy từ mức cao nhất đến thấp nhất. Thứ tự sắp xếp này được gọi là cấp bậc kiểm soát. Luật về sức khỏe và an toàn lao động (WHS Regulations) yêu cầu những người có trách nhiệm làm việc thông qua cấp bậc này lựa chọn biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất nhằm xóa bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro xảy ra trong các tình huống. Việc làm này có thể bao gồm một biện pháp kiểm soát đơn lẻ hoặc sự kết hợp của hai hay nhiều biện pháp khác nhau.
Trong hoạt động quản lý các rủi ro do ngã, Luật về sức khỏe và an toàn lao động yêu cầu phải triển khai những biện pháp kiểm soát cụ thể sau đây, tại nơi thực sự phù hợp để tiến hành áp dụng:
1. Có thể tránh nhu cầu làm việc trên cao để loại bỏ rủi ro do ngã không?
– Tiến hành bất kỳ công việc gì bao gồm cả nguy cơ ngã trên mặt đất
2. Tai ngạn do ngã có thể được phòng tránh bằng cách làm việc trên cấu trúc vững chắc không?
– Một tòa nhà hay một cấu trúc được sử dụng như một nơi làm việc đang tồn tại và bao gồm lối ra vào mà từ đó không có rủi ro nào liên quan đến việc ngã từ mặt bằng này xuống mặt bằng khác, ví dụ: các cầu thang được xây dựng chính xác với các thanh tay vịn cố định, mái bằng có lan can hoặc các thanh bảo vệ lắp đặt vĩnh cửu ở phần rìa.
3. Rủi ro do ngã có thể được giảm thiểu bằng cách cung cấp và duy trì một hệ thống làm việc an toàn? Bao gồm:
– Cung cấp thiết bị phòng ngừa tai nạn do ngã (ví dụ: lắp đặt các thanh chắn bảo vệ), nếu việc làm này là phù hợp hoặc
– Cung cấp một hệ thống định vị công việc (ví dụ: một hệ thống tiếp cận bằng dây công nghiệp) trong trường hợp việc bố trí thiết bị phòng ngừa tai nạn do ngã là không khả thi
– Cung cấp hệ thống bảo vệ khi xảy ra tai nạn do ngã, điều này đã được thực hiện từ trước đến nay, nếu việc bố trí thiết bị phòng ngừa tai nạn do ngã hoặc hệ thống định vị công việc là không khả thi.
Trong một số trường hợp, cần thiết phải kết hợp một số biện pháp kiểm soát như sử dụng bộ đai an toàn khi đang làm việc trên một xe nâng tự hành.
Các biện pháp kiểm soát là cần thiết tại nơi có rủi ro chấn thương không kể đến trường hợp ngã cao. Đối với các trường hợp ngã ở độ cao thấp, bạn nên đánh giá rủi ro và cung cấp các biện pháp khả thi phản ánh được rủi ro. Ví dụ, có thể có rủi ro gây ra chấn thương cho người lao động đứng trên một mặt bằng hẹp cao 1,7m gần một dây chuyền sản xuất, ở vị trí này họ phải làm việc với phần lưng quay vào mép của mặt bằng mở hoặc có rủi ro ngã lên một bề mặt không bằng phẳng với các mép sắc nhọn hoặc gờ nhô ra. Trong tình huống này, có thể lắp đặt một thanh bảo vệ dọc theo mép của mặt bằng đó.
Đôi khi, việc bố trí lắp đặt thanh bảo vệ là không khả thi, ví dụ như ở các sân ga hoặc các hố kiểm tra kỹ thuật phương tiện. Các hệ thống an toàn lao động khác nhằm đem lại mức độ bảo vệ phù hợp cần được triển khai, ví dụ như các vạch sơn sáng màu cho các gờ, cạnh được chỉ định.
Làm việc kéo dài và tần xuất cao thường yêu cầu các biện pháp kiểm soát cao hơn trong thang cấp bậc để đưa ra biện pháp bảo vệ phù hợp, ví dụ như sử dụng giàn giáo lưu động thay cho thang.
Bạn cũng cần bảo đảm rằng các biện pháp kiểm soát không tạo ra những rủi ro mới như: các rủi ro về điện từ việc tiếp xúc với các đường dây điện phía trên cao…
Triển khai và duy trì các biện pháp kiểm soát
Bạn phải đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát được triển khai mang lại hiệu quả. Điều này bao gồm việc kiểm tra xem các biện pháp kiểm soát có phù hợp với mục đích; phù hợp với tính chất và thời gian tiến hành công việc; được lắp đặt và sử dụng một cách chính xác.
Để lựa chọn được những biện pháp kiểm soát phù hợp đạt hiệu quả, bạn cần:
* Phát triển các quy trình làm việc liên quan đến cách thức lắp đặt, sử dụng và duy trì chính xác biện pháp kiểm soát
Các quy trình cần bao gồm một chương trình có kế hoạch thanh tra và duy trì cụ thể dành cho các biện pháp kiểm soát. Chế độ thanh tra cần bao gồm các chi tiết sau:
– Thiết bị được thanh tra (có tính đến cả đặc điểm đặc biệt của thiết bị)
+ Tần xuất và hình thức kiểm tra (kiểm tra trước khi sử dụng, các hoạt động kiểm tra chi tiết)
+ Tìm ra thiết bị hư hỏng
+ Phương tiện ghi chép lại các hoạt động kiểm tra
+ Tập huấn cho người sử dụng
+ Hệ thống kiểm tra chế độ thanh tra để xác nhận sự phù hợp của các hoạt động kiểm tra
– Nhà sản xuất và/hoặc nhà cung cấp thiết bị cần tham vấn về các yêu cầu đặc biệt đối với từng thiết bị. Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện ra bất kỳ sự cố nào, thì các bộ phận của thiết bị và phụ tùng của phương tiện tiến hành thanh tra đều phải được rút bỏ khỏi quá trình sử dụng cho tới khi được thay thế bằng các phụ tùng khác có chức năng hoạt động chính xác.
* Cung cấp thông tin, huấn luyện và hướng dẫn cho người lao động, bao gồm các quy trình dành cho tình huống khẩn cấp và cứu hộ. Bạn cũng cần bao quát cả:
– dạng thức của các biện pháp kiểm soát được sử dụng để phòng ngừa tai nạn do ngã
– quy trình báo cáo các nguy cơ và sự cố do ngã
– sự lựa chọn chính xác, phù hợp, sử dụng, chăm sóc, thanh kiểm tra, bảo dưỡng và cất giữ thiết bị phòng ngừa và hạn chế tai nạn do ngã
– việc sử dụng chính xác công cụ và thiết bị dùng trong công việc (ví dụ: sử dụng thắt lưng đeo đồ nghề thay vì phải cầm theo các công cụ)
– các biện pháp kiểm soát đối với những nguy cơ tiềm ẩn khác (ví dụ: các nguy cơ về điện).
* Cung cấp các hoạt động giám sát bằng việc đảm bảo người lao động phơi nhiễm với các rủi ro do ngã được giám sát phù hợp bởi người có thẩm quyền, đặc biệt nếu họ đang tham dự tập huấn hoặc chưa quen với môi trường làm việc. Kiểm tra:
– chỉ những người lao động đã được đào tạo và chỉ dẫn liên quan đến hệ thống công việc được phép tiến hành công việc
– những người lao động áp dụng đúng cách biện pháp kiểm soát tai nạn do ngã.
Cách rà soát các biện pháp kiểm soát
Các biện pháp kiểm soát được áp dụng để phòng ngừa tai nạn do ngã phải được tiến hành rà soát, và trong trường hợp được rà soát thì phải đảm bảo các biện pháp này hoạt động đúng theo kế hoạch và duy trì được môi trường không rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn.
Một người đang tiến hành hoặc đảm trách một công việc phải rà soát và kiểm tra lại những biện pháp kiểm soát tai nạn do ngã:
– Khi biện pháp kiểm soát không kiểm soát được rủi ro trong phạm vi có thể thực hiện được
– Trước khi tiến hành một sự thay đổi tại nơi làm việc và thay đổi này có thể sẽ làm nảy sinh những rủi ro mới về sức khỏe và sự an toàn của người lao động thì biện pháp kiểm soát được áp dụng chưa phát huy được hiểu quả
– Nếu một nguy cơ hay rủi ro mới được nhận diện
– Nếu kết quả tham vấn cho thấy việc rà soát là cần thiết
– Nếu đại diện về sức khỏe và an toàn yêu cầu tiến hành rà soát.
Các biện pháp kiểm soát có thể được rà soát bằng cách sử dụng các biện pháp tương tự như các bước nhận diện rủi ro đầu tiên.
Tham vấn người lao động và các đại diện sức khỏe và an toàn của họ đồng thời xem xét các vấn đề sau:
– Các biện pháp kiểm soát có phát huy hiệu quả cả về mặt thiết kế lẫn vận hành không?
– Tất cả các nguy cơ tai nạn do ngã có được nhận diện không?
– Người lao động có sử dụng các biện pháp kiểm soát theo chỉ dẫn và được tập huấn không?
(Nguồn tin: safeworkaustralia.gov.au)